“Galileo sẽ mang thêm cơ hội cho du lịch Việt Nam”
"Galileo kết nối khoảng 44.000 điểm đại lý du lịch đến 470 hãng hàng không, trên 62.000 khách sạn, 431 nhà điều hành tour"
Travelport, là một trong những công ty du lịch toàn cầu trung gian lớn và đa dạng nhất. Hiện Galileo, một công ty con của Travelport đã hoạt động khá hiệu quả ở Việt Nam được 5 năm và đang có kế hoạch mở rộng thêm thị phần tại đây.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn ông Marco Gorin, Giám đốc Phát triển thị trường châu Á của Travelport.
Thưa ông, Travelport đến nay vẫn còn khá xa lạ với công chúng Việt Nam. Ông có thể giới thiệu tổng quát về những hoạt động của Travelport toàn cầu và tại Việt Nam trong những năm qua?
Một công ty con của chúng tôi là Galileo có trụ sở chính tại New Jersey (Hoa Kỳ) và có các văn phòng trên toàn thế giới. Hoạt động kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ phân phối điện tử toàn cầu cho ngành công nghiệp du lịch thông qua các hệ thống giữ chỗ trước đã được vi tính hoá, các sản phẩm mới hàng đầu, các giải pháp internet.
Galileo là một nhà phân phối giá trị gia tăng, khách hàng là đại lý và các công ty và, thông qua họ mở rộng sự lựa chọn cho lữ khách. Đến nay, Galielo vẫn là một trong các dịch vụ hiệu quả nhất có giá thấp nhất trong việc thu nạp và phân phối kiểm kê du lịch, cung cấp 44.000 đại lý du lịch trên toàn thế giới với thông tin chính xác về thời gian biểu, giá cả về dịch vụ du lịch.
Mỗi ngày, thông qua các đại lý của mình, Galileo bán trên 130 triệu USD vé du lịch bằng đường hàng không... tương đương 1.800 vé/ngày. Cứ 4 vé bán ra thì có 1 là từ đại lý của Galileo tại các nước. Galileo kết nối khoảng 44.000 điểm đại lý du lịch đến 470 hãng hàng không, 23 công ty cho thuê xe, trên 62.000 khách sạn, 431 nhà điều hành tour du lịch và các hãng du lịch bằng đường hàng hải quan trọng trên khắp thế giới.
Từ giữa năm 2002, chúng tôi đã hoạt động tại Việt Nam, Lào và Campuchia thông qua Galileo Vietnam. Ngoài văn phòng chính tại Tp.HCM, còn có các văn phòng tại Vientian và sắp tới đây nữa tại Luang Phrabang. Galileo Vietnam hiện đang phục vụ cho khoảng 300 đại lý du lịch ở Việt Nam và 100 đại lý ở Lào và Campuchia. Galileo Việt Nam được xếp thứ nhất trên bảng các nhà cung cấp du lịch B2B trong toàn khu vực Đông Dương.
Thưa ông, những kinh nghiệm và thuận lợi của Galileo có thể ứng dụng nhằm phát triển thị trường du lịch tại Việt Nam?
Đầu tiên, từ 5 năm qua Galileo đã hoạt động tại thị trường này, chiếm được một thị phần đáng kể, giành được uy tín của các khu vực nơi Galileo đại diện cũng như tích lũy sự hiểu biết đáng kể của ngành công nghiệp du lịch toàn cầu.
Một lợi thế rõ rệt khác nữa là, Galileo là một bộ phận toàn diện của Travelport, là một trong những công ty du lịch toàn cầu trung gian lớn và đa dạng nhất, có khả năng mang lại nhiều cơ hội, gợi ý, giải pháp, đổi mới hấp dẫn đa dạng cho thị trường, dù là để phát triển thị trường du lịch đi cũng như đến.
Ngoài Galileo, các công ty phụ khác của Travelport cũng đã tích lũy kinh nghiệm đáng kể trong việc tương tác với chính phủ và phi chính phủ liên quan tại các nơi mà mình có đại diện trong khu vực nhằm đẩy mạnh hơn nữa các cơ hội phát triển cho các nền công nghiệp du lịch trong nước cũng như trong khu vực. Tất cả các yếu tố sẽ mang lại lợi thế cho thị trường du lịch tại Việt Nam.
Ông có thể cho biết mục tiêu chính và các kế hoạch mà Travelport và Galielo đang nhắm tới tại Việt Nam là gì?
Mục tiêu của chúng tôi là làm việc với nền công nghiệp du lịch Việt Nam để cải thiện năng suất của chi nhánh khách hàng của chúng tôi và gia tăng việc phân phối nội dung du lịch Việt Nam cho các nhà cung cấp trên toàn cầu.
