Gặp khó, nhiều công ty niêm yết điều chỉnh kế hoạch
Nhiều dự báo trong thời gian tới cho rằng sẽ có một làn sóng các công ty niêm yết xin điều chỉnh kế hoạch
Trong thời gian gần đây, số lượng các công ty niêm yết gửi văn bản xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 ngày càng tăng.
Tuy nhiên, điều này đã thực sự phản ánh bức tranh tổng thể của thị trường hay chưa?
Những lý giải quen thuộc mà các công ty niêm yết đưa ra để xin điều chỉnh là do tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng mạnh..., khiến không đạt kế hoạch như dự kiến ban đầu.
Điều chỉnh do... không đạt chỉ tiêu kế hoạch
Sau khi có kết quả kinh doanh hai quý đầu năm với lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 37,7% kế hoạch năm 2008 (754 tỷ đồng), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã có văn bản gửi các cổ đông xin ý kiến về việc điều chỉnh lợi nhuận năm 2008 từ 2.000 tỷ đồng xuống 1.500 tỷ đồng, nhưng vẫn đảm bảo cổ tức năm 2008 từ 14 - 16%/năm.
Trước đó, Công ty Cổ phần FPT cũng đã thông báo sẽ cắt giảm kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận năm 2008 ngay khi công bố kết quả kinh doanh 6 tháng. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng về doanh thu chỉ còn 8,4% so với năm 2007 (giảm 19% so với kế hoạch đầu năm) và mức tăng trưởng lợi nhuận là 15,6% (giảm 9,5% so với kế hoạch).
Tương tự, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) cũng đã có văn bản xin ý kiến cổ đông điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2008 từ 17,9 tỷ đồng xuống còn 12 tỷ đồng (giảm 33%).
Quyết định này được đưa ra dựa trên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của công ty trong 6 tháng; cụ thể, 6 tháng đầu năm SGC chỉ đạt 46% kế hoạch doanh thu và 30,6% kế hoạch lợi nhuận (kế hoạch năm 2008 của SGC là 129 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế là 17,9 tỷ đồng).
Tại cuộc họp đại hội cổ đông bất thường mới đây, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) cũng đã nghị với các cổ đông điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận năm 2008 từ 21,2 tỷ đồng xuống còn 15,1 tỷ đồng (giảm hơn 28,4%).
Nguyên nhân khiến Hội đồng Quản trị đưa quyết định giảm lãi là do 6 tháng đầu năm 2008, công ty chỉ lãi 5,73 tỷ đồng, bằng 27,17% kế hoạch năm, dù doanh thu đạt 166,7 tỷ đồng, bằng 68,6% kế hoạch năm 2008.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) cũng thông báo điều chỉnh doanh thu 2008 xuống 650 tỷ đồng thay cho mức dự kiến ban đầu là 1.270 tỷ đồng (giảm 48,82%); lợi nhuận sau thuế điều chỉnh giảm từ 222 tỷ đồng xuống còn 50 tỷ đồng (giảm 77,48%).
Cũng như các công ty niêm yết khác, việc điều chỉnh của DQC được lý giải là do tình hình kinh tế khó khăn, các chi phí đầu vào như nguyên vật liệu tăng cao; khó vay vốn, lãi suất lại tăng cao; tỷ giá biến động liên tục... đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Các thị trường xuất khẩu DQC mới thâm nhập cuối năm 2007 và đầu năm 2008 hiện tại đang bị áp thuế chống bán phá giá. Mặt khác, công nợ của DQC tại Cuba có tổng giá trị là gần 852 tỷ đồng đến thời điểm 30/08/2008, trong đó nợ quá hạn là gần 525 tỷ đồng đang được công ty tích cực thu hồi. Tuy nhiên, việc thu hồi phải mất nhiều thời gian do tình hình tài chính của Cuba cũng gặp nhiều khó khăn.
Sẽ còn nhiều doanh nghiệp điều chỉnh
Đã có nhiều công ty giảm chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu, và vẫn còn khá nhiều công ty có kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng, thậm chí 7 tháng, 8 tháng đầu năm vẫn chưa đạt “nửa chặng” đường kế hoạch lợi nhuận, nhưng vẫn chưa “lên tiếng” công bố chính thức về việc điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận hoặc khả năng hoàn thành kế hoạch.
