GE có thể đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
Nội dung cuộc trò chuyện với ông Colin Low, Chủ tịch GE tại Việt Nam, Singapore, Philippines
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn GE (General Electric International), ông Jeffrey R. Immelt, sẽ có chuyến thăm Việt Nam và gặp gỡ đại diện Chính phủ Việt Nam vào tuần tới.
>>GE muốn cho Việt Nam thuê máy bay
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Colin Low, Chủ tịch GE tại Việt Nam, Singapore, Philippines.
Một chủ tịch tập đoàn công nghiệp toàn cầu nổi tiếng như GE đến Việt Nam chắc phải có một kế hoạch “tầm cỡ” tại đây, có đúng như vậy không, thưa ông?
Đúng là chúng tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam và đang có những kế hoạch đầu tư tương xứng với tiềm năng lớn này. Còn dự án và kế hoạch cụ thể như thế nào, ông Chủ tịch Tập đoàn chúng tôi sẽ chính thức công bố trong chuyến thăm Việt Nam tuần tới.
Mặc dù vậy nhưng ông có thể tiết lộ lĩnh vực mà GE sẽ đầu tư tại Việt Nam?
Tôi có thể nói nó nằm trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
GE có lường trước khó khăn khi đăng ký đầu tư một dự án về cơ sở hạ tầng trong thời gian tới ở thị trường Việt Nam không, thưa ông?
Không phải chỉ thị trường Việt Nam mà tất cả các thị trường khác, nhà đầu tư đều có những rủi ro nhất định, nên đó là một trong những điều đương nhiên trong hoạt động kinh doanh sẽ vấp phải.
Khi Chủ tịch GE sang Việt Nam để công bố bất kỳ một dự án đầu tư nào thì trong những năm tới cũng có một số dự án đầu tư khác hoạt động song song với dự án đó nhưng trong lĩnh vực khác mà GE đang hoạt động.
Thực ra một thị trường đang phát triển như Việt Nam thì chúng tôi nhìn nhận có thể cung cấp cho thị trường Việt Nam rất nhiều công nghệ của GE. Chỉ nói riêng về lĩnh vực năng lượng, GE có thể đưa ra những công nghệ thân thiện với môi trường.
Lực lượng lao động sẽ là yếu tố đầu vào quan trọng cho bất kỳ một kế hoạch đầu tư nào. Vậy ông, nhìn nhận chất lượng lao động Việt Nam hiện nay có đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của GE?
Lao động Việt Nam cũng rất đặc biệt. Họ có những kỹ năng nhất định trong từng lĩnh vực. Ví dụ như nhìn vào Hải Phòng, để các ngành công nghiệp của thành phố này phát triển, lao động ở đó được đào tạo để có một số kỹ năng nhất định đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất.
Ngoài những tay nghề mà người lao động Việt Nam đang có, thì GE cũng đang có kế hoạch giúp đỡ các trường dạy nghề của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng là với những kỹ năng của người lao động Việt Nam đang có cũng như các chương trình hỗ trợ các trường dạy nghề của GE, họ sẽ có thể đáp ứng được các hoạt động đầu tư sản xuất của chúng tôi.
Ngoài hỗ trợ cho các trường dạy nghề, có phải GE còn có chương trình đào tạo các tổng giám đốc cho Việt Nam?
Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tới trụ sở của GE, và Chủ tịch Tập đoàn của chúng tôi đã đề xuất với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chương trình đào tạo tổng giám đốc dành riêng cho Việt Nam nhằm giúp các tổng giám đốc Việt Nam hiểu hơn về hoạt động của các tập đoàn lớn và cách thức quản lý một tập đoàn lớn trong giai đoạn chuyển sang cổ phần hóa.
Đó là lĩnh vực mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam rất quan tâm.
>>GE muốn cho Việt Nam thuê máy bay
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Colin Low, Chủ tịch GE tại Việt Nam, Singapore, Philippines.
Một chủ tịch tập đoàn công nghiệp toàn cầu nổi tiếng như GE đến Việt Nam chắc phải có một kế hoạch “tầm cỡ” tại đây, có đúng như vậy không, thưa ông?
Đúng là chúng tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam và đang có những kế hoạch đầu tư tương xứng với tiềm năng lớn này. Còn dự án và kế hoạch cụ thể như thế nào, ông Chủ tịch Tập đoàn chúng tôi sẽ chính thức công bố trong chuyến thăm Việt Nam tuần tới.
Mặc dù vậy nhưng ông có thể tiết lộ lĩnh vực mà GE sẽ đầu tư tại Việt Nam?
Tôi có thể nói nó nằm trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
GE có lường trước khó khăn khi đăng ký đầu tư một dự án về cơ sở hạ tầng trong thời gian tới ở thị trường Việt Nam không, thưa ông?
Không phải chỉ thị trường Việt Nam mà tất cả các thị trường khác, nhà đầu tư đều có những rủi ro nhất định, nên đó là một trong những điều đương nhiên trong hoạt động kinh doanh sẽ vấp phải.
Khi Chủ tịch GE sang Việt Nam để công bố bất kỳ một dự án đầu tư nào thì trong những năm tới cũng có một số dự án đầu tư khác hoạt động song song với dự án đó nhưng trong lĩnh vực khác mà GE đang hoạt động.
Thực ra một thị trường đang phát triển như Việt Nam thì chúng tôi nhìn nhận có thể cung cấp cho thị trường Việt Nam rất nhiều công nghệ của GE. Chỉ nói riêng về lĩnh vực năng lượng, GE có thể đưa ra những công nghệ thân thiện với môi trường.
Lực lượng lao động sẽ là yếu tố đầu vào quan trọng cho bất kỳ một kế hoạch đầu tư nào. Vậy ông, nhìn nhận chất lượng lao động Việt Nam hiện nay có đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của GE?
Lao động Việt Nam cũng rất đặc biệt. Họ có những kỹ năng nhất định trong từng lĩnh vực. Ví dụ như nhìn vào Hải Phòng, để các ngành công nghiệp của thành phố này phát triển, lao động ở đó được đào tạo để có một số kỹ năng nhất định đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất.
Ngoài những tay nghề mà người lao động Việt Nam đang có, thì GE cũng đang có kế hoạch giúp đỡ các trường dạy nghề của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng là với những kỹ năng của người lao động Việt Nam đang có cũng như các chương trình hỗ trợ các trường dạy nghề của GE, họ sẽ có thể đáp ứng được các hoạt động đầu tư sản xuất của chúng tôi.
Ngoài hỗ trợ cho các trường dạy nghề, có phải GE còn có chương trình đào tạo các tổng giám đốc cho Việt Nam?
Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tới trụ sở của GE, và Chủ tịch Tập đoàn của chúng tôi đã đề xuất với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chương trình đào tạo tổng giám đốc dành riêng cho Việt Nam nhằm giúp các tổng giám đốc Việt Nam hiểu hơn về hoạt động của các tập đoàn lớn và cách thức quản lý một tập đoàn lớn trong giai đoạn chuyển sang cổ phần hóa.
Đó là lĩnh vực mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam rất quan tâm.