GDP năm 2013 tăng thấp hơn mục tiêu
Mức tăng 5,42% được đánh giá là “thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi”
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý 1 tăng 4,76%, quý 2 tăng 5,00%,quý 3 tăng 5,54%, quý 4 tăng 6,04%.
Mức tăng trưởng này được đánh giá là “thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi”.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3%.
Trong khi đó, xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.
Vẫn theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét qua các quý.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2013 ước tính tăng 5,9% so với năm trước, trong đó quý 1 tăng 5%; quý 2 tăng 5,5%; quý3 tăng 5,4% và quý 4 tăng 8%.
Trong khi đó, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/12/2013 toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm 2012 (Cùng kỳ năm 2011 là 23%; năm 2012 là 20,1%).
Một chỉ số kinh tế được quan tâm khác là tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính tăng 12,6% so với năm 2012, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 5,6%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 9,9% và giảm 8,6% so với năm 2012; kinh tế ngoài nhà nước chiếm 86,7% và tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,4% và tăng 32,8%.
Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 ước tính đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USDkhu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 tăng 18,3% so với năm 2012.
Tính chung cả năm 2013, Việt Nam xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14 tỷ USD.
Mức tăng trưởng này được đánh giá là “thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi”.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3%.
Trong khi đó, xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.
Vẫn theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét qua các quý.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2013 ước tính tăng 5,9% so với năm trước, trong đó quý 1 tăng 5%; quý 2 tăng 5,5%; quý3 tăng 5,4% và quý 4 tăng 8%.
Trong khi đó, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/12/2013 toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm 2012 (Cùng kỳ năm 2011 là 23%; năm 2012 là 20,1%).
Một chỉ số kinh tế được quan tâm khác là tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính tăng 12,6% so với năm 2012, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 5,6%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 9,9% và giảm 8,6% so với năm 2012; kinh tế ngoài nhà nước chiếm 86,7% và tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,4% và tăng 32,8%.
Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 ước tính đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USDkhu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 tăng 18,3% so với năm 2012.
Tính chung cả năm 2013, Việt Nam xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14 tỷ USD.