FTA với Mỹ: Thách thức và cơ hội cho Hàn Quốc
FTA vừa được ký với Mỹ sẽ mang đến cho Hàn Quốc nhiều cơ hội về kinh tế, thương mại và cả không ít những thách thức
Sau gần 10 tháng đàm phán căng thẳng, ngày 2/4, Hàn Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Đây là bước ngoặt lớn của thương mại Hàn Quốc, mở ra triển vọng cho nước này tăng xuất khẩu sang Mỹ 15%, nhưng cũng đặt nền kinh tế Hàn Quốc trước không ít thách thức, đặc biệt là với lĩnh vực nông nghiệp.
Ngay sau khi FTA với Mỹ được ký kết, đêm 2/4, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã có bài phát biểu đặc biệt trước công chúng và khẳng định, thông qua FTA, các mặt hàng của Hàn Quốc có thể đảm bảo ưu thế về giá cạnh tranh tại thị trường Mỹ.
Ông đồng thời nhấn mạnh, doanh nghiệp Hàn Quốc cũng sẽ đứng trước những thách thức mới.
Tạo đà tăng trưởng thương mại
Tác động của thỏa thuận này đối với Hàn Quốc khá lớn vì Mỹ là thị trường lớn thứ ba của Hàn Quốc. Sau khi FTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại song phương có thể tăng 20% so với 74 tỷ USD năm ngoái.
Mặt khác, GDP của Hàn Quốc có thể tăng 2,3%, xuất khẩu của nước này sang Mỹ sẽ tăng 15%, tương đương 7,1 tỷ USD. Ngoài ra, hàng xuất khẩu có thể vượt qua nhiều rào cản thương mại, nhất là thuế chống phá giá.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Kim Huyn Chong nhấn mạnh, thỏa thuận này không chỉ mang lại lợi ích chiến lược kinh tế mà còn góp phần tăng cường liên minh quân sự, an ninh giữa hai nước.
Sau khi có tin hai bên đã đạt được thoả thuận, chỉ số chứng khoán tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI) tăng 0,69%.
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun cũng hoan nghênh kết quả đàm phán và coi đây là cơ hội để tăng sức cạnh tranh, sự năng động của kinh tế Hàn Quốc. Việc ký các thỏa thuận FTA với các đối tác, nhất là Mỹ và Hiệp hội các nước ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của ông.
Trong khi đó, với Mỹ, đây là thỏa thuận tự do hóa thương mại lớn nhất trong 15 năm qua, kể từ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994.
FTA với Mỹ tạo ra bước ngặt lịch sử tạo đà để Hàn Quốc tiếp tục vươn lên vị trí cường quốc thương mại thế giới. Năm ngoái, Hàn Quốc đã tạo nên huyền thoại, lần đầu tiên xuất khẩu vượt mức 320 USD, đứng thứ 11 thế giới.
Đầu năm nay, lĩnh vực xuất khẩu cũng đã và đang khởi sắc. Bất chấp việc đồng Won tăng giá và kinh tế thế giới suy giảm, xuất khẩu Hàn Quốc trong 14 tháng qua đã liên tục duy trì được tỷ lệ tăng trưởng hai con số.
Theo hãng tin KBS, giá trị xuất khẩu trong tháng 3 vừa qua đã tăng 14% so với cùng thời gian năm ngoái đạt 30,6 tỷ USD; nhập khẩu trong tháng 3 tăng 12% đạt 29,09 tỷ USD.
Theo đó, xuất khẩu trong quý 1 năm nay đã tăng 15% so với năm ngoái đạt 84,98 tỷ USD, nhập khẩu tăng 13% đạt 81,99 tỷ USD, và thặng dư cán cân mậu dịch tăng 123% so với cùng kỳ, đạt 2,99 tỷ USD.
Tiếp tục đối phó với những thách thức
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng sẽ phải chấp nhận nhiều thách thức sau khi thực thi FTA với Mỹ.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại-Công nghiệp-Năng lượng Hàn Quốc, hàng hóa rẻ từ Mỹ có thể khiến Hàn Quốc mất 130.000 việc làm và hàng tỷ USD doanh thu trong nhiều lĩnh vực.
Trong đó, nông nghiệp đặc biệt là những mặt hàng nhạy cảm như gạo, thịt bò, bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây chính là lý do khiến Hiệp định này sẽ gặp khó khăn khi trình Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào tháng 9 tới.
