Giá dầu tăng vì OPEC cắt giảm sản lượng “nghiêm chỉnh”
“Đây dường như là một trong những thỏa thuận cắt giảm sản lượng thành công nhất của OPEC trên phương diện tuân thủ”
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng ở mức độ cao nhất từ trước đến nay, trong nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo hàng tháng ra ngày 10/2.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của IEA nói rằng trong tháng 1, OPEC đã thực thi 90% khối lượng cắt giảm sản lượng cam kết. Tháng 1 là tháng đầu tiên thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC có hiệu lực, và nước “anh cả” của khối là Saudi Arabia thậm chí còn hạ sản lượng tới 116% so với mức cam kết.
Bên cạnh đó, 11 quốc gia ngoài OPEC tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng với khối này cũng thực thi khoảng một nửa mức cắt giảm đã cam kết, IEC cho hay.
OPEC và Nga đang dẫn đầu nỗ lực của các quốc gia sản xuất dầu lửa trên toàn cầu nhằm chấm dứt tình trạng thừa mứa dầu đã kéo dài 3 năm. Nguồn cung dư thừa đã đẩy giá dầu thế giới xuống mức đáy của hơn 1 thập kỷ và khiến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu điêu đứng.
Nhu cầu dầu của thế giới tăng vững đang hỗ trợ tích cực cho nỗ lực “cứu” giá dầu nói trên. Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đã vượt dự báo trong năm 2016 và được nhận định sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017. IEA dự báo nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng thêm khoảng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn 0,1 triệu thùng/ngày so với lần dự báo trước.
Ban đầu, thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC và các nước ngoài khối - đạt được vào tháng 12 năm ngoái - đã khiến giá dầu tăng tới 20%. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã chững lại trong thời gian gần đây do lo ngại về việc các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể tăng mạnh sản lượng khiến những nỗ lực giảm sản lượng của OPEC trở nên vô nghĩa.
“Đây dường như là một trong những thỏa thuận cắt giảm sản lượng thành công nhất của OPEC trên phương diện tuân thủ”, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nhận định. “Nhưng còn một câu chuyện thứ hai nữa, đó là tăng trưởng sản lượng dầu đang diễn ra mạnh mẽ ở những nước ngoài OPEC không tham gia thỏa thuận”.
Giá dầu thế giới đã tăng khá mạnh trong phiên giao dịch ngày 10/2 sau khi báo cáo của IEA được công bố.
Đóng cửa tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng 0,86 USD/thùng, tương đương tăng 1,6%, chốt ở mức 53,86 USD/thùng.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent chốt phiên với mức tăng 1,07 USD/thùng, tương đương tăng 1,9%, đạt mức 56,88 USD/thùng.
Theo IEA, lượng dầu tồn kho của thế giới sẽ giảm 0,6 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017 nếu OPEC tiếp tục tuân thủ chặt chẽ việc cắt giảm sản lượng. Đến nay, mức tồn kho dầu của các nước công nghiệp phát triển đã giảm 5 tháng liên tiếp nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với mức trung bình.
Báo cáo của IEA nói rằng tồn kho dầu còn lớn, cộng với những lo ngại cho rằng việc OPEC giảm sản lượng sẽ khuyến khích sự gia tăng nguồn cung dầu ở những nơi khác, là lý do vì sao khiến giá dầu bị “mặc kẹt” trên ngưỡng 50 USD/thùng thay vì tăng cao hơn.
Theo báo cáo, 11 nước OPEC bị ràng buộc bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã hạ sản lượng khai thác dầu tổng cộng 1,12 triệu thùng/ngày, còn 29,93 triệu thùng/ngày.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của IEA nói rằng trong tháng 1, OPEC đã thực thi 90% khối lượng cắt giảm sản lượng cam kết. Tháng 1 là tháng đầu tiên thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC có hiệu lực, và nước “anh cả” của khối là Saudi Arabia thậm chí còn hạ sản lượng tới 116% so với mức cam kết.
Bên cạnh đó, 11 quốc gia ngoài OPEC tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng với khối này cũng thực thi khoảng một nửa mức cắt giảm đã cam kết, IEC cho hay.
OPEC và Nga đang dẫn đầu nỗ lực của các quốc gia sản xuất dầu lửa trên toàn cầu nhằm chấm dứt tình trạng thừa mứa dầu đã kéo dài 3 năm. Nguồn cung dư thừa đã đẩy giá dầu thế giới xuống mức đáy của hơn 1 thập kỷ và khiến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu điêu đứng.
Nhu cầu dầu của thế giới tăng vững đang hỗ trợ tích cực cho nỗ lực “cứu” giá dầu nói trên. Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đã vượt dự báo trong năm 2016 và được nhận định sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017. IEA dự báo nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng thêm khoảng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn 0,1 triệu thùng/ngày so với lần dự báo trước.
Ban đầu, thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC và các nước ngoài khối - đạt được vào tháng 12 năm ngoái - đã khiến giá dầu tăng tới 20%. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã chững lại trong thời gian gần đây do lo ngại về việc các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể tăng mạnh sản lượng khiến những nỗ lực giảm sản lượng của OPEC trở nên vô nghĩa.
“Đây dường như là một trong những thỏa thuận cắt giảm sản lượng thành công nhất của OPEC trên phương diện tuân thủ”, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nhận định. “Nhưng còn một câu chuyện thứ hai nữa, đó là tăng trưởng sản lượng dầu đang diễn ra mạnh mẽ ở những nước ngoài OPEC không tham gia thỏa thuận”.
Giá dầu thế giới đã tăng khá mạnh trong phiên giao dịch ngày 10/2 sau khi báo cáo của IEA được công bố.
Đóng cửa tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng 0,86 USD/thùng, tương đương tăng 1,6%, chốt ở mức 53,86 USD/thùng.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent chốt phiên với mức tăng 1,07 USD/thùng, tương đương tăng 1,9%, đạt mức 56,88 USD/thùng.
Theo IEA, lượng dầu tồn kho của thế giới sẽ giảm 0,6 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017 nếu OPEC tiếp tục tuân thủ chặt chẽ việc cắt giảm sản lượng. Đến nay, mức tồn kho dầu của các nước công nghiệp phát triển đã giảm 5 tháng liên tiếp nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với mức trung bình.
Báo cáo của IEA nói rằng tồn kho dầu còn lớn, cộng với những lo ngại cho rằng việc OPEC giảm sản lượng sẽ khuyến khích sự gia tăng nguồn cung dầu ở những nơi khác, là lý do vì sao khiến giá dầu bị “mặc kẹt” trên ngưỡng 50 USD/thùng thay vì tăng cao hơn.
Theo báo cáo, 11 nước OPEC bị ràng buộc bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã hạ sản lượng khai thác dầu tổng cộng 1,12 triệu thùng/ngày, còn 29,93 triệu thùng/ngày.