“Giá điện không nên tăng cao đột ngột”
Giá điện sẽ tăng ít nhất 20% bắt đầu từ năm 2009, trong đó, giá điện sinh hoạt sẽ tăng cao hơn điện sản xuất
Giá điện sẽ tăng ít nhất 20% bắt đầu từ năm 2009, trong đó, giá điện sinh hoạt sẽ tăng cao hơn điện sản xuất.
Đó là phương án tăng giá điện mà Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết khi trả lời báo giới bên lề phiên họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ ngày 30/9.
Đánh giá về phương án này, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp nhìn nhận, việc tăng giá điện là hợp lý, nhưng mức tăng như vậy là khá cao và gây “sốc”.
Ông nói:
- Theo ông Bùi Xuân Khu, phương án của Bộ Công Thương sẽ tăng giá điện lên 20% đầu năm 2009, và đề nghị của EVN còn cao hơn mức 20%.
Ngành điện kinh doanh rõ ràng là phải có lãi; có lãi thì ngành điện mới có thể đầu tư bảo đảm kinh doanh, sản xuất lâu dài được. Nếu như để ngành điện lỗ và không ai đầu tư thì chắc chắn mạng điện sẽ sập và không có nguồn điện để cung ứng.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nên tăng giá như thế nào để ngành điện vừa có lãi kinh doanh, mở rộng sản xuất vừa không gây khó khăn, gây “sốc” cho khách hàng.
Vậy theo ông, tăng như thế nào mới là hợp lý?
Tôi cho rằng có ba vấn đề cần quan tâm đến.
Thứ nhất, nên nâng giá điện từng bước, không nên tăng đột ngột tới 20%.Mức tăng trên nên xem xét lại. Tăng đột ngột như vậy sẽ khó cho người tiêu dùng thích ứng.
Thứ hai là giá thành điện như thế nào là hợp lý, mức tăng bao nhiêu là có lãi? Vấn đề này người tiêu dùng đang còn có nhiều ý kiến. Theo tôi, cần có cuộc điều tra độc lập, công khai và tiến hành đối thoại giữa ngành điện, người tiêu dùng và các cơ quan chuyên môn để tìm ra mức giá điện hợp lý.
Thứ ba là trong tình hình hiện nay, người tiêu dùng và người sản xuất phải tiết kiệm tối đa và phải sử dụng tối đa các nguồn năng lượng khác hoặc các xu hướng về lâu dài cần phải làm, như tìm những nguồn năng lượng tái sinh: năng lượng mặt trời, năng lượng gió… đấy mới là bài toán tổng thể phải tìm ra.
Một trong những lý do tăng giá điện mà nhà cung cấp điện đưa ra là vì giá điện của chúng ta thấp hơn các nước trong khu vực, trong khi lại không xét đến thu nhập của ta thấp hơn. Ông có cho rằng đây là lý do hợp lý?
Điều này ngành điện có lý, vì đầu vào cho sản xuất điện không phụ thuộc theo thu nhập, mà phụ thuộc vào giá dầu, than, máy móc thiết bị. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có một đặc điểm là nguồn điện từ thủy điện còn tương đối lớn. Vậy thì cần đưa lên bàn cân tính toán một cách sòng phẳng giữa giá đầu vào và đầu ra.
Nên có một giá điện linh hoạt, đa dạng, mức độ tăng hợp lý; hoặc nhất là cần một mức giá điện thấp cho người tiêu dùng ở các khu vực khó khăn.
Hơn nữa tăng giá điện thì cũng phải đảm bảo chất lượng điện như thế nào cho tương xứng với đồng tiền mà người tiêu dùng bỏ ra, chứ chất lượng điện vẫn như hiện nay thì không thể chấp nhận được.
Đó là phương án tăng giá điện mà Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết khi trả lời báo giới bên lề phiên họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ ngày 30/9.
Đánh giá về phương án này, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp nhìn nhận, việc tăng giá điện là hợp lý, nhưng mức tăng như vậy là khá cao và gây “sốc”.
Ông nói:
- Theo ông Bùi Xuân Khu, phương án của Bộ Công Thương sẽ tăng giá điện lên 20% đầu năm 2009, và đề nghị của EVN còn cao hơn mức 20%.
Ngành điện kinh doanh rõ ràng là phải có lãi; có lãi thì ngành điện mới có thể đầu tư bảo đảm kinh doanh, sản xuất lâu dài được. Nếu như để ngành điện lỗ và không ai đầu tư thì chắc chắn mạng điện sẽ sập và không có nguồn điện để cung ứng.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nên tăng giá như thế nào để ngành điện vừa có lãi kinh doanh, mở rộng sản xuất vừa không gây khó khăn, gây “sốc” cho khách hàng.
Vậy theo ông, tăng như thế nào mới là hợp lý?
Tôi cho rằng có ba vấn đề cần quan tâm đến.
Thứ nhất, nên nâng giá điện từng bước, không nên tăng đột ngột tới 20%.Mức tăng trên nên xem xét lại. Tăng đột ngột như vậy sẽ khó cho người tiêu dùng thích ứng.
Thứ hai là giá thành điện như thế nào là hợp lý, mức tăng bao nhiêu là có lãi? Vấn đề này người tiêu dùng đang còn có nhiều ý kiến. Theo tôi, cần có cuộc điều tra độc lập, công khai và tiến hành đối thoại giữa ngành điện, người tiêu dùng và các cơ quan chuyên môn để tìm ra mức giá điện hợp lý.
Thứ ba là trong tình hình hiện nay, người tiêu dùng và người sản xuất phải tiết kiệm tối đa và phải sử dụng tối đa các nguồn năng lượng khác hoặc các xu hướng về lâu dài cần phải làm, như tìm những nguồn năng lượng tái sinh: năng lượng mặt trời, năng lượng gió… đấy mới là bài toán tổng thể phải tìm ra.
Một trong những lý do tăng giá điện mà nhà cung cấp điện đưa ra là vì giá điện của chúng ta thấp hơn các nước trong khu vực, trong khi lại không xét đến thu nhập của ta thấp hơn. Ông có cho rằng đây là lý do hợp lý?
Điều này ngành điện có lý, vì đầu vào cho sản xuất điện không phụ thuộc theo thu nhập, mà phụ thuộc vào giá dầu, than, máy móc thiết bị. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có một đặc điểm là nguồn điện từ thủy điện còn tương đối lớn. Vậy thì cần đưa lên bàn cân tính toán một cách sòng phẳng giữa giá đầu vào và đầu ra.
Nên có một giá điện linh hoạt, đa dạng, mức độ tăng hợp lý; hoặc nhất là cần một mức giá điện thấp cho người tiêu dùng ở các khu vực khó khăn.
Hơn nữa tăng giá điện thì cũng phải đảm bảo chất lượng điện như thế nào cho tương xứng với đồng tiền mà người tiêu dùng bỏ ra, chứ chất lượng điện vẫn như hiện nay thì không thể chấp nhận được.