Điều này hiển nhiên sẽ hỗ trợ cho Galileo tiếp tục gia tăng thị phần của Galielo thông qua thị trường đại lý du lịch truyền thống. Kết hợp với nội dung du lịch vô song và các giải pháp đổi mới thực sự chúng tôi có thể giúp khách hàng của chúng tôi tiến kịp với những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của bên bán, người trung gian và công chúng đi du lịch.
Thêm vào đó, tiến trình của việc thu nhận Worldspan của Galileo trước cuối năm 2007, sẽ mang vô số lợi ích và những lời đề nghị có giá trị và cơ hội đến cho thị trường Việt Nam.
Ở mức độ rộng lớn, Galileo/Travelport, chúng tôi rất mong muốn cùng tham gia với các tổ chức chính phủ và cả phi chính phủ ở Việt Nam để mở rộng sự tiếp cận với các dịch vụ du lịch bên ngoài các kênh thông thường, quan trọng hơn nữa là hỗ trợ với một sự phát triển nhanh chóng hơn của thị trường khách đến. Chúng ta đang ở trong các giai đoạn của các kế hoạch mà đang chờ đợi được tham gia với các tổ chức liên quan trong vài tháng đây.
Trước các mục tiêu và kế hoạch đó, Travelport và Galileo đã có những phân tích, nhận định như thế nào về các cơ hội, rủi ro của thị trường du lịch Việt Nam?
Đang có những dấu hiệu cho biết Việt Nam đang sẵn sàng tự biến đổi thành một thị trường du lịch đầy thành công. Một số các yếu tố bên trong đã được xác định (việc gia nhập WTO, mức tăng trưởng kinh tế nhanh, di sản văn hoá, văn hoá thân thiện...)và một số sự phát triển bên ngoài (khủng bố, chính trị không ổn định, giá cả tăng, thảm họa thiên nhiên ở các nước cạnh tranh lận cận) đã mở đường cho sự phát triển to lớn trong thị trường du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, rủi ro có thể tác động, sự phát triển nhanh chóng có thể xuất phát từ sự không bắt kịp với sự phát triển mà không phát triển thêm hạ tầng liên quan; không định nghĩa rõ ràng các đề nghị và Unique Selling Propositions cho khách tham quan tiềm năng hoặc dịch thuật không thành công các đề nghị này trên một số phương tiện truyền thông trong khi vẫn giữ lại khả năng đưa thông điệp ở mức độ giao dịch.
Chắc chắn Việt Nam cần phải tận dụng về môi trường hiện tại nhưng phải có tầm nhìn rõ ràng cho tương lai của nó và các mối quan hệ gần gũi với các đối tác trực tiếp sẽ giúp điều tiến nhanh.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn ông Marco Gorin, Giám đốc Phát triển thị trường châu Á của Travelport.
Thưa ông, Travelport đến nay vẫn còn khá xa lạ với công chúng Việt Nam. Ông có thể giới thiệu tổng quát về những hoạt động của Travelport toàn cầu và tại Việt Nam trong những năm qua?
Một công ty con của chúng tôi là Galileo có trụ sở chính tại New Jersey (Hoa Kỳ) và có các văn phòng trên toàn thế giới. Hoạt động kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ phân phối điện tử toàn cầu cho ngành công nghiệp du lịch thông qua các hệ thống giữ chỗ trước đã được vi tính hoá, các sản phẩm mới hàng đầu, các giải pháp internet.
Galileo là một nhà phân phối giá trị gia tăng, khách hàng là đại lý và các công ty và, thông qua họ mở rộng sự lựa chọn cho lữ khách. Đến nay, Galielo vẫn là một trong các dịch vụ hiệu quả nhất có giá thấp nhất trong việc thu nạp và phân phối kiểm kê du lịch, cung cấp 44.000 đại lý du lịch trên toàn thế giới với thông tin chính xác về thời gian biểu, giá cả về dịch vụ du lịch.
Mỗi ngày, thông qua các đại lý của mình, Galileo bán trên 130 triệu USD vé du lịch bằng đường hàng không... tương đương 1.800 vé/ngày. Cứ 4 vé bán ra thì có 1 là từ đại lý của Galileo tại các nước. Galileo kết nối khoảng 44.000 điểm đại lý du lịch đến 470 hãng hàng không, 23 công ty cho thuê xe, trên 62.000 khách sạn, 431 nhà điều hành tour du lịch và các hãng du lịch bằng đường hàng hải quan trọng trên khắp thế giới.
Từ giữa năm 2002, chúng tôi đã hoạt động tại Việt Nam, Lào và Campuchia thông qua Galileo Vietnam. Ngoài văn phòng chính tại Tp.HCM, còn có các văn phòng tại Vientian và sắp tới đây nữa tại Luang Phrabang. Galileo Vietnam hiện đang phục vụ cho khoảng 300 đại lý du lịch ở Việt Nam và 100 đại lý ở Lào và Campuchia. Galileo Việt Nam được xếp thứ nhất trên bảng các nhà cung cấp du lịch B2B trong toàn khu vực Đông Dương.
