George Soros: “Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng”
“Một cuộc hạ cánh cứng về thực tế là không thể tránh khỏi” - nhà đầu cơ, tỷ phú Soros nhận định
Tỷ phú, nhà đầu cơ nổi tiếng George Soros cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc hạ cánh cứng - một tình huống sẽ làm gia tăng áp lực giảm phát triển toàn cầu, hãng tin Bloomberg cho biết.
“Một cuộc hạ cánh cứng về thực tế là không thể tránh khỏi”, Soros phát biểu ngày 21/1 trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ. “Tôi không dự báo điều này, mà tôi đang quan sát nó”.
Soros nói dù Trung Quốc có nguồn lực để quản lý một cuộc hạ cánh cứng, sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ có ảnh hưởng lan tỏa khắp phần còn lại của thế giới.
Vị tỷ phú tiết lộ ông đang áp dụng chiến thuật bán khống đối với chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall - chỉ số đã giảm 8,5% trong năm nay. Ông cho rằng vẫn còn quá sớm để mua vào cổ phiếu.
Đánh giá này của Soros tương tự như nhận định của một số nhà đầu tư nổi tiếng khác đưa ra trong tuần này, nói rằng các thị trường vẫn còn chưa chạm đáy.
Soros cũng cho biết, vào thời điểm cuối năm ngoái, ông cũng mua trái phiếu chính phủ Mỹ, bán khống tài sản của các quốc gia sản xuất hàng hóa cơ bản, và đặt cược các đồng tiền của châu Á sẽ mất giá so với đồng USD.
“Vấn đề then chốt là giảm phát”, Soros nói, nhấn mạnh ảnh hưởng của giá dầu giảm và việc các nước giảm giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh trạnh, ngoài sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
“Đây là một tình trạng mà chúng ta đều không quen”, nhà đầu cơ lừng danh nói.
Trao đổi với Bloomberg, các nhà quản lý quỹ hàng đầu như Scott Minerd của Guggenheim Partners hay Jeffrey Gundlach của DoubleLine Capital đều đã cảnh báo rằng thị trường sẽ còn giảm sâu hơn.
Ông Minerd dự báo, chỉ số Standard & Poor’s 500 có thể giảm về mức 1.650 điểm, và giá dầu có thể về mức 20 USD/thùng. Hiện Standard & Poor’s 500 hiện đang ở gần mức 1.870 USD/oz, còn giá dầu xấp xỉ 30 USD/thùng.
“Tôi cho rằng sự giảm điểm của S&P 500 sẽ kéo dài. Các nhà đầu tư sẽ bán ra mỗi khi chỉ số này có sự hồi phục”, ông Gundlach nói.
Giới đầu tư đang tỏ ra hoài nghi về triển vọng lạm phát toàn cầu khi mà giá dầu đã giảm khoảng 20% trong vòng chưa đầy 1 tháng đầu tiên của năm 2016 và kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát tín hiệu giảm tốc.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát ở Mỹ khó có thể đạt mục tiêu 2% như Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đề ra. Với lạm phát dưới mục tiêu, FED khó có thể tăng lãi suất với tốc độ mạnh.
Soros nói ông sẽ ngạc nhiên nếu FED tiếp tục tăng lãi suất sau khi có động thái tăng đầu tiên sau gần 1 thập niên vào tháng 12 năm ngoái. Theo Soros, FED thậm chí có thể quyết định giảm lãi suất trở lại, nhưng làm như vậy sẽ không giúp ích nhiều trong việc kích thích tăng trưởng, bởi tác dụng của các biện pháp kích thích tiền tệ đối với kinh tế Mỹ đã suy giảm.
Vị tỷ phú cho rằng FED đã mắc một sai lầm trong lần tăng lãi suất vừa rồi là chờ đợi quá lâu và bỏ lỡ mất cơ hội. Theo Soros, đến lúc FED tăng lãi suất, thì giảm phát đã hình thành, và người tiêu dùng giảm bớt mong muốn chi tiền mua hàng hóa vì kỳ vọng giá hàng hóa sẽ còn rẻ hơn trong tương lai.
Soros dự báo năm 2016 sẽ là “một năm khó khăn” đối với các thị trường, và giá của các tài sản sẽ tiếp tục giảm.
