Giá dầu thô thế giới sẽ còn tăng tới đâu?
Phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 6/9), giá dầu thô giao sau trên thị trường New York đã chạm mức cao nhất 28 tháng
Nếu hội đủ các yếu tố trợ lực như giới phân tích đưa ra, nhiều khả năng giá dầu thô thế giới trong tuần này sẽ còn lên cao hơn nữa, sau khi đã chạm ngưỡng cao nhất 28 tháng liên tiếp trong phiên giao dịch cuối tuần trước.
Sáng sớm nay (ngày 9/9, theo giờ Việt Nam), chịu ảnh hưởng từ tình hình nhập khẩu ròng dầu thô tại thị trường Trung Quốc, trên bảng giao dịch điện tử tại sàn giao dịch New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10 đã giảm 77 cent, xuống còn 109,76 USD mỗi thùng. Tuy nhiên theo giới phân tích, sự đi xuống này chỉ có tính nhất thời và không kéo dài.
Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10 trên sàn hàng hóa New York đã đứng ở mức 110,53 USD mỗi thùng, tăng 2,16 USD so với phiên 5/9, tương ứng với mức 2%. Đây là mức giá chốt theo ngày cao nhất của dầu thô hợp đồng kỳ hạn loại này kể từ phiên 3/5/2011. Tính chung cả tuần qua, giá dầu thô đã tăng 2,7%.
Cùng ngày, trên sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 10 cũng tăng được 86 cent, tương ứng với mức tăng 0,8%, lên chốt phiên 6/9 ở mức giá 116,12 USD mỗi thùng. Với mức tăng có vẻ quá thiên lệch này, hiện khoảng chênh giữa giá dầu thô giao sau ở New York và tại sàn London đã bị rút xuống, dưới mức 6 USD.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu thô tăng mạnh trong phiên cuối tuần qua là do những tin tức cho thấy cuộc xung đột ở Syria có khả năng chuyển thể thành một hố ngăn cách giữa các nước lớn, trong đó đáng chú ý nhất là Nga và Mỹ. Hố sâu ngăn cách giữa hai cường quốc kinh tế này xảy ra khi một bên đòi đánh Syria, trong khi bên kia thì phản đối.
Tại cuộc họp báo bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, nước ông sẽ tiếp tục giúp đỡ Syria nếu quốc gia Trung Đông này bị tấn công. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông đang cân nhắc tiến hành tấn công quân sự nhằm vào đất nước Syria.
Cuộc họp của nhóm G20 cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa lãnh đạo các nước về việc liệu có nên tấn công Syria hay không. Cuối tuần qua, 28 nước thành viên Liên minh châu Âu đã khẳng định chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công lực lượng nổi dậy bằng vũ khí hóa học, trong một ngày hồi tháng 8.
Những chia rẽ này, theo giới phân tích, có thể khiến cho cục diện kinh tế thế giới gặp trắc trở sau khi đã hồi phục khá mạnh thời gian qua. Sự chia rẽ này cũng tiềm tàng một nguy cơ lớn, đó là khiến cuộc chiến tại Syria có thể bị mở rộng quy mô, từ một cuộc chiến hạn chế theo chủ trương của ông Obama thành một cuộc xung đột mang tầm vóc khu vực.
Mặc dù Syria không phải là quốc gia sản xuất dầu thô chủ yếu, nhưng với vị trí địa lý quan trọng của quốc gia này, một cuộc xung đột nổ ra tại đây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cung ứng dầu thô từ khu vực Trung Đông ra thế giới. Và khi đó, giá xăng, dầu thế giới sẽ bị đẩy cao lên những ngưỡng mà người tiêu dùng không có khả năng thanh toán.
Bên cạnh đó, Syria còn nắm gần một số tuyến giao dịch xuất nhập khầu dầu mỏ quan trọng trong khu vực Trung Đông, nơi đang diễn ra hoạt động giao dịch với vài chục triệu thùng dầu được lưu chuyển mỗi ngày. Nhiều người lo sợ các quốc gia hoặc nhóm cực đoan khác ngoài Syria có thể tấn công vào những lộ trình này, nhằm trả đũa lại các lực lượng Mỹ.
Nguy cơ cuộc chiến tại Syria tới đâu sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào việc lưỡng viện trong Quốc hội Mỹ tuần này có bỏ phiếu thông qua kế hoạch tấn công Syria hay không và liệu Tổng thống Mỹ Barack Obama có thuyết phục được người dân đứng về phía ông trong cuộc chiến này. Đây là một câu hỏi khó khi mà Hạ viện Mỹ trong tay các nghị sỹ Cộng hòa.
Tuy nhiên, trong lúc này, các tờ báo lớn của Mỹ cũng đang đặt nghi vấn về việc chính phủ của ông Obama đang có dự định mở rộng quy mô của cuộc tấn công, từ phạm vi hạn chế sang đòn tấn công ào ạt. Mặc dù Tổng thống Obama đã phản bác những tin tức này, song có vẻ như dư luận không thể không tin những gì đang được báo chí Mỹ đăng tải.
