Giá dầu thô xuống thấp nhất hai tuần
Sản xuất yếu kém của Trung Quốc đã khiến triển vọng tiêu thụ năng lượng trở nên u ám
Giá dầu thô thế giới loại hợp đồng kỳ hạn đã xuống mức thấp nhất khoảng hai tuần qua trong phiên giao dịch ngày 24/7, do số liệu sản xuất yếu kém tại Trung Quốc và kết quả kinh doanh đáng thất vọng của Caterpillar.
Hôm qua, ngân hàng HSBC đã công bố chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống 47,7 điểm, thấp nhất trong 11 tháng qua. Mặc dù bất kỳ mức điểm nào dưới 50 đều bị xem là suy yếu, song con số 47,7 điểm của HSBC đưa ra thực sự đáng lo ngại, bởi nó còn thấp hơn cả mức trong tháng 6 trước đó.
Tại Mỹ, chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ trong tháng 7 tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng, doanh số nhà mới tháng 6 của Mỹ cũng vọt lên cao nhất hơn 5 năm qua. Tuy nhiên, thông tin kết quả kinh doanh yếu kém của hãng máy móc Caterpillar trong quý 2 cùng triển vọng cả năm yếu kém, đã khiến thị trường năng lượng rơi vào cảnh bất ổn.
Theo giới phân tích, hoạt động sản xuất yếu kém tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và tập đoàn Caterpillar đã khiến bức tranh triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu năm 2013 trở nên u ám. Điều này dễ hiểu bởi thị trường Trung Quốc vốn là một trong những khu vực tiêu thụ dầu thô lớn nhất và Caterpillar là hãng chuyên sản xuất máy móc.
Hai thông tin kém lạc quan này cũng xóa nhòa những ảnh hưởng, vốn được cho là lực đẩy lớn trong tuần này, từ báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Theo cơ quan này, trong tuần kết thúc ngày 19/7 vừa qua, cung dầu thô tại Mỹ tiếp tục giảm thêm 2,8 triệu thùng, cao hơn mức dự báo giảm 2,5 triệu thùng của giới chuyên môn.
Viện Dầu khí Mỹ trước đó cũng đưa ra một báo cáo tương tự, với mức giảm thấp hơn nhiều là 1,4 triệu thùng. Như vậy, trong vòng 4 tuần qua, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng cung dầu thô đã giảm tới 29,9 triệu thùng. Đây là điều đáng ngạc nhiên, bởi trước đó dư cung của Mỹ quá lớn đã khiến giá dầu giảm sâu.
Cũng theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần báo cáo trên, cung xăng giảm 1,4 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu thô (bao gồm dầu sưởi) giảm 1,2 triệu thùng. Trong khi, theo giới phân tích thị trường trong cuộc thăm dò trước đó của Platts, cung xăng tăng 800.000 thùng, chế phẩm khác tăng 1,9 triệu thùng.
Chịu ảnh hưởng của những báo cáo trên, chốt phiên giao dịch ngày 24/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trrên sàn hàng hóa New York giảm mạnh 1,84 USD, tương ứng với mức 1,7%, xuống còn 105,39 USD/thùng. Đây là mức chốt thấp nhất kể từ phiên 11/7. Trên sàn London, giá dầu Brent cũng giảm 1,23% xuống còn 107,19 USD.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, trên sàn giao dịch hàng hóa New York phiên 24/7, giá xăng giao tháng 8 giảm nhẹ xuống 3,06 USD mỗi gallon, trong khi giá dầu sưởi cùng hạn giảm 2 cent, tương ứng 0,7%, xuống còn 3,05 USD mỗi gallon. Giá khí tự nhiên giao tháng 8 giảm 4,5 cent, tương ứng với 1,2%, xuống 3,70 USD/ triệu BTU.
Hôm qua, ngân hàng HSBC đã công bố chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống 47,7 điểm, thấp nhất trong 11 tháng qua. Mặc dù bất kỳ mức điểm nào dưới 50 đều bị xem là suy yếu, song con số 47,7 điểm của HSBC đưa ra thực sự đáng lo ngại, bởi nó còn thấp hơn cả mức trong tháng 6 trước đó.
Tại Mỹ, chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ trong tháng 7 tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng, doanh số nhà mới tháng 6 của Mỹ cũng vọt lên cao nhất hơn 5 năm qua. Tuy nhiên, thông tin kết quả kinh doanh yếu kém của hãng máy móc Caterpillar trong quý 2 cùng triển vọng cả năm yếu kém, đã khiến thị trường năng lượng rơi vào cảnh bất ổn.
Theo giới phân tích, hoạt động sản xuất yếu kém tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và tập đoàn Caterpillar đã khiến bức tranh triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu năm 2013 trở nên u ám. Điều này dễ hiểu bởi thị trường Trung Quốc vốn là một trong những khu vực tiêu thụ dầu thô lớn nhất và Caterpillar là hãng chuyên sản xuất máy móc.
Hai thông tin kém lạc quan này cũng xóa nhòa những ảnh hưởng, vốn được cho là lực đẩy lớn trong tuần này, từ báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Theo cơ quan này, trong tuần kết thúc ngày 19/7 vừa qua, cung dầu thô tại Mỹ tiếp tục giảm thêm 2,8 triệu thùng, cao hơn mức dự báo giảm 2,5 triệu thùng của giới chuyên môn.
Viện Dầu khí Mỹ trước đó cũng đưa ra một báo cáo tương tự, với mức giảm thấp hơn nhiều là 1,4 triệu thùng. Như vậy, trong vòng 4 tuần qua, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng cung dầu thô đã giảm tới 29,9 triệu thùng. Đây là điều đáng ngạc nhiên, bởi trước đó dư cung của Mỹ quá lớn đã khiến giá dầu giảm sâu.
Cũng theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần báo cáo trên, cung xăng giảm 1,4 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu thô (bao gồm dầu sưởi) giảm 1,2 triệu thùng. Trong khi, theo giới phân tích thị trường trong cuộc thăm dò trước đó của Platts, cung xăng tăng 800.000 thùng, chế phẩm khác tăng 1,9 triệu thùng.
Chịu ảnh hưởng của những báo cáo trên, chốt phiên giao dịch ngày 24/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trrên sàn hàng hóa New York giảm mạnh 1,84 USD, tương ứng với mức 1,7%, xuống còn 105,39 USD/thùng. Đây là mức chốt thấp nhất kể từ phiên 11/7. Trên sàn London, giá dầu Brent cũng giảm 1,23% xuống còn 107,19 USD.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, trên sàn giao dịch hàng hóa New York phiên 24/7, giá xăng giao tháng 8 giảm nhẹ xuống 3,06 USD mỗi gallon, trong khi giá dầu sưởi cùng hạn giảm 2 cent, tương ứng 0,7%, xuống còn 3,05 USD mỗi gallon. Giá khí tự nhiên giao tháng 8 giảm 4,5 cent, tương ứng với 1,2%, xuống 3,70 USD/ triệu BTU.