“Nếu thị trường tìm được một mức đáy thực sự, thì đáy đó sẽ luôn bị thử thách”, Soros nói.
“Một cuộc hạ cánh cứng về thực tế là không thể tránh khỏi”, Soros phát biểu ngày 21/1 trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ. “Tôi không dự báo điều này, mà tôi đang quan sát nó”.
Soros nói dù Trung Quốc có nguồn lực để quản lý một cuộc hạ cánh cứng, sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ có ảnh hưởng lan tỏa khắp phần còn lại của thế giới.
Vị tỷ phú tiết lộ ông đang áp dụng chiến thuật bán khống đối với chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall - chỉ số đã giảm 8,5% trong năm nay. Ông cho rằng vẫn còn quá sớm để mua vào cổ phiếu.
Đánh giá này của Soros tương tự như nhận định của một số nhà đầu tư nổi tiếng khác đưa ra trong tuần này, nói rằng các thị trường vẫn còn chưa chạm đáy.
Soros cũng cho biết, vào thời điểm cuối năm ngoái, ông cũng mua trái phiếu chính phủ Mỹ, bán khống tài sản của các quốc gia sản xuất hàng hóa cơ bản, và đặt cược các đồng tiền của châu Á sẽ mất giá so với đồng USD.
“Vấn đề then chốt là giảm phát”, Soros nói, nhấn mạnh ảnh hưởng của giá dầu giảm và việc các nước giảm giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh trạnh, ngoài sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
“Đây là một tình trạng mà chúng ta đều không quen”, nhà đầu cơ lừng danh nói.
Trao đổi với Bloomberg, các nhà quản lý quỹ hàng đầu như Scott Minerd của Guggenheim Partners hay Jeffrey Gundlach của DoubleLine Capital đều đã cảnh báo rằng thị trường sẽ còn giảm sâu hơn.
Ông Minerd dự báo, chỉ số Standard & Poor’s 500 có thể giảm về mức 1.650 điểm, và giá dầu có thể về mức 20 USD/thùng. Hiện Standard & Poor’s 500 hiện đang ở gần mức 1.870 USD/oz, còn giá dầu xấp xỉ 30 USD/thùng.
“Tôi cho rằng sự giảm điểm của S&P 500 sẽ kéo dài. Các nhà đầu tư sẽ bán ra mỗi khi chỉ số này có sự hồi phục”, ông Gundlach nói.
Giới đầu tư đang tỏ ra hoài nghi về triển vọng lạm phát toàn cầu khi mà giá dầu đã giảm khoảng 20% trong vòng chưa đầy 1 tháng đầu tiên của năm 2016 và kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát tín hiệu giảm tốc.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát ở Mỹ khó có thể đạt mục tiêu 2% như Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đề ra. Với lạm phát dưới mục tiêu, FED khó có thể tăng lãi suất với tốc độ mạnh.
Soros nói ông sẽ ngạc nhiên nếu FED tiếp tục tăng lãi suất sau khi có động thái tăng đầu tiên sau gần 1 thập niên vào tháng 12 năm ngoái. Theo Soros, FED thậm chí có thể quyết định giảm lãi suất trở lại, nhưng làm như vậy sẽ không giúp ích nhiều trong việc kích thích tăng trưởng, bởi tác dụng của các biện pháp kích thích tiền tệ đối với kinh tế Mỹ đã suy giảm.
Vị tỷ phú cho rằng FED đã mắc một sai lầm trong lần tăng lãi suất vừa rồi là chờ đợi quá lâu và bỏ lỡ mất cơ hội. Theo Soros, đến lúc FED tăng lãi suất, thì giảm phát đã hình thành, và người tiêu dùng giảm bớt mong muốn chi tiền mua hàng hóa vì kỳ vọng giá hàng hóa sẽ còn rẻ hơn trong tương lai.
Soros dự báo năm 2016 sẽ là “một năm khó khăn” đối với các thị trường, và giá của các tài sản sẽ tiếp tục giảm.
“Nếu thị trường tìm được một mức đáy thực sự, thì đáy đó sẽ luôn bị thử thách”, Soros nói.