G7 nêu quan điểm về tình hình biển Đông
Lãnh đạo các nước G7 đã ra tuyên bố chung về hàng loạt các vấn đề trọng tâm
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh tại Nhật Bản, các lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 27/5 đã ra tuyên bố chung, nói rằng nhóm này quan ngại về những căng thẳng leo thang trên biển ở khu vực châu Á.
Nói không với vũ lực
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này diễn ra trong bối cảnh bất ổn ngày càng tăng trong nền kinh tế thế giới vốn đang đương đầu với chủ nghĩa khủng bố, tăng trưởng kinh tế giảm tại Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác, tác động của giá dầu giảm đối với các nước sản xuất dầu mỏ, cũng như khả năng Anh rút khỏi EU sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 tới.
Kết thúc hai ngày hội nghị, lãnh đạo các nước G7 đã ra tuyên bố chung về hàng loạt các vấn đề trọng tâm, trong đó có đề cập đến vấn đề an ninh hàng hải.
Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi rất quan ngại về tình hình ở biển Hoa Đông và biển Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
Tuyên bố của G7 gồm các nước Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada cũng nhấn mạnh, các bên cần tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông và Hoa Đông.
“Bất cứ tuyên bố chủ quyền nào cũng đều phải dựa trên luật pháp quốc tế và các nước cần tránh các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để tuyên bố chủ quyền”, tuyên bố nêu rõ.
Sáng kiến kinh tế mới của G7
Cũng trong ngày làm việc cuối của hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố tuyên bố chung, trong đó có “Sáng kiến kinh tế G7 Ise-Shima” khẳng định cam kết hợp tác của các nước G7 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bản tuyên bố chung nêu rõ kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn và không đồng đều. “Tăng trưởng toàn cầu vẫn khiêm tốn và không đúng với tiềm năng, trong khi các nguy cơ tăng trưởng yếu vẫn tồn tại. Vì vậy, tăng trưởng toàn cầu là ưu tiên khẩn cấp”.
Các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết sẽ tăng cường các nỗ lực để giải quyết tình hình kinh tế hiện nay, thông qua thực hiện tất cả các phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, nhằm tránh để xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc tăng cường nỗ lực theo hướng hợp tác trong thực hiện linh hoạt các chiến lược tài chính của mình, từ đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và tăng lòng tin. Các nhà lãnh đạo cam kết tránh phá giá đồng nội tệ để tạo sự cạnh tranh, trong khi cảnh báo không áp dụng các biện pháp tỉ giá một cách bừa bãi.
Trong phát biểu thông báo kết quả hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho biết thêm các nước G7 sẽ nỗ lực mở rộng các khu vực kinh tế tự do và công bằng thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU).
Nói không với vũ lực
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này diễn ra trong bối cảnh bất ổn ngày càng tăng trong nền kinh tế thế giới vốn đang đương đầu với chủ nghĩa khủng bố, tăng trưởng kinh tế giảm tại Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác, tác động của giá dầu giảm đối với các nước sản xuất dầu mỏ, cũng như khả năng Anh rút khỏi EU sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 tới.
Kết thúc hai ngày hội nghị, lãnh đạo các nước G7 đã ra tuyên bố chung về hàng loạt các vấn đề trọng tâm, trong đó có đề cập đến vấn đề an ninh hàng hải.
Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi rất quan ngại về tình hình ở biển Hoa Đông và biển Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
Tuyên bố của G7 gồm các nước Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada cũng nhấn mạnh, các bên cần tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông và Hoa Đông.
“Bất cứ tuyên bố chủ quyền nào cũng đều phải dựa trên luật pháp quốc tế và các nước cần tránh các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để tuyên bố chủ quyền”, tuyên bố nêu rõ.
Sáng kiến kinh tế mới của G7
Cũng trong ngày làm việc cuối của hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố tuyên bố chung, trong đó có “Sáng kiến kinh tế G7 Ise-Shima” khẳng định cam kết hợp tác của các nước G7 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bản tuyên bố chung nêu rõ kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn và không đồng đều. “Tăng trưởng toàn cầu vẫn khiêm tốn và không đúng với tiềm năng, trong khi các nguy cơ tăng trưởng yếu vẫn tồn tại. Vì vậy, tăng trưởng toàn cầu là ưu tiên khẩn cấp”.
Các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết sẽ tăng cường các nỗ lực để giải quyết tình hình kinh tế hiện nay, thông qua thực hiện tất cả các phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, nhằm tránh để xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc tăng cường nỗ lực theo hướng hợp tác trong thực hiện linh hoạt các chiến lược tài chính của mình, từ đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và tăng lòng tin. Các nhà lãnh đạo cam kết tránh phá giá đồng nội tệ để tạo sự cạnh tranh, trong khi cảnh báo không áp dụng các biện pháp tỉ giá một cách bừa bãi.
Trong phát biểu thông báo kết quả hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho biết thêm các nước G7 sẽ nỗ lực mở rộng các khu vực kinh tế tự do và công bằng thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU).