Giá cao su thiên nhiên vẫn tăng mạnh
Tuần qua, giá cao su thiên nhiên trên các thị trường tiếp tục tăng mạnh
Tuần qua, giá cao su thiên nhiên trên các thị trường tiếp tục tăng mạnh.
Tại Singapore, giá cao su RSS2 giao ngay ngày 8/11 lúc mở cửa đạt 3.685 SGD/tấn, FOB tăng 3% (107 SGD/tấn) so với một tuần trước đó. Tại Tokyo và Thượng Hải, giá cao su RSS3 giao ngay thời gian này đã tăng 2,7% và 1,5% lên 280,5 Yên/kg và 22.440 Nhân dân tệ/tấn. So với cùng kỳ năm trước, giá cao su tại Singapore và Tokyo hiện đã tăng 36-39%, tại Thượng Hải tăng 28-29%.
Theo Bangkok Post, mưa lớn tại Thái Lan hai tuần qua, không chỉ làm tiến độ khai thác mủ cao su giảm mạnh, mà còn làm cho việc vận chuyển cao su gặp khó khăn. Giá cao su nguyên liệu thô (USS3) của Thái Lan tiếp tục tăng 1,5-2 Baht/kg, lên 64,5-65 Baht/kg, giá cao su RSS1 cũng tăng 3-4 Baht/kg, lên 87,0-87,5 Baht/kg. Tại Indonesia, khô hạn đang làm lượng mủ cao su khai thác giảm, nguồn cung cho xuất khẩu giảm.
Nhu cầu nhập khẩu cao su của nhiều công ty sản xuất săm lốp châu Á và châu Âu đều tăng. Theo Dow Jones, nhiều công ty Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm hợp đồng nhập khẩu cao su RSS3 của Thái Lan và SIR20 của Indonesia nhưng khó khăn bởi nguồn cung khan hiếm. Ngoài ra, giá dầu thô tăng cao kỷ lục cũng là nhân tố làm giá cao su tăng cao.
Tại Singapore, giá cao su RSS2 giao ngay ngày 8/11 lúc mở cửa đạt 3.685 SGD/tấn, FOB tăng 3% (107 SGD/tấn) so với một tuần trước đó. Tại Tokyo và Thượng Hải, giá cao su RSS3 giao ngay thời gian này đã tăng 2,7% và 1,5% lên 280,5 Yên/kg và 22.440 Nhân dân tệ/tấn. So với cùng kỳ năm trước, giá cao su tại Singapore và Tokyo hiện đã tăng 36-39%, tại Thượng Hải tăng 28-29%.
Theo Bangkok Post, mưa lớn tại Thái Lan hai tuần qua, không chỉ làm tiến độ khai thác mủ cao su giảm mạnh, mà còn làm cho việc vận chuyển cao su gặp khó khăn. Giá cao su nguyên liệu thô (USS3) của Thái Lan tiếp tục tăng 1,5-2 Baht/kg, lên 64,5-65 Baht/kg, giá cao su RSS1 cũng tăng 3-4 Baht/kg, lên 87,0-87,5 Baht/kg. Tại Indonesia, khô hạn đang làm lượng mủ cao su khai thác giảm, nguồn cung cho xuất khẩu giảm.
Nhu cầu nhập khẩu cao su của nhiều công ty sản xuất săm lốp châu Á và châu Âu đều tăng. Theo Dow Jones, nhiều công ty Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm hợp đồng nhập khẩu cao su RSS3 của Thái Lan và SIR20 của Indonesia nhưng khó khăn bởi nguồn cung khan hiếm. Ngoài ra, giá dầu thô tăng cao kỷ lục cũng là nhân tố làm giá cao su tăng cao.