10:39 23/05/2008

Giá dầu leo thang từng ngày

Trung Việt

Mấy ngày qua, mỗi ngày, giá dầu liên tiếp kỷ lục mới, chủ yếu do những lo ngại về nguồn cung, trong khi OPEC không chịu tăng sản lượng

Các chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân dầu tăng giá mạnh là do mối lo ngại nguồn cung không đáp ứng đủ cầu khi nước Mỹ và thế giới chuẩn bị bước vào mùa hè du lịch và đồng USD tiếp tục trượt giá.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân dầu tăng giá mạnh là do mối lo ngại nguồn cung không đáp ứng đủ cầu khi nước Mỹ và thế giới chuẩn bị bước vào mùa hè du lịch và đồng USD tiếp tục trượt giá.
Mấy ngày qua, mỗi ngày, giá dầu liên tiếp kỷ lục mới, chủ yếu do những lo ngại về nguồn cung, trong khi OPEC không chịu tăng sản lượng. Hạ viên Mỹ vừa thông qua một dự luật cho phép khởi kiện tổ chức này vì hành vi độc quyền.

Giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York đã tăng vọt lên 129,31 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 20/5. Ngày 21/5, chỉ trong 24 giờ đồng hồ, giá dầu mỏ liên tiếp tăng 3 lần và lập thêm kỷ lục mới 130,47 USD/thùng. Đến ngày 22/5, giá dầu đã vượt đỉnh 135 USD/thùng.

OPEC không tăng sản lượng trước 9/9

Các chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân dầu tăng giá mạnh là do mối lo ngại nguồn cung không đáp ứng đủ cầu khi nước Mỹ và thế giới chuẩn bị bước vào mùa hè du lịch và đồng USD tiếp tục trượt giá.

Thị trường còn phản ứng tiêu cực trước nguồn cung cấp dầu bị gián đoạn tại Pháp, do cuộc biểu tình của ngư dân, phong tỏa kho dầu lớn nhất nước Pháp ở Fossur Mer và các thông tin cho thấy Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không có ý định tăng sản lượng, trong khi nhu cầu nhiên liệu tại châu Á, Trung Đông và các nền kinh tế đang nổi khác đang tăng rất mạnh.

Lý do chủ yếu, theo các nhà phân tích là giá dầu giảm,lợi nhuận của OPEC sẽ giảm theo.
Mặc dù Arập Xêút, thành viên chủ chốt của OPEC, đã tăng sản lượng thêm 300.000 thùng/ ngày, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và bù cho tình trạng thiếu hụt sản lượng của các nước thành viên khác, song các nhà quan sát cho rằng bức tranh về nguồn cung dầu mỏ vẫn ảm đạm.

Ngày 19/5 vừa qua, Chủ tịch OPEC kiêm Bộ trưởng Năng lượng Angiêri Chakib Khelil một lần nữa tuyên bố, OPEC sẽ không ra quyết định tăng sản lượng trước cuộc họp ngày 9/9 tới tại Viên (Áo), bất chấp lời kêu gọi của Chính phủ Mỹ về việc tăng sản lượng để giảm đà tăng giá của dầu thô.

Nhiều quan chức OPEC vẫn một mực nói rằng việc giá dầu tăng cao kỷ lục chủ yếu do đầu cơ hơn là do nhu cầu; thị trường hiện được cung cấp đủ dầu. Quyền Bộ trưởng dầu mỏ Kuwait Mohammad al-Olaim cũng cho rằng, cung và cầu trên thị trường dầu hiện nay thực tế không phải là nhân tố quyết định giá dầu.

Mỹ muốn điều tra thị trường năng lượng

Trước lập trường cứng rắn của OPEC, ngày 20/5, với 324 phiếu thuận và 84 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép Bộ Tư pháp nước này khởi kiện chống lại các thành viên OPEC bị Mỹ cho rằng có hành vi độc quyền, hạn chế lượng cung cấp hoặc ấn định giá năng lượng.

Theo dự luật trên, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ thành lập một lực lượng đặc biệt để điều tra các thị trường năng lượng nhằm loại bỏ tận gốc tình trạng thao túng và đầu cơ trái phép. Các nước thành viên OPEC, nếu bị cáo buộc những hành vi kể trên, sẽ bị khởi kiện tại các tòa án Mỹ theo luật chống độc quyền của Mỹ. Ngoài ra, dự luật này cũng yêu cầu Bộ Tư pháp xem xét lại những vụ sáp nhập trong lĩnh vực dầu mỏ trong những năm qua.

Việc giá dầu thô liên tục vượt qua nhiều kỷ lục trong những ngày qua, đẩy giá xăng ở Mỹ không ngừng leo thang. Dự luật nói trên được các nghị sĩ Mỹ coi là nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, Tổng thống Bush đã dọa phủ quyết dự luật này, vì cho rằng nó sẽ cản trở đầu tư nước ngoài vào Mỹ, khiến cho các công ty Mỹ ở nước ngoài bị trả đũa, thậm chí làm tăng giá dầu cũng như ảnh hưởng tới thị trường việc làm ở nước này.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo gần với quan điểm của OPEC, khi cho rằng lượng cung dầu mỏ ra thị trường thế giới hiện nay là hoàn toàn dư thừa và tình trạng này sẽ kéo dài đến hết năm 2008 nếu OPEC duy trì mức sản lượng như hiện nay. Theo IEA, giá dầu tăng là do thiếu nguồn cung dự phòng, chứ không phải thiếu lượng cung thực tế hàng ngày.

Các kho dự trữ dầu của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) hiện thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong 5 năm qua. Ngoài ra, việc một số nước không báo cáo đầy đủ lượng dầu dự trữ của mình và tình trạng khách hàng cạnh tranh nhau cũng góp phần vào "cơn sốt" giá dầu.

Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2008 dự kiến ở mức 86,8 triệu thùng/ngày, giảm gần 400.000 thùng so với ước tính đưa ra một tháng trước đó. Tuyên bố của IEA được xem là có thể sẽ làm giảm sức ép của thế giới đòi các nước OPEC tăng sản lượng dầu.