Giá dầu giảm không ngừng
Nhu cầu dầu có thể sẽ giảm nếu nước Anh quyết định rời Liên minh Châu Âu
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu thô trên thị trường Mỹ rớt xuống mức thấp nhất trong 3 tuần, khi đồng USD mạnh lên và những nỗi lo về tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu trở lại, theo tin từ Wall Street Journal.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2016 giảm 39 cent, tương đương 0,8%, xuống 48,49 USD/thùng, và như vậy đóng cửa ở mức thấp nhất từ ngày 23/5/2016.
Trên thị trường London, giá dầu Brent giảm 1%, xuống 49,83 USD/thùng, thấp nhất từ ngày 3/6/2016.
Như vậy cả giá dầu WTI và dầu Brent đã có hai phiên giảm liên tiếp sau nhiều tuần tăng mạnh sau thông tin về hàng loạt hiện tượng thiên nhiên bất thường cũng như bạo động khiến hoạt động sản xuất năng lượng bị gián đoạn.
Từ đầu tuần đến nay, thông tin về khả năng Anh có thể rời Liên minh Châu Âu (EU) đã tác động mạnh đến thị trường, gây sức ép sụt giảm lớn lên giá cả của các loại hàng hóa, cùng lúc đó đẩy giá đồng USD và đồng yên tăng.
Phiên hôm qua, chỉ số USD tăng 0,5%. Đồng USD mạnh thường khiến dầu giảm giá.
“Việc Anh rời EU về lý thuyết sẽ làm yếu đồng bảng, cùng lúc đó đẩy đồng USD tăng giá và khiến giá cả các loại hàng hóa giảm sâu”, chuyên gia tư vấn về thị trường năng lượng tại quỹ Ritterbusch & Associates viết trong nghiên cứu mới nhất của mình.
Cho đến nay, tâm lý rời khỏi EU đang thắng thế tại Anh. Kết quả các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy khoảng 47% cử tri cho biết họ chọn sẽ rời khỏi EU trong khi đó tỷ lệ trả lời sẽ bỏ phiếu ở lại EU chỉ là 40%.
Nếu cuối cùng Anh thực sự quyết định rời EU, nhiều người lo ngại đây sẽ là một cú sốc đối với cả kinh tế Anh và EU, nhu cầu dầu vì thế sẽ giảm.
Ngoài ra, thị trường năng lượng trong phiên hôm qua cũng chịu tác động bởi những kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa thể nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong buổi họp chính sách chuẩn bị diễn ra.
Việc nâng lãi suất lúc này được đánh giá là khá rủi ro trong bối cảnh kinh tế Mỹ mới đây bất ngờ phát đi một số dấu hiệu kém lạc quan, ngoài ra, thị trường cũng lo ngại về tác động tâm lý từ việc Anh rời EU.
Theo khảo sát của WSJ, có nhiều nhà đầu tư lo ngại thực ra nguồn cung dầu toàn cầu trên thực tế không giảm nhanh như người ta kỳ vọng. Đi cùng với nó là nỗi lo nhiều công ty sản xuất năng lượng Mỹ sẽ nhanh chóng mở rộng sản xuất ngay khi giá dầu lên mức 50 USD/thùng.
Trên thực tế, theo số liệu của Baker Hughes, số lượng các giàn khoan dầu tại Mỹ đã tăng đến hai tuần liên tiếp.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2016 giảm 39 cent, tương đương 0,8%, xuống 48,49 USD/thùng, và như vậy đóng cửa ở mức thấp nhất từ ngày 23/5/2016.
Trên thị trường London, giá dầu Brent giảm 1%, xuống 49,83 USD/thùng, thấp nhất từ ngày 3/6/2016.
Như vậy cả giá dầu WTI và dầu Brent đã có hai phiên giảm liên tiếp sau nhiều tuần tăng mạnh sau thông tin về hàng loạt hiện tượng thiên nhiên bất thường cũng như bạo động khiến hoạt động sản xuất năng lượng bị gián đoạn.
Từ đầu tuần đến nay, thông tin về khả năng Anh có thể rời Liên minh Châu Âu (EU) đã tác động mạnh đến thị trường, gây sức ép sụt giảm lớn lên giá cả của các loại hàng hóa, cùng lúc đó đẩy giá đồng USD và đồng yên tăng.
Phiên hôm qua, chỉ số USD tăng 0,5%. Đồng USD mạnh thường khiến dầu giảm giá.
“Việc Anh rời EU về lý thuyết sẽ làm yếu đồng bảng, cùng lúc đó đẩy đồng USD tăng giá và khiến giá cả các loại hàng hóa giảm sâu”, chuyên gia tư vấn về thị trường năng lượng tại quỹ Ritterbusch & Associates viết trong nghiên cứu mới nhất của mình.
Cho đến nay, tâm lý rời khỏi EU đang thắng thế tại Anh. Kết quả các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy khoảng 47% cử tri cho biết họ chọn sẽ rời khỏi EU trong khi đó tỷ lệ trả lời sẽ bỏ phiếu ở lại EU chỉ là 40%.
Nếu cuối cùng Anh thực sự quyết định rời EU, nhiều người lo ngại đây sẽ là một cú sốc đối với cả kinh tế Anh và EU, nhu cầu dầu vì thế sẽ giảm.
Ngoài ra, thị trường năng lượng trong phiên hôm qua cũng chịu tác động bởi những kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa thể nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong buổi họp chính sách chuẩn bị diễn ra.
Việc nâng lãi suất lúc này được đánh giá là khá rủi ro trong bối cảnh kinh tế Mỹ mới đây bất ngờ phát đi một số dấu hiệu kém lạc quan, ngoài ra, thị trường cũng lo ngại về tác động tâm lý từ việc Anh rời EU.
Theo khảo sát của WSJ, có nhiều nhà đầu tư lo ngại thực ra nguồn cung dầu toàn cầu trên thực tế không giảm nhanh như người ta kỳ vọng. Đi cùng với nó là nỗi lo nhiều công ty sản xuất năng lượng Mỹ sẽ nhanh chóng mở rộng sản xuất ngay khi giá dầu lên mức 50 USD/thùng.
Trên thực tế, theo số liệu của Baker Hughes, số lượng các giàn khoan dầu tại Mỹ đã tăng đến hai tuần liên tiếp.