Giá cả tăng mạnh, CPI tháng 4 có thể vượt dự báo
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 có khả năng vượt xa khỏi những dự báo trước đây
Tình hình giá cả thị trường nhiều mặt hàng đã tăng khá cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 có khả năng vượt xa khỏi những dự báo trước đây, chiều 19/4, một lãnh đạo cấp cục từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nói với báo chí.
Trước đó, trong buổi bọp giao ban Tổ điều hành thị trường trong nước cuối tháng trước, con số dự báo cho CPI tháng 4/2011 là từ 1,6-1,8%.
Cơ sở cho nhận định của vị lãnh đạo nói trên đến từ báo cáo tình hình giá cả thị trường 15 ngày đầu tháng 4/2011 của cơ quan này. “Trong 15 ngày đầu tháng 4/2011, giá các mặt hàng thiết yếu trong nước như lương thực, thực phẩm nhìn chung tăng so với cùng kỳ tháng 3/2011”, báo cáo cho biết.
Xét về xu hướng giá cả, trong khoảng thời gian từ 16/3 đến 15/4, giai đoạn lấy số liệu tính toán CPI tháng 4/2011 của Tổng cục Thống kê, các “biến số” tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chủ yếu là lương thực, thực phẩm và nguyên, nhiên liệu đầu vào của nền kinh tế.
Với lương thực, thực phẩm, nhóm hàng hóa có quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, nhiều mặt hàng tiêu dùng quan trọng có mức tăng giá rất mạnh trong tháng qua.
Giá gạo tẻ thường tại miền Bắc đã tăng khoảng 200-500 đồng/kg; lúa tại miền Nam tăng giá từ 200-625 đồng/kg. Đáng chú ý là thịt lợn hơi có mức tăng giá rất mạnh, khoảng từ 10-15 nghìn đồng/kg; rau xanh nhiều loại tăng giá với mức phổ biến từ 500-4.000 đồng/mớ (kg); thủy hải sản như cá chép, tôm, mực ống… tăng khoảng 5-10 nghìn đồng/kg, theo báo cáo 15 ngày đầu tháng 4 của Cục Quản lý Giá.
Một nhóm hàng hóa khác cũng có mức tăng giá khá mạnh trong tháng này là xăng dầu và gas. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 chịu sức ép từ hai lần tăng giá xăng dầu rất mạnh, lần đầu là ngày 24/2 với mức tăng 2.900 đồng/ lít xăng A92, gần đây nhất là ngày 29/3 tăng thêm 2.000 đồng/lít.
Còn theo báo cáo của Cục Quản lý giá, Do giá khí hóa lỏng LPG nhập khẩu và tỷ giá VND/USD tăng nên giá LPG thị trường trong nước cũng tăng khoảng 22-23,5 nghìn đồng/bình trong giai đoạn 15 ngày báo cáo đề cập.
Ngoài ra, giá điện được điều chỉnh từ ngày 1/3 cũng sẽ bắt đầu tác động mạnh đến các hóa đơn thanh toán tháng này, tăng thêm chi phí tiền điện cho người dân và doanh nghiệp.
Với những biến động lớn vừa, khả năng chỉ số giá các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; giao thông; nhà ở, điện, nước, vật liệu xây dựng sẽ tăng khá mạnh trong tháng này. Một số ước tính của các tổ chức nghiên cứu đang hướng CPI tháng 4/2011 ở mức dự báo tăng khoảng 3% so với tháng trước.
Trước đó, trong buổi bọp giao ban Tổ điều hành thị trường trong nước cuối tháng trước, con số dự báo cho CPI tháng 4/2011 là từ 1,6-1,8%.
Cơ sở cho nhận định của vị lãnh đạo nói trên đến từ báo cáo tình hình giá cả thị trường 15 ngày đầu tháng 4/2011 của cơ quan này. “Trong 15 ngày đầu tháng 4/2011, giá các mặt hàng thiết yếu trong nước như lương thực, thực phẩm nhìn chung tăng so với cùng kỳ tháng 3/2011”, báo cáo cho biết.
Xét về xu hướng giá cả, trong khoảng thời gian từ 16/3 đến 15/4, giai đoạn lấy số liệu tính toán CPI tháng 4/2011 của Tổng cục Thống kê, các “biến số” tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng chủ yếu là lương thực, thực phẩm và nguyên, nhiên liệu đầu vào của nền kinh tế.
Với lương thực, thực phẩm, nhóm hàng hóa có quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, nhiều mặt hàng tiêu dùng quan trọng có mức tăng giá rất mạnh trong tháng qua.
Giá gạo tẻ thường tại miền Bắc đã tăng khoảng 200-500 đồng/kg; lúa tại miền Nam tăng giá từ 200-625 đồng/kg. Đáng chú ý là thịt lợn hơi có mức tăng giá rất mạnh, khoảng từ 10-15 nghìn đồng/kg; rau xanh nhiều loại tăng giá với mức phổ biến từ 500-4.000 đồng/mớ (kg); thủy hải sản như cá chép, tôm, mực ống… tăng khoảng 5-10 nghìn đồng/kg, theo báo cáo 15 ngày đầu tháng 4 của Cục Quản lý Giá.
Một nhóm hàng hóa khác cũng có mức tăng giá khá mạnh trong tháng này là xăng dầu và gas. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 chịu sức ép từ hai lần tăng giá xăng dầu rất mạnh, lần đầu là ngày 24/2 với mức tăng 2.900 đồng/ lít xăng A92, gần đây nhất là ngày 29/3 tăng thêm 2.000 đồng/lít.
Còn theo báo cáo của Cục Quản lý giá, Do giá khí hóa lỏng LPG nhập khẩu và tỷ giá VND/USD tăng nên giá LPG thị trường trong nước cũng tăng khoảng 22-23,5 nghìn đồng/bình trong giai đoạn 15 ngày báo cáo đề cập.
Ngoài ra, giá điện được điều chỉnh từ ngày 1/3 cũng sẽ bắt đầu tác động mạnh đến các hóa đơn thanh toán tháng này, tăng thêm chi phí tiền điện cho người dân và doanh nghiệp.
Với những biến động lớn vừa, khả năng chỉ số giá các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; giao thông; nhà ở, điện, nước, vật liệu xây dựng sẽ tăng khá mạnh trong tháng này. Một số ước tính của các tổ chức nghiên cứu đang hướng CPI tháng 4/2011 ở mức dự báo tăng khoảng 3% so với tháng trước.