15:38 24/03/2017

GEC vững vàng hội nhập, đột phá tương lai

Bá Thành

Công ty Cổ phần Điện Gia Lai với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một trong các tổ chức dẫn đầu cả nước về đầu tư thủy điện và các dạng năng lượng xanh

Có thể nói “cái bắt tay lịch sử” với IFC và Armstrong vào ngày 30/6/2016
 vừa qua càng thể hiện hơn nữa uy tín và năng lực của GEC cũng như TTC, 
khi đáp ứng toàn diện các điều kiện hợp tác theo chuẩn mực quốc tế.
Có thể nói “cái bắt tay lịch sử” với IFC và Armstrong vào ngày 30/6/2016 vừa qua càng thể hiện hơn nữa uy tín và năng lực của GEC cũng như TTC, khi đáp ứng toàn diện các điều kiện hợp tác theo chuẩn mực quốc tế.
Năm 2017, ngành điện Việt Nam được xác định nhiệm vụ tập trung đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Cuối năm 2016, Quốc hội đã quyết định dừng dự án điện hạt nhân, trong đó lý do quan trọng nhất là tiềm năng sử dụng năng lượng gió, điện mặt trời đang trở nên khả thi về mặt kinh tế do giá thành sản xuất giảm trong những năm qua.

Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) đang đề xuất phương án giá mua điện phù hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến đầu năm 2017, chính sách giá điện của các dự án năng lượng tái tạo sẽ được ban hành.

Nắm bắt xu thế trên, Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC), thành viên của Tập đoàn TTC đã triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 và chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một trong các tổ chức dẫn đầu cả nước về đầu tư thủy điện và các dạng năng lượng xanh.

Có thể nói “cái bắt tay lịch sử” với IFC và Armstrong vào ngày 30/6/2016 vừa qua càng thể hiện hơn nữa uy tín và năng lực của GEC cũng như TTC, khi đáp ứng toàn diện các điều kiện hợp tác theo chuẩn mực quốc tế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho ngành năng lượng mở rộng lĩnh vực kinh doanh chủ lực là thuỷ điện, đưa GEC trở thành nhà phát triển năng lượng tái tạo kiểu mẫu tại Việt Nam, thông qua việc áp dụng những chuẩn mực tối ưu trong ngành, đồng thời góp phần mở rộng nguồn cung năng lượng sạch, đáng tin cậy.

Những năm gần đây, mức tăng trưởng tiêu thụ điện năng tại Việt Nam luôn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Các dự án phát triển năng lượng tái tạo của GEC sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu gia tăng sản lượng điện lên 14%/năm trong giai đoạn 2015 - 2030 của Chính phủ.

Năng lượng là ngành rất thiết thực cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. Do đó, ngoài việc đầu tư cho thủy điện GEC còn có kế hoạch đầu tư vào ngành năng lượng sạch, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió.

Với tầm nhìn chiến lược giai đoạn 2016 - 2020, GEC sẽ đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng sạch và thực hiện thí điểm mô hình điện gió, điện mặt trời tại một số địa điểm tiềm năng. Các dự án khi đưa vào vận hành sẽ làm bệ phóng kinh tế cho nhiều địa phương, thúc đẩy sự phát triển của cả vùng và còn thay thế một phần năng lượng điện khác được cung cấp bởi các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường.

GEC sẽ hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc tế của các dự án năng lượng về môi trường, an toàn, sức khỏe và xã hội cũng như các tiêu chuẩn về hoạt động đầu tư của Công ty để nâng cao hơn nữa tiềm lực tài chính, tiếp cận các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, có thêm cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động của mình, mang lại các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, cổ đông, đóng góp tích cực cho xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.