Làn sóng phản đối FTA đã lan rộng với quy mô lớn tại Hàn Quốc trong những ngày diễn ra đàm phán. Khoảng 7.500 người đã biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Seoul, vì họ lo ngại hàng nhập khẩu ồ ạt từ Mỹ sẽ gây phương hại cho ngành nông nghiệp và nhiều người Hàn Quốc mất việc làm.
Viện Nghiên cứu kinh tế nông thôn Hàn Quốc dự đoán nông dân Hàn Quốc sẽ mất khoảng 130.000 việc làm và 2.000 tỷ Won (2 tỷ USD) thiệt hại sau khi ký FTA.
Các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc cho rằng, dù trên đà phát triển tốt, thương mại Hàn Quốc đang đứng trước không ít khó khăn.
Môi trường thương mại sẽ xấu đi là điều rất đáng lo ngại. Mối liên hệ giữa Hàn Quốc và các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới còn rất yếu kém, vì Hàn Quốc là quốc gia có nền thương mại mô hình độc lập theo kiểu cô lập.
Sự bất ổn của hệ thống WTO và chủ nghĩa khu vực ngày càng trở nên sâu sắc đã trở thành mối đe dọa lớn đối với thương mại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, xu hướng đồng Won tiếp tục tăng giá cũng đang làm giảm tốc độ tăng của xuất khẩu.
Sự rượt đuổi của các doanh nghiệp Trung Quốc với một tốc độ đáng sợ cũng đã ảnh hưởng vị thế toàn cầu của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Vì vậy, Hàn Quốc cần phải hình thành một thị trường thương mại rộng lớn và tự do hơn nữa.
Sau khi ký FTA với Mỹ, Hàn Quốc sẽ đàm phán ký kết FTA với EU và các nước ASEAN. Đây là chiến lược của Chính phủ nhằm thay đổi môi trường thương mại theo hướng giành cho nhau những đặc quyền thông qua các hiệp định thương mại song phương để giảm các va chạm mậu dịch hay các ràng buộc của quốc tế đối với doanh nghiệp Hàn Quốc.
Trong trường hợp Hàn Quốc ký kết FTA với các nước, thì tỷ trọng xuất khẩu trong khu vực có thể tăng lên tới 40% và trong tương lai có khả năng sẽ trở thành một trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Đây là bước ngoặt lớn của thương mại Hàn Quốc, mở ra triển vọng cho nước này tăng xuất khẩu sang Mỹ 15%, nhưng cũng đặt nền kinh tế Hàn Quốc trước không ít thách thức, đặc biệt là với lĩnh vực nông nghiệp.
Ngay sau khi FTA với Mỹ được ký kết, đêm 2/4, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã có bài phát biểu đặc biệt trước công chúng và khẳng định, thông qua FTA, các mặt hàng của Hàn Quốc có thể đảm bảo ưu thế về giá cạnh tranh tại thị trường Mỹ.
Ông đồng thời nhấn mạnh, doanh nghiệp Hàn Quốc cũng sẽ đứng trước những thách thức mới.
Tạo đà tăng trưởng thương mại
Tác động của thỏa thuận này đối với Hàn Quốc khá lớn vì Mỹ là thị trường lớn thứ ba của Hàn Quốc. Sau khi FTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại song phương có thể tăng 20% so với 74 tỷ USD năm ngoái.
Mặt khác, GDP của Hàn Quốc có thể tăng 2,3%, xuất khẩu của nước này sang Mỹ sẽ tăng 15%, tương đương 7,1 tỷ USD. Ngoài ra, hàng xuất khẩu có thể vượt qua nhiều rào cản thương mại, nhất là thuế chống phá giá.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Kim Huyn Chong nhấn mạnh, thỏa thuận này không chỉ mang lại lợi ích chiến lược kinh tế mà còn góp phần tăng cường liên minh quân sự, an ninh giữa hai nước.
Sau khi có tin hai bên đã đạt được thoả thuận, chỉ số chứng khoán tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI) tăng 0,69%.
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun cũng hoan nghênh kết quả đàm phán và coi đây là cơ hội để tăng sức cạnh tranh, sự năng động của kinh tế Hàn Quốc. Việc ký các thỏa thuận FTA với các đối tác, nhất là Mỹ và Hiệp hội các nước ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của ông.
