Giá gạo trong nước và thế giới sẽ diễn biến trái chiều?
Những tháng cuối năm, giá gạo trong nước được dự báo sẽ ổn định hoặc tăng nhẹ, nhưng giá xuất khẩu có thể giảm
Những tháng cuối năm, giá gạo trong nước được dự báo sẽ ổn định hoặc tăng nhẹ, nhưng giá xuất khẩu có thể giảm.
Thông tin từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy, so với tháng 9/2009, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan (giá FOB*) tháng 10/2009, gạo 5% tấm vẫn giữ giá trong khoảng 490-512 USD/tấn. Gạo 25% tấm đã giảm 7-20 USD/tấn, còn khoảng 405-420 USD/tấn.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến cho giá gạo Thái Lan trong tháng 10 giảm là do lượng gạo khoảng 7 triệu tấn mà Chính phủ Thái Lan đã mua trong thời gian qua, hiện đang nằm trong các kho dự trữ sẽ được bán ra trong thời gian tới đã gây áp lực giảm giá.
Ngược lại với xu hướng trên, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (giá FOB) tháng 10/2009 lại tăng so với tháng 9/2009. Cụ thể, gạo 5% tấm tăng 10-15 USD/tấn, ở mức 390-415 USD/tấn. Gạo 25% tấm khoảng 340-350 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn.
Ở thị trường trong nước, tại miền Bắc, giá thóc, gạo trong tháng qua tương đối ổn định. Thóc tẻ thường ở mức 4.300-5.500 đồng/kg, giá gạo tẻ thường khoảng 6.400-8.600 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá thóc, gạo tháng 10 đã tăng so với tháng trước đó. Lúa hè thu ở mức 3.700-4.500 đồng/kg, tăng 100-300 đồng/kg. Gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá trong khoảng 6.700-7.400 đồng/kg, tăng 300-350 đồng/kg. Gạo 25% tấm giá khoảng 5.785-6.200 đồng/kg tăng 250-385 đồng/kg.
Gạo xuất khẩu trong tháng 10 của Việt Nam tăng so là do nhu cầu gạo nhập khẩu từ Philipines tăng. Còn giá gạo trong nước tăng do tác động của giá gạo xuất khẩu tăng và chương trình mua tạm trữ 500 ngàn tấn gạo của Chính phủ từ tháng 9.
Tháng 10/2009, cả nước đã xuất khẩu được 370 nghìn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 140 triệu USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, xuất khẩu ước đạt 5,3 triệu tấn gạo các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ sản lượng gạo toàn cầu trong năm nay sẽ tăng 2,8% so với năm 2008 và đạt mức 445,7 triệu tấn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ tăng 1,63%, tương đương khoảng 435,3 triệu tấn. Vì vậy, lượng gạo tồn kho sẽ khá cao.
Ngoài ra, để đạt mục tiêu xuất khẩu 8,5-9 triệu tấn gạo trong năm 2009, Thái Lan sẽ đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm, lượng cung cho xuất khẩu nhiều sẽ tác động làm giá gạo thị trường châu Á có khả năng giảm trong tháng tới.
Nhưng ở nước ta, thời gian tới nguồn cung thóc gạo trong dân không còn dồi dào, trong khi nhu cầu thóc gạo chuẩn bị cho mùa lạnh và Tết tăng. Do đó, dự báo giá thóc gạo trong nước sẽ ổn định như hiện nay hoặc tăng nhẹ.
* Giá FOB là giá trị thị trường tại biên giới hải quan của “nền kinh tế” từ đó hàng hóa được xuất đi. Giá FOB là giá sử dụng do các nhà nhập khẩu phải trả nếu họ chịu tránh nhiệm chuyên trở hàng nhập khẩu sau khi hàng hóa đã xếp vào phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu của nước xuất khẩu.
Thông tin từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy, so với tháng 9/2009, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan (giá FOB*) tháng 10/2009, gạo 5% tấm vẫn giữ giá trong khoảng 490-512 USD/tấn. Gạo 25% tấm đã giảm 7-20 USD/tấn, còn khoảng 405-420 USD/tấn.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến cho giá gạo Thái Lan trong tháng 10 giảm là do lượng gạo khoảng 7 triệu tấn mà Chính phủ Thái Lan đã mua trong thời gian qua, hiện đang nằm trong các kho dự trữ sẽ được bán ra trong thời gian tới đã gây áp lực giảm giá.
Ngược lại với xu hướng trên, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (giá FOB) tháng 10/2009 lại tăng so với tháng 9/2009. Cụ thể, gạo 5% tấm tăng 10-15 USD/tấn, ở mức 390-415 USD/tấn. Gạo 25% tấm khoảng 340-350 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn.
Ở thị trường trong nước, tại miền Bắc, giá thóc, gạo trong tháng qua tương đối ổn định. Thóc tẻ thường ở mức 4.300-5.500 đồng/kg, giá gạo tẻ thường khoảng 6.400-8.600 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá thóc, gạo tháng 10 đã tăng so với tháng trước đó. Lúa hè thu ở mức 3.700-4.500 đồng/kg, tăng 100-300 đồng/kg. Gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá trong khoảng 6.700-7.400 đồng/kg, tăng 300-350 đồng/kg. Gạo 25% tấm giá khoảng 5.785-6.200 đồng/kg tăng 250-385 đồng/kg.
Gạo xuất khẩu trong tháng 10 của Việt Nam tăng so là do nhu cầu gạo nhập khẩu từ Philipines tăng. Còn giá gạo trong nước tăng do tác động của giá gạo xuất khẩu tăng và chương trình mua tạm trữ 500 ngàn tấn gạo của Chính phủ từ tháng 9.
Tháng 10/2009, cả nước đã xuất khẩu được 370 nghìn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 140 triệu USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, xuất khẩu ước đạt 5,3 triệu tấn gạo các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ sản lượng gạo toàn cầu trong năm nay sẽ tăng 2,8% so với năm 2008 và đạt mức 445,7 triệu tấn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ tăng 1,63%, tương đương khoảng 435,3 triệu tấn. Vì vậy, lượng gạo tồn kho sẽ khá cao.
Ngoài ra, để đạt mục tiêu xuất khẩu 8,5-9 triệu tấn gạo trong năm 2009, Thái Lan sẽ đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm, lượng cung cho xuất khẩu nhiều sẽ tác động làm giá gạo thị trường châu Á có khả năng giảm trong tháng tới.
Nhưng ở nước ta, thời gian tới nguồn cung thóc gạo trong dân không còn dồi dào, trong khi nhu cầu thóc gạo chuẩn bị cho mùa lạnh và Tết tăng. Do đó, dự báo giá thóc gạo trong nước sẽ ổn định như hiện nay hoặc tăng nhẹ.
* Giá FOB là giá trị thị trường tại biên giới hải quan của “nền kinh tế” từ đó hàng hóa được xuất đi. Giá FOB là giá sử dụng do các nhà nhập khẩu phải trả nếu họ chịu tránh nhiệm chuyên trở hàng nhập khẩu sau khi hàng hóa đã xếp vào phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu của nước xuất khẩu.