Fitch: “Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP”
Có nhiều yếu tố được Fitch đánh giá là tích cực đối với mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam
Bộ Tài chính cho biết, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch vừa công bố giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB-/B, triển vọng “ổn định”.
Mức xếp hạng này không thay đổi so với mức xếp hạng do Fitch đã công bố vào tháng 10/2015.
Các yếu tố được Fitch đánh giá là tích cực đối với mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam bao gồm: tình hình kinh tế vĩ mô khả quan, triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung hạn, FDI tăng trưởng mạnh tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng được Fitch đánh giá là có những dấu hiệu chuyển biến tích cực với việc cải thiện chất lượng tài sản, tính thanh khoản và điều kiện cấp tín dụng. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự phục hồi của thị trường bất động sản đã làm giảm tốc độ hình thành nợ xấu.
Ngoài ra, Fitch cho rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi hiệp định được chính thức thông qua, sẽ tác động tích cực đối với triển vọng phát triển của Việt Nam cũng như hỗ trợ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và quá trình tự do hóa thương mại.
Tuy nhiên, Fitch cho rằng trong trường hợp Chính phủ ngừng áp dụng các chính sách nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát hoặc giảm quy mô dự trữ ngoại hối sẽ là các yếu tố để Fitch thay đổi triển vọng tín nhiệm của Việt Nam xuống mức “tiêu cực”.
Bộ Tài chính cho biết, các yếu tố nêu trên đã được Chính phủ, Quốc hội xem xét, cân nhắc và đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
Mức xếp hạng này không thay đổi so với mức xếp hạng do Fitch đã công bố vào tháng 10/2015.
Các yếu tố được Fitch đánh giá là tích cực đối với mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam bao gồm: tình hình kinh tế vĩ mô khả quan, triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung hạn, FDI tăng trưởng mạnh tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng được Fitch đánh giá là có những dấu hiệu chuyển biến tích cực với việc cải thiện chất lượng tài sản, tính thanh khoản và điều kiện cấp tín dụng. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự phục hồi của thị trường bất động sản đã làm giảm tốc độ hình thành nợ xấu.
Ngoài ra, Fitch cho rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi hiệp định được chính thức thông qua, sẽ tác động tích cực đối với triển vọng phát triển của Việt Nam cũng như hỗ trợ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và quá trình tự do hóa thương mại.
Tuy nhiên, Fitch cho rằng trong trường hợp Chính phủ ngừng áp dụng các chính sách nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát hoặc giảm quy mô dự trữ ngoại hối sẽ là các yếu tố để Fitch thay đổi triển vọng tín nhiệm của Việt Nam xuống mức “tiêu cực”.
Bộ Tài chính cho biết, các yếu tố nêu trên đã được Chính phủ, Quốc hội xem xét, cân nhắc và đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020.