FPT và Thủ Đức công bố thông tin chưa rõ ràng?
Nhiều nhà đầu tư cho rằng những thông tin về kết quả kinh doanh của hai công ty này chưa rõ ràng và không thể hiểu nổi
Nhiều nhà đầu tư cho rằng những thông tin về kết quả kinh doanh của hai công ty này chưa rõ ràng và không thể hiểu nổi.
Ngày 20/1, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ FPT công bố kết quả tóm tắt hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 (chưa kiểm toán) với mức tăng trưởng rất cao:
- Doanh thu thuần đạt 11.693 tỷ đồng, tăng 42,4% so năm 2005, trong đó doanh số phần mềm dịch vụ đạt 1.287 tỷ đồng, tăng 84,41% và doanh số phần cứng đạt 10.406 tỷ đồng, tăng 38,5%;
- Lãi sau thuế 609 tỷ đồng, tăng 77,01%, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ là 450 tỷ đồng, tăng 60,51% so năm 2005, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ/vốn điều lệ bình quân là 80%, bình quân lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ/1 cổ phiếu là 8.004 đồng, nộp ngân sách 1.284 tỷ đồng, tăng 58,8%;
- Số lượng nhân viên ngày 31/12/2006 là 7.008 người, tăng 41,6% so với năm 2005.
Điều đáng lưu ý là doanh thu phần mềm dịch vụ của FPT năm 2006 tăng mạnh (gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng doanh thu phần cứng) đã làm cho tỷ trọng doanh thu phần mềm dịch vụ tăng từ 8,5% năm 2005 lên 11% trong tổng doanh thu năm 2006.
Một số nhà đầu tư thắc mắc, FPT công bố thông tin quá ít, chỉ đưa ra vài thông tin tóm tắt nên nhà đầu tư không thể biết được doanh thu, lãi hay lỗ của 5 công ty con, 3 chi nhánh, 1 trường đại học và 5 trung tâm chức năng đào tạo.
Hơn nữa, FPT cũng vừa công bố thông tin là đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 cho toàn bộ công ty mẹ và các công ty con với Công ty KPMG, một trong 4 tập đoàn cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tính thuế hàng đầu thế giới, tại sao FPT không công bố cho các nhà đầu tư biết năm 2006 công ty kiểm toán nào, trong nước hay nước ngoài thực hiện kiểm toán cho tất cả các thành viên trong “gia đình FPT”?
Theo thông tin do FPT công bố thì lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2006 là 450 tỷ đồng, và như vậy, 14 thành viên khác của FPT lãi chỉ có 85 tỷ đồng. Nhà đầu tư thắc mắc, trong 14 “công ty con” của FPT có thành viên nào bị lỗ trong năm 2006, nếu có tại sao FPT không công bố công khai?
Một số nhà đầu tư còn thắc mắc, theo quy định, trong quý I/2007, FPT sẽ phải công bố công khai, chi tiết bản báo cáo tài chính năm 2006 đã có kiểm toán cho các cổ đông và nhà đầu tư. Nếu lúc đó, những chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 chưa được kiểm toán cao hơn nhiều chỉ tiêu đã được kiểm toán và trong số 14 “công ty con” của FPT có một số bị thua lỗ trong năm 2006, thì FPT có chịu trách nhiệm gì không?
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm dự báo, nếu giá cổ phiếu FPT tiếp tục tăng trần trong hai tháng tới, những nhà đầu tư nào mua vào cổ phiếu FPT với giá cao trong tháng 2 và 3/2007 có thể sẽ bị thua lỗ nặng, do giá cổ phiếu FPT rớt rất nhanh sau khi FPT công bố bản báo cáo tài chính năm 2006 đã có kiểm toán, với những con số không “sáng sủa” như những thông tin (chưa được kiểm toán) mà FPT vừa công bố.
Ngày 23/1, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (mã chứng khoán là TDH) công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chưa kiểm toán quý IV/2006, với những con số gây “sốc” cho nhiều nhà đầu tư (số liệu đã được làm tròn).
Theo đó, quý IV/2006, công ty đạt tổng doanh thu 35,947 tỷ đồng, sụt mạnh so với 101,767 tỷ đồng của quý IV/2005, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng giảm mạnh từ 8,87 tỷ đồng (quý IV/2005) xuống còn 5,819 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận khác của công ty lại tăng vọt, từ 2,392 tỷ đồng (quý IV/2005) lên tới 48,574 tỷ đồng, gấp hơn 20 lần quý IV/2005 làm cho lợi nhuận sau thuế cũng tăng vọt từ 9,898 tỷ đồng lên 48,145 tỷ đồng, cao hơn cả tổng doanh thu tới gần 13 tỷ đồng.
Công ty không hề có một lời giải thích cho các nhà đầu tư biết khoản “lợi nhuận khác” gồm những khoản gì, từ đâu tới hay là từ “trên trời rơi xuống”. Trong khi đó, quý IV/2005, công ty bị lỗ hơn 38 triệu đồng trong các công ty liên kết, liên doanh mà Thủ Đức có tham gia góp vốn, còn quý IV/2006 chưa có số liệu công bố về khoản lỗ lãi này.
