Giá khí đốt xuống thấp nhất gần 2 tháng
Ngược với diễn biến giao dịch của mặt hàng khí đốt, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đã bất ngờ tăng giá nhẹ trở lại
Đêm qua (13/3), thị trường năng lượng quốc tế biến động mạnh do chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như báo cáo cung cầu của Mỹ, kinh tế Trung Quốc và đặc biệt là cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
Trong đó, giá khí đốt hợp đồng kỳ hạn giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong gần 2 tháng qua, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố bản báo cáo cho thấy, lượng cung khí đốt trong tuần kết thúc ngày 7/3 vừa qua giảm 195 tỷ feet khối, nằm trong khoảng dự báo giảm từ 193 tỷ tới 197 tỷ feet khối của giới phân tích trong cuộc điều tra của Platts.
Theo đó, chốt phiên giao dịch ngày 13/3, giá khí đốt hợp đồng tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã giảm gần 11 cent, tương ứng với mức giảm 2,4%, xuống còn 4,38 USD/ triệu BTU. Đây là phiên giảm giá thứ ba liên tiếp của mặt hàng này. Trước khi có báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, giá khí đốt kỳ hạn vẫn dao động ở mức 4,42 USD.
Ngược với diễn biến của mặt hàng khí đốt, cũng trên sàn hàng hóa New York, giá dầu thô bất ngờ tăng trở lại, so nhà đầu tư lo lắng về cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ xuất hiện nhiều biến động mới trước thềm cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea vào ngày 16/3 tới. Hiện chính quyền tại Crimea đang tăng tốc các hoạt động chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý này.
Trong khuôn khổ chuyến thăm đến Mỹ của Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sát cánh cùng Ukraine. Ông Obama tuyên bố, "nếu nước Nga vẫn tiếp tục con đường họ đang chọn thì không chỉ Mỹ mà cả cộng đồng quốc tế, Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia khác sẽ buộc phải bắt Nga trả giá".
Quan ngại trước vấn đề khủng hoảng Ukraine có khả năng leo thang, chốt phiên giao dịch ngày 13/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã tăng được 21 cent, tương ứng với mức tăng 0,2% lên chốt ở 98,20 USD mỗi thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô kỳ hạn đã giảm mạnh 2% do tác động bởi bản báo cáo lượng cung.
Việc giá dầu thô tại New York tăng lên trong ngày 13/3 còn một phần nhờ có một số báo cáo lạc quan về hoạt động kinh tế Mỹ, bao gồm doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng 0,3% trong tháng 2, cùng số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 8/3 đã giảm xuống còn 315.000 người, mức thấp nhất từ cuối tháng 11 năm ngoái đến nay.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu thô New York đã bị hạn chế do tác động của các vấn đề kinh tế Trung Quốc, như tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống 8,6% trong hai tháng đầu năm từ mức 9,7% trong tháng 12 năm ngoái, tăng trưởng doanh số bán lẻ cũng giảm xuống 11,8%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 13,6% đã đạt được trong tháng 12/2013.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 63 cent, tương ứng với mức giảm 0,6%, xuống còn 107,39 USD mỗi thùng. Tuy nhiên, do mức thay đổi trong ngày không quá lớn, nên tính tới cuối phiên 13/3, khoảng chênh lệch giá giữa dầu thô hợp đồng New York và dầu thô Brent Biển Bắc giao sau không được rút ngắn nhiều.
Trong đó, giá khí đốt hợp đồng kỳ hạn giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong gần 2 tháng qua, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố bản báo cáo cho thấy, lượng cung khí đốt trong tuần kết thúc ngày 7/3 vừa qua giảm 195 tỷ feet khối, nằm trong khoảng dự báo giảm từ 193 tỷ tới 197 tỷ feet khối của giới phân tích trong cuộc điều tra của Platts.
Theo đó, chốt phiên giao dịch ngày 13/3, giá khí đốt hợp đồng tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã giảm gần 11 cent, tương ứng với mức giảm 2,4%, xuống còn 4,38 USD/ triệu BTU. Đây là phiên giảm giá thứ ba liên tiếp của mặt hàng này. Trước khi có báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, giá khí đốt kỳ hạn vẫn dao động ở mức 4,42 USD.
Ngược với diễn biến của mặt hàng khí đốt, cũng trên sàn hàng hóa New York, giá dầu thô bất ngờ tăng trở lại, so nhà đầu tư lo lắng về cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ xuất hiện nhiều biến động mới trước thềm cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea vào ngày 16/3 tới. Hiện chính quyền tại Crimea đang tăng tốc các hoạt động chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý này.
Trong khuôn khổ chuyến thăm đến Mỹ của Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sát cánh cùng Ukraine. Ông Obama tuyên bố, "nếu nước Nga vẫn tiếp tục con đường họ đang chọn thì không chỉ Mỹ mà cả cộng đồng quốc tế, Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia khác sẽ buộc phải bắt Nga trả giá".
Quan ngại trước vấn đề khủng hoảng Ukraine có khả năng leo thang, chốt phiên giao dịch ngày 13/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã tăng được 21 cent, tương ứng với mức tăng 0,2% lên chốt ở 98,20 USD mỗi thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô kỳ hạn đã giảm mạnh 2% do tác động bởi bản báo cáo lượng cung.
Việc giá dầu thô tại New York tăng lên trong ngày 13/3 còn một phần nhờ có một số báo cáo lạc quan về hoạt động kinh tế Mỹ, bao gồm doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng 0,3% trong tháng 2, cùng số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 8/3 đã giảm xuống còn 315.000 người, mức thấp nhất từ cuối tháng 11 năm ngoái đến nay.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu thô New York đã bị