Thưa ông, những kinh nghiệm và thuận lợi của Galileo có thể ứng dụng nhằm phát triển thị trường du lịch tại Việt Nam?
Đầu tiên, từ 5 năm qua Galileo đã hoạt động tại thị trường này, chiếm được một thị phần đáng kể, giành được uy tín của các khu vực nơi Galileo đại diện cũng như tích lũy sự hiểu biết đáng kể của ngành công nghiệp du lịch toàn cầu.
Một lợi thế rõ rệt khác nữa là, Galileo là một bộ phận toàn diện của Travelport, là một trong những công ty du lịch toàn cầu trung gian lớn và đa dạng nhất, có khả năng mang lại nhiều cơ hội, gợi ý, giải pháp, đổi mới hấp dẫn đa dạng cho thị trường, dù là để phát triển thị trường du lịch đi cũng như đến.
Ngoài Galileo, các công ty phụ khác của Travelport cũng đã tích lũy kinh nghiệm đáng kể trong việc tương tác với chính phủ và phi chính phủ liên quan tại các nơi mà mình có đại diện trong khu vực nhằm đẩy mạnh hơn nữa các cơ hội phát triển cho các nền công nghiệp du lịch trong nước cũng như trong khu vực. Tất cả các yếu tố sẽ mang lại lợi thế cho thị trường du lịch tại Việt Nam.
Ông có thể cho biết mục tiêu chính và các kế hoạch mà Travelport và Galielo đang nhắm tới tại Việt Nam là gì?
Mục tiêu của chúng tôi là làm việc với nền công nghiệp du lịch Việt Nam để cải thiện năng suất của chi nhánh khách hàng của chúng tôi và gia tăng việc phân phối nội dung du lịch Việt Nam cho các nhà cung cấp trên toàn cầu.
Điều này hiển nhiên sẽ hỗ trợ cho Galileo tiếp tục gia tăng thị phần của Galielo thông qua thị trường đại lý du lịch truyền thống. Kết hợp với nội dung du lịch vô song và các giải pháp đổi mới thực sự chúng tôi có thể giúp khách hàng của chúng tôi tiến kịp với những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của bên bán, người trung gian và công chúng đi du lịch.
Thêm vào đó, tiến trình của việc thu nhận Worldspan của Galileo trước cuối năm 2007, sẽ mang vô số lợi ích và những lời đề nghị có giá trị và cơ hội đến cho thị trường Việt Nam.
Ở mức độ rộng lớn, Galileo/Travelport, chúng tôi rất mong muốn cùng tham gia với các tổ chức chính phủ và cả phi chính phủ ở Việt Nam để mở rộng sự tiếp cận với các dịch vụ du lịch bên ngoài các kênh thông thường, quan trọng hơn nữa là hỗ trợ với một sự phát triển nhanh chóng hơn của thị trường khách đến. Chúng ta đang ở trong các giai đoạn của các kế hoạch mà đang chờ đợi được tham gia với các tổ chức liên quan trong vài tháng đây.
Trước các mục tiêu và kế hoạch đó, Travelport và Galileo đã có những phân tích, nhận định như thế nào về các cơ hội, rủi ro của thị trường du lịch Việt Nam?
Đang có những dấu hiệu cho biết Việt Nam đang sẵn sàng tự biến đổi thành một thị trường du lịch đầy thành công. Một số các yếu tố bên trong đã được xác định (việc gia nhập WTO, mức tăng trưởng kinh tế nhanh, di sản văn hoá, văn hoá thân thiện...)và một số sự phát triển bên ngoài (khủng bố, chính trị không ổn định, giá cả tăng, thảm họa thiên nhiên ở các nước cạnh tranh lận cận) đã mở đường cho sự phát triển to lớn trong thị trường du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, rủi ro có thể tác động, sự phát triển nhanh chóng có thể xuất phát từ sự không bắt kịp với sự phát triển mà không phát triển thêm hạ tầng liên quan; không định nghĩa rõ ràng các đề nghị và Unique Selling Propositions cho khách tham quan tiềm năng hoặc dịch thuật không thành công các đề nghị này trên một số phương tiện truyền thông trong khi vẫn giữ lại khả năng đưa thông điệp ở mức độ giao dịch.
Chắc chắn Việt Nam cần phải tận dụng về môi trường hiện tại nhưng phải có tầm nhìn rõ ràng cho tương lai của nó và các mối quan hệ gần gũi với các đối tác trực tiếp sẽ giúp điều tiến nhanh.