Giá dầu thế giới chịu sức ép lớn vì dư cung
Tổng dự trữ dầu thô tại Mỹ hiện là 394,6 triệu thùng, chỉ thấp hơn chút ít so với mức đỉnh trong 30 năm là 395,5 triệu thùng
Thị trường dầu thô thế giới đang phải chịu những sức ép lớn từ việc lượng dư cung tại Mỹ đạt mức kỷ lục trong vòng 30 năm qua, đặc biệt khi báo cáo gần nhất cho thấy lượng cung trong tuần vừa qua chỉ giảm chút ít.
Theo công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 17/5 vừa qua, lượng cung dầu thô tại Mỹ chỉ giảm có 300.000 thùng, bằng một phần tư so với dự báo của giới phân tích trong cuộc điều tra của tổ chức Platts. Theo đó, dư cung hiện nay đang ở mức 394,6 triệu thùng.
Trong tuần kết thúc hôm 3/5, dư cung dầu thô tại Mỹ là 395,5 triệu thùng, đánh dấu ngưỡng cao nhất trong ít nhất 30 năm qua, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Do đó, với mức giảm thấp hơn so với dự tính, hiện dư cung dầu thô tại Mỹ vẫn còn khá ngất ngưởng. Điều này đang gây lo ngại cho thị trường.
Bên cạnh những thông tin về lượng cung dầu thô, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng cung xăng trong tuần qua tăng tới 3 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu thô giảm 1,1 trịêu thùng. Còn theo giới phân tích dự báo, cung xăng giảm 200.000 thùng, chế phẩm khác từ dầu thô tăng 1,1 triệu thùng.
Đây cũng chính là lý do khiến giá các mặt hàng năng lượng trong phiên giao dịch đêm qua (22/5) tại sàn trao đổi hàng hóa New York đã phải chịu sức ép giảm giá mạnh. Kết thúc ngày giao dịch này, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 đã trượt tới 1,9 USD, tương ứng với mức giảm 2%, xuống còn 94,28 USD mỗi thùng.
Giá xăng giao tháng 6 tại sàn New York giảm khoảng 3 cent, tương ứng với mức 0,9%, xuống còn 2,82 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm mạnh tới 5,5 cent, tương ứng với mức 1,9%, xuống còn 2,87 USD mỗi gallon. Giá khí tự nhiên giao tháng 6 chỉ giảm nhẹ 0,1%, xuống còn 4,19 USD/ triệu BTU.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng giảm mạnh 1,31 USD, tương ứng 1,3%, xuống còn 102,6 USD/thùng. Hiện chênh lệch giá dầu thô New York và Brent Biển Bắc ở mức hơn 8 USD.
Một lý do khác cũng khiến giá năng lượng thế giới đêm qua giảm mạnh là những phát biểu trong ngày của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke và biên bản cuộc họp chính sách gần nhất của FED đã cho thấy khả năng sẽ thu hẹp dần những biện pháp kích thích kinh tế, bao gồm kế hoạch mua trái phiếu.
Phát biểu tại buổi điều trần trước ủy ban kinh tế của Quốc hội Mỹ, ông Bernanke cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để FED rút lại các chương trình kích thích kinh tế tăng trưởng, bởi nếu thực hiện ngay sẽ khiến đà phục hồi kinh tế Mỹ bị chậm lại hoặc dừng hẳn, song song với đó là làm lạm phát sẽ bị sụt giảm mạnh hơn nữa.
Tuy nhiên, trước sức ép từ các nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ, ông Bernanke cho biết có thể giảm tốc độ chương trình trong một vài cuộc họp tới nếu thị trường việc làm có sự cải thiện thực sự và bền vững. Và ông không loại bỏ khả năng rút bỏ vào dịp Lễ Lao động của Mỹ (ngày thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng 9).
Còn theo biên bản cuộc họp kéo dài từ 30/4 đến 1/5, ngày càng có nhiều quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ muốn làm chậm lại tiến độ chương trình thu mua trái phiếu kho bạc trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng, sớm nhất là vào tháng 6 nếu kinh tế tăng tốc. Tuy nhiên, bất đồng về điều kiện thực hiện vẫn còn chi phối.