Dường như đã tiên liệu trước tình hình năm 2008 đầy khó khăn, tại đại hội cổ đông thường niên 2008 (10/5/2008), Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn - Savico (SVC) đã xin ý kiến cổ đông điều chỉnh lợi nhuận trước thuế 2008 xuống 80 tỷ đồng (so với kế hoạch ban đầu là 120 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế là 66,5 tỷ đồng; doanh thu ước đạt 2.200 tỷ đồng, cổ tức duy trì ở mức 15% (trên vốn điều lệ mới 203,6 tỷ đồng).
Thế nhưng, 6 tháng đầu năm, dù doanh thu đạt 54,1% kế hoạch, đạt 1.190,34 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 14,76 tỷ đồng, bằng 22,2% kế hoạch đã được điều chỉnh của năm 2008.
Trong 7 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Công nghiệp gốm sứ Taicera (TCR) mới chỉ hoàn thành 23,32% kế hoạch năm (đạt 19,406 tỷ đồng), và doanh thu đạt 681,709 tỷ đồng, hoàn thành 57,39% kế hoạch năm.
Còn Công ty Cổ phần Thuỷ sản số 4 (TS4), 8 tháng đầu đạt 108,84 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 55,4% kế hoạch năm 2008; nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt hơn 6,2 tỷ đồng, đạt 46,7% kế hoạch năm 2008.
Không chỉ do không đạt kế hoạch 2008, nhiều doanh nghiệp còn bị thua lỗ do giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Ngoại trừ REE, đang giảm mức lỗ xuống từ từ (6 tháng lỗ, 7 tháng giảm còn lỗ 134,57 tỷ đồng; và 8 tháng mức lỗ đã giảm xuống còn lỗ 43,82 tỷ đồng), vẫn còn nhiều công ty khác lỗ do đầu tư tài chính, như SAM, BVS, TPC, VNE, TCM, VTC...
Việc thua lỗ này khó có thể cắt giảm do tình hình thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. Và như thế, nhiều dự báo trong thời gian tới cho rằng sẽ có một làn sóng các công ty niêm yết xin điều chỉnh kế hoạch.
Tuy nhiên, bức tranh thật về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trang lời lỗ của các công ty niêm yết sẽ sáng tỏ hơn khi các công ty công bố báo cáo tài chính quý 3 và quý 4/2008.
Tuy nhiên, điều này đã thực sự phản ánh bức tranh tổng thể của thị trường hay chưa?
Những lý giải quen thuộc mà các công ty niêm yết đưa ra để xin điều chỉnh là do tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng mạnh..., khiến không đạt kế hoạch như dự kiến ban đầu.
Điều chỉnh do... không đạt chỉ tiêu kế hoạch
Sau khi có kết quả kinh doanh hai quý đầu năm với lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 37,7% kế hoạch năm 2008 (754 tỷ đồng), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã có văn bản gửi các cổ đông xin ý kiến về việc điều chỉnh lợi nhuận năm 2008 từ 2.000 tỷ đồng xuống 1.500 tỷ đồng, nhưng vẫn đảm bảo cổ tức năm 2008 từ 14 - 16%/năm.
Trước đó, Công ty Cổ phần FPT cũng đã thông báo sẽ cắt giảm kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận năm 2008 ngay khi công bố kết quả kinh doanh 6 tháng. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng về doanh thu chỉ còn 8,4% so với năm 2007 (giảm 19% so với kế hoạch đầu năm) và mức tăng trưởng lợi nhuận là 15,6% (giảm 9,5% so với kế hoạch).
Tương tự, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) cũng đã có văn bản xin ý kiến cổ đông điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2008 từ 17,9 tỷ đồng xuống còn 12 tỷ đồng (giảm 33%).
Quyết định này được đưa ra dựa trên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của công ty trong 6 tháng; cụ thể, 6 tháng đầu năm SGC chỉ đạt 46% kế hoạch doanh thu và 30,6% kế hoạch lợi nhuận (kế hoạch năm 2008 của SGC là 129 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế là 17,9 tỷ đồng).
Tại cuộc họp đại hội cổ đông bất thường mới đây, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) cũng đã nghị với các cổ đông điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận năm 2008 từ 21,2 tỷ đồng xuống còn 15,1 tỷ đồng (giảm hơn 28,4%).