Một số nhà đầu tư “bật mí” cho biết, những thông tin này đã được tung ra thị trường từ thứ bảy tuần trước làm cho rất nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia mua bán cổ phiếu đổ xô vào mua TDH, phiên 23/1, số lượng đặt mua gấp 3 lần phiên trước, lên tới 308.920 cổ phiếu, giá đóng cửa tăng lên mức trần là 210.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày 20/1, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ FPT công bố kết quả tóm tắt hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 (chưa kiểm toán) với mức tăng trưởng rất cao:
- Doanh thu thuần đạt 11.693 tỷ đồng, tăng 42,4% so năm 2005, trong đó doanh số phần mềm dịch vụ đạt 1.287 tỷ đồng, tăng 84,41% và doanh số phần cứng đạt 10.406 tỷ đồng, tăng 38,5%;
- Lãi sau thuế 609 tỷ đồng, tăng 77,01%, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ là 450 tỷ đồng, tăng 60,51% so năm 2005, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ/vốn điều lệ bình quân là 80%, bình quân lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ/1 cổ phiếu là 8.004 đồng, nộp ngân sách 1.284 tỷ đồng, tăng 58,8%;
- Số lượng nhân viên ngày 31/12/2006 là 7.008 người, tăng 41,6% so với năm 2005.
Điều đáng lưu ý là doanh thu phần mềm dịch vụ của FPT năm 2006 tăng mạnh (gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng doanh thu phần cứng) đã làm cho tỷ trọng doanh thu phần mềm dịch vụ tăng từ 8,5% năm 2005 lên 11% trong tổng doanh thu năm 2006.
Một số nhà đầu tư thắc mắc, FPT công bố thông tin quá ít, chỉ đưa ra vài thông tin tóm tắt nên nhà đầu tư không thể biết được doanh thu, lãi hay lỗ của 5 công ty con, 3 chi nhánh, 1 trường đại học và 5 trung tâm chức năng đào tạo.
Hơn nữa, FPT cũng vừa công bố thông tin là đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 cho toàn bộ công ty mẹ và các công ty con với Công ty KPMG, một trong 4 tập đoàn cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tính thuế hàng đầu thế giới, tại sao FPT không công bố cho các nhà đầu tư biết năm 2006 công ty kiểm toán nào, trong nước hay nước ngoài thực hiện kiểm toán cho tất cả các thành viên trong “gia đình FPT”?
Theo thông tin do FPT công bố thì lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2006 là 450 tỷ đồng, và như vậy, 14 thành viên khác của FPT lãi chỉ có 85 tỷ đồng. Nhà đầu tư thắc mắc, trong 14 “công ty con” của FPT có thành viên nào bị lỗ trong năm 2006, nếu có tại sao FPT không công bố công khai?
Một số nhà đầu tư còn thắc mắc, theo quy định, trong quý I/2007, FPT sẽ phải công bố công khai, chi tiết bản báo cáo tài chính năm 2006 đã có kiểm toán cho các cổ đông và nhà đầu tư. Nếu lúc đó, những chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 chưa được kiểm toán cao hơn nhiều chỉ tiêu đã được kiểm toán và trong số 14 “công ty con” của FPT có một số bị thua lỗ trong năm 2006, thì FPT có chịu trách nhiệm gì không?
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm dự báo, nếu giá cổ phiếu FPT tiếp tục tăng trần trong hai tháng tới, những nhà đầu tư nào mua vào cổ phiếu FPT với giá cao trong tháng 2 và 3/2007 có thể sẽ bị thua lỗ nặng, do giá cổ phiếu FPT rớt rất nhanh sau khi FPT công bố bản báo cáo tài chính năm 2006 đã có kiểm toán, với những con số không “sáng sủa” như những thông tin (chưa được kiểm toán) mà FPT vừa công bố.
Ngày 23/1, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (mã chứng khoán là TDH) công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chưa kiểm toán quý IV/2006, với những con số gây “sốc” cho nhiều nhà đầu tư (số liệu đã được làm tròn).
Theo đó, quý IV/2006, công ty đạt tổng doanh thu 35,947 tỷ đồng, sụt mạnh so với 101,767 tỷ đồng của quý IV/2005, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng giảm mạnh từ 8,87 tỷ đồng (quý IV/2005) xuống còn 5,819 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận khác của công ty lại tăng vọt, từ 2,392 tỷ đồng (quý IV/2005) lên tới 48,574 tỷ đồng, gấp hơn 20 lần quý IV/2005 làm cho lợi nhuận sau thuế cũng tăng vọt từ 9,898 tỷ đồng lên 48,145 tỷ đồng, cao hơn cả tổng doanh thu tới gần 13 tỷ đồng.
Công ty không hề có một lời giải thích cho các nhà đầu tư biết khoản “lợi nhuận khác” gồm những khoản gì, từ đâu tới hay là từ “trên trời rơi xuống”. Trong khi đó, quý IV/2005, công ty bị lỗ hơn 38 triệu đồng trong các công ty liên kết, liên doanh mà Thủ Đức có tham gia góp vốn, còn quý IV/2006 chưa có số liệu công bố về khoản lỗ lãi này.
Một số nhà đầu tư “bật mí” cho biết, những thông tin này đã được tung ra thị trường từ thứ bảy tuần trước làm cho rất nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia mua bán cổ phiếu đổ xô vào mua TDH, phiên 23/1, số lượng đặt mua gấp 3 lần phiên trước, lên tới 308.920 cổ phiếu, giá đóng cửa tăng lên mức trần là 210.000 đồng/cổ phiếu.