Cũng ở biên bản này, FED cho biết có thể tăng hoặc giảm tốc độ thực hiện các chương trình kích thích tăng trưởng tùy theo tình hình thị trường việc làm và lạm phát. Hiện tại tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống 7,5%, thấp nhất trong 4 năm, nhưng vẫn còn khá cao nếu so với những nền kinh tế "khỏe mạnh" trên thế giới.
Theo công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 17/5 vừa qua, lượng cung dầu thô tại Mỹ chỉ giảm có 300.000 thùng, bằng một phần tư so với dự báo của giới phân tích trong cuộc điều tra của tổ chức Platts. Theo đó, dư cung hiện nay đang ở mức 394,6 triệu thùng.
Trong tuần kết thúc hôm 3/5, dư cung dầu thô tại Mỹ là 395,5 triệu thùng, đánh dấu ngưỡng cao nhất trong ít nhất 30 năm qua, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Do đó, với mức giảm thấp hơn so với dự tính, hiện dư cung dầu thô tại Mỹ vẫn còn khá ngất ngưởng. Điều này đang gây lo ngại cho thị trường.
Bên cạnh những thông tin về lượng cung dầu thô, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng cung xăng trong tuần qua tăng tới 3 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu thô giảm 1,1 trịêu thùng. Còn theo giới phân tích dự báo, cung xăng giảm 200.000 thùng, chế phẩm khác từ dầu thô tăng 1,1 triệu thùng.
Đây cũng chính là lý do khiến giá các mặt hàng năng lượng trong phiên giao dịch đêm qua (22/5) tại sàn trao đổi hàng hóa New York đã phải chịu sức ép giảm giá mạnh. Kết thúc ngày giao dịch này, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 đã trượt tới 1,9 USD, tương ứng với mức giảm 2%, xuống còn 94,28 USD mỗi thùng.
Giá xăng giao tháng 6 tại sàn New York giảm khoảng 3 cent, tương ứng với mức 0,9%, xuống còn 2,82 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm mạnh tới 5,5 cent, tương ứng với mức 1,9%, xuống còn 2,87 USD mỗi gallon. Giá khí tự nhiên giao tháng 6 chỉ giảm nhẹ 0,1%, xuống còn 4,19 USD/ triệu BTU.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng giảm mạnh 1,31 USD, tương ứng 1,3%, xuống còn 102,6 USD/thùng. Hiện chênh lệch giá dầu thô New York và Brent Biển Bắc ở mức hơn 8 USD.
Một lý do khác cũng khiến giá năng lượng thế giới đêm qua giảm mạnh là những phát biểu trong ngày của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke và biên bản cuộc họp chính sách gần nhất của FED đã cho thấy khả năng sẽ thu hẹp dần những biện pháp kích thích kinh tế, bao gồm kế hoạch mua trái phiếu.
Phát biểu tại buổi điều trần trước ủy ban kinh tế của Quốc hội Mỹ, ông Bernanke cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để FED rút lại các chương trình kích thích kinh tế tăng trưởng, bởi nếu thực hiện ngay sẽ khiến đà phục hồi kinh tế Mỹ bị chậm lại hoặc dừng hẳn, song song với đó là làm lạm phát sẽ bị sụt giảm mạnh hơn nữa.
Tuy nhiên, trước sức ép từ các nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ, ông Bernanke cho biết có thể giảm tốc độ chương trình trong một vài cuộc họp tới nếu thị trường việc làm có sự cải thiện thực sự và bền vững. Và ông không loại bỏ khả năng rút bỏ vào dịp Lễ Lao động của Mỹ (ngày thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng 9).
Còn theo biên bản cuộc họp kéo dài từ 30/4 đến 1/5, ngày càng có nhiều quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ muốn làm chậm lại tiến độ chương trình thu mua trái phiếu kho bạc trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng, sớm nhất là vào tháng 6 nếu kinh tế tăng tốc. Tuy nhiên, bất đồng về điều kiện thực hiện vẫn còn chi phối.
Cũng ở biên bản này, FED cho biết có thể tăng hoặc giảm tốc độ thực hiện các chương trình kích thích tăng trưởng tùy theo tình hình thị trường việc làm và lạm phát. Hiện tại tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống 7,5%, thấp nhất trong 4 năm, nhưng vẫn còn khá cao nếu so với những nền kinh tế "khỏe mạnh" trên thế giới.