Nguyên nhân khiến Hội đồng Quản trị đưa quyết định giảm lãi là do 6 tháng đầu năm 2008, công ty chỉ lãi 5,73 tỷ đồng, bằng 27,17% kế hoạch năm, dù doanh thu đạt 166,7 tỷ đồng, bằng 68,6% kế hoạch năm 2008.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) cũng thông báo điều chỉnh doanh thu 2008 xuống 650 tỷ đồng thay cho mức dự kiến ban đầu là 1.270 tỷ đồng (giảm 48,82%); lợi nhuận sau thuế điều chỉnh giảm từ 222 tỷ đồng xuống còn 50 tỷ đồng (giảm 77,48%).
Cũng như các công ty niêm yết khác, việc điều chỉnh của DQC được lý giải là do tình hình kinh tế khó khăn, các chi phí đầu vào như nguyên vật liệu tăng cao; khó vay vốn, lãi suất lại tăng cao; tỷ giá biến động liên tục... đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Các thị trường xuất khẩu DQC mới thâm nhập cuối năm 2007 và đầu năm 2008 hiện tại đang bị áp thuế chống bán phá giá. Mặt khác, công nợ của DQC tại Cuba có tổng giá trị là gần 852 tỷ đồng đến thời điểm 30/08/2008, trong đó nợ quá hạn là gần 525 tỷ đồng đang được công ty tích cực thu hồi. Tuy nhiên, việc thu hồi phải mất nhiều thời gian do tình hình tài chính của Cuba cũng gặp nhiều khó khăn.
Sẽ còn nhiều doanh nghiệp điều chỉnh
Đã có nhiều công ty giảm chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu, và vẫn còn khá nhiều công ty có kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng, thậm chí 7 tháng, 8 tháng đầu năm vẫn chưa đạt “nửa chặng” đường kế hoạch lợi nhuận, nhưng vẫn chưa “lên tiếng” công bố chính thức về việc điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận hoặc khả năng hoàn thành kế hoạch.
Dường như đã tiên liệu trước tình hình năm 2008 đầy khó khăn, tại đại hội cổ đông thường niên 2008 (10/5/2008), Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn - Savico (SVC) đã xin ý kiến cổ đông điều chỉnh lợi nhuận trước thuế 2008 xuống 80 tỷ đồng (so với kế hoạch ban đầu là 120 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế là 66,5 tỷ đồng; doanh thu ước đạt 2.200 tỷ đồng, cổ tức duy trì ở mức 15% (trên vốn điều lệ mới 203,6 tỷ đồng).
Thế nhưng, 6 tháng đầu năm, dù doanh thu đạt 54,1% kế hoạch, đạt 1.190,34 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 14,76 tỷ đồng, bằng 22,2% kế hoạch đã được điều chỉnh của năm 2008.
Trong 7 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Công nghiệp gốm sứ Taicera (TCR) mới chỉ hoàn thành 23,32% kế hoạch năm (đạt 19,406 tỷ đồng), và doanh thu đạt 681,709 tỷ đồng, hoàn thành 57,39% kế hoạch năm.
Còn Công ty Cổ phần Thuỷ sản số 4 (TS4), 8 tháng đầu đạt 108,84 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 55,4% kế hoạch năm 2008; nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt hơn 6,2 tỷ đồng, đạt 46,7% kế hoạch năm 2008.
Không chỉ do không đạt kế hoạch 2008, nhiều doanh nghiệp còn bị thua lỗ do giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Ngoại trừ REE, đang giảm mức lỗ xuống từ từ (6 tháng lỗ, 7 tháng giảm còn lỗ 134,57 tỷ đồng; và 8 tháng mức lỗ đã giảm xuống còn lỗ 43,82 tỷ đồng), vẫn còn nhiều công ty khác lỗ do đầu tư tài chính, như SAM, BVS, TPC, VNE, TCM, VTC...
Việc thua lỗ này khó có thể cắt giảm do tình hình thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. Và như thế, nhiều dự báo trong thời gian tới cho rằng sẽ có một làn sóng các công ty niêm yết xin điều chỉnh kế hoạch.
Tuy nhiên, bức tranh thật về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trang lời lỗ của các công ty niêm yết sẽ sáng tỏ hơn khi các công ty công bố báo cáo tài chính quý 3 và quý 4/2008.