Trong đó, đáng chú ý nhất là theo tờ Los Angeles Times, Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch sẵn sàng tấn công Syria trong 3 ngày liên tiếp, với một cuộc không kích cường độ mạnh bằng các loại tên lửa kết hợp với hàng loạt vụ tấn công bổ sung sau đó, nhằm vào những mục tiêu có thể bị bỏ sót hoặc vẫn còn đứng vững sau đợt oanh kích đầu tiên.
Sáng sớm nay (ngày 9/9, theo giờ Việt Nam), chịu ảnh hưởng từ tình hình nhập khẩu ròng dầu thô tại thị trường Trung Quốc, trên bảng giao dịch điện tử tại sàn giao dịch New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10 đã giảm 77 cent, xuống còn 109,76 USD mỗi thùng. Tuy nhiên theo giới phân tích, sự đi xuống này chỉ có tính nhất thời và không kéo dài.
Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10 trên sàn hàng hóa New York đã đứng ở mức 110,53 USD mỗi thùng, tăng 2,16 USD so với phiên 5/9, tương ứng với mức 2%. Đây là mức giá chốt theo ngày cao nhất của dầu thô hợp đồng kỳ hạn loại này kể từ phiên 3/5/2011. Tính chung cả tuần qua, giá dầu thô đã tăng 2,7%.
Cùng ngày, trên sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 10 cũng tăng được 86 cent, tương ứng với mức tăng 0,8%, lên chốt phiên 6/9 ở mức giá 116,12 USD mỗi thùng. Với mức tăng có vẻ quá thiên lệch này, hiện khoảng chênh giữa giá dầu thô giao sau ở New York và tại sàn London đã bị rút xuống, dưới mức 6 USD.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu thô tăng mạnh trong phiên cuối tuần qua là do những tin tức cho thấy cuộc xung đột ở Syria có khả năng chuyển thể thành một hố ngăn cách giữa các nước lớn, trong đó đáng chú ý nhất là Nga và Mỹ. Hố sâu ngăn cách giữa hai cường quốc kinh tế này xảy ra khi một bên đòi đánh Syria, trong khi bên kia thì phản đối.
Tại cuộc họp báo bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, nước ông sẽ tiếp tục giúp đỡ Syria nếu quốc gia Trung Đông này bị tấn công. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông đang cân nhắc tiến hành tấn công quân sự nhằm vào đất nước Syria.
Cuộc họp của nhóm G20 cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa lãnh đạo các nước về việc liệu có nên tấn công Syria hay không. Cuối tuần qua, 28 nước thành viên Liên minh châu Âu đã khẳng định chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công lực lượng nổi dậy bằng vũ khí hóa học, trong một ngày hồi tháng 8.
Những chia rẽ này, theo giới phân tích, có thể khiến cho cục diện kinh tế thế giới gặp trắc trở sau khi đã hồi phục khá mạnh thời gian qua. Sự chia rẽ này cũng tiềm tàng một nguy cơ lớn, đó là khiến cuộc chiến tại Syria có thể bị mở rộng quy mô, từ một cuộc chiến hạn chế theo chủ trương của ông Obama thành một cuộc xung đột mang tầm vóc khu vực.
Mặc dù Syria không phải là quốc gia sản xuất dầu thô chủ yếu, nhưng với vị trí địa lý quan trọng của quốc gia này, một cuộc xung đột nổ ra tại đây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cung ứng dầu thô từ khu vực Trung Đông ra thế giới. Và khi đó, giá xăng, dầu thế giới sẽ bị đẩy cao lên những ngưỡng mà người tiêu dùng không có khả năng thanh toán.
Bên cạnh đó, Syria còn nắm gần một số tuyến giao dịch xuất nhập khầu dầu mỏ quan trọng trong khu vực Trung Đông, nơi đang diễn ra hoạt động giao dịch với vài chục triệu thùng dầu được lưu chuyển mỗi ngày. Nhiều người lo sợ các quốc gia hoặc nhóm cực đoan khác ngoài Syria có thể tấn công vào những lộ trình này, nhằm trả đũa lại các lực lượng Mỹ.
Nguy cơ cuộc chiến tại Syria tới đâu sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào việc lưỡng viện trong Quốc hội Mỹ tuần này có bỏ phiếu thông qua kế hoạch tấn công Syria hay không và liệu Tổng thống Mỹ Barack Obama có thuyết phục được người dân đứng về phía ông trong cuộc chiến này. Đây là một câu hỏi khó khi mà Hạ viện Mỹ trong tay các nghị sỹ Cộng hòa.
Tuy nhiên, trong lúc này, các tờ báo lớn của Mỹ cũng đang đặt nghi vấn về việc chính phủ của ông Obama đang có dự định mở rộng quy mô của cuộc tấn công, từ phạm vi hạn chế sang đòn tấn công ào ạt. Mặc dù Tổng thống Obama đã phản bác những tin tức này, song có vẻ như dư luận không thể không tin những gì đang được báo chí Mỹ đăng tải.
Trong đó, đáng chú ý nhất là theo tờ Los Angeles Times, Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch sẵn sàng tấn công Syria trong 3 ngày liên tiếp, với một cuộc không kích cường độ mạnh bằng các loại tên lửa kết hợp với hàng loạt vụ tấn công bổ sung sau đó, nhằm vào những mục tiêu có thể bị bỏ sót hoặc vẫn còn đứng vững sau đợt oanh kích đầu tiên.