Trong khi đó, với Mỹ, đây là thỏa thuận tự do hóa thương mại lớn nhất trong 15 năm qua, kể từ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994.
FTA với Mỹ tạo ra bước ngặt lịch sử tạo đà để Hàn Quốc tiếp tục vươn lên vị trí cường quốc thương mại thế giới. Năm ngoái, Hàn Quốc đã tạo nên huyền thoại, lần đầu tiên xuất khẩu vượt mức 320 USD, đứng thứ 11 thế giới.
Đầu năm nay, lĩnh vực xuất khẩu cũng đã và đang khởi sắc. Bất chấp việc đồng Won tăng giá và kinh tế thế giới suy giảm, xuất khẩu Hàn Quốc trong 14 tháng qua đã liên tục duy trì được tỷ lệ tăng trưởng hai con số.
Theo hãng tin KBS, giá trị xuất khẩu trong tháng 3 vừa qua đã tăng 14% so với cùng thời gian năm ngoái đạt 30,6 tỷ USD; nhập khẩu trong tháng 3 tăng 12% đạt 29,09 tỷ USD.
Theo đó, xuất khẩu trong quý 1 năm nay đã tăng 15% so với năm ngoái đạt 84,98 tỷ USD, nhập khẩu tăng 13% đạt 81,99 tỷ USD, và thặng dư cán cân mậu dịch tăng 123% so với cùng kỳ, đạt 2,99 tỷ USD.
Tiếp tục đối phó với những thách thức
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng sẽ phải chấp nhận nhiều thách thức sau khi thực thi FTA với Mỹ.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại-Công nghiệp-Năng lượng Hàn Quốc, hàng hóa rẻ từ Mỹ có thể khiến Hàn Quốc mất 130.000 việc làm và hàng tỷ USD doanh thu trong nhiều lĩnh vực.
Trong đó, nông nghiệp đặc biệt là những mặt hàng nhạy cảm như gạo, thịt bò, bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây chính là lý do khiến Hiệp định này sẽ gặp khó khăn khi trình Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào tháng 9 tới.
Làn sóng phản đối FTA đã lan rộng với quy mô lớn tại Hàn Quốc trong những ngày diễn ra đàm phán. Khoảng 7.500 người đã biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Seoul, vì họ lo ngại hàng nhập khẩu ồ ạt từ Mỹ sẽ gây phương hại cho ngành nông nghiệp và nhiều người Hàn Quốc mất việc làm.
Viện Nghiên cứu kinh tế nông thôn Hàn Quốc dự đoán nông dân Hàn Quốc sẽ mất khoảng 130.000 việc làm và 2.000 tỷ Won (2 tỷ USD) thiệt hại sau khi ký FTA.
Các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc cho rằng, dù trên đà phát triển tốt, thương mại Hàn Quốc đang đứng trước không ít khó khăn.
Môi trường thương mại sẽ xấu đi là điều rất đáng lo ngại. Mối liên hệ giữa Hàn Quốc và các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới còn rất yếu kém, vì Hàn Quốc là quốc gia có nền thương mại mô hình độc lập theo kiểu cô lập.
Sự bất ổn của hệ thống WTO và chủ nghĩa khu vực ngày càng trở nên sâu sắc đã trở thành mối đe dọa lớn đối với thương mại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, xu hướng đồng Won tiếp tục tăng giá cũng đang làm giảm tốc độ tăng của xuất khẩu.
Sự rượt đuổi của các doanh nghiệp Trung Quốc với một tốc độ đáng sợ cũng đã ảnh hưởng vị thế toàn cầu của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Vì vậy, Hàn Quốc cần phải hình thành một thị trường thương mại rộng lớn và tự do hơn nữa.
Sau khi ký FTA với Mỹ, Hàn Quốc sẽ đàm phán ký kết FTA với EU và các nước ASEAN. Đây là chiến lược của Chính phủ nhằm thay đổi môi trường thương mại theo hướng giành cho nhau những đặc quyền thông qua các hiệp định thương mại song phương để giảm các va chạm mậu dịch hay các ràng buộc của quốc tế đối với doanh nghiệp Hàn Quốc.
Trong trường hợp Hàn Quốc ký kết FTA với các nước, thì tỷ trọng xuất khẩu trong khu vực có thể tăng lên tới 40% và trong tương lai có khả năng sẽ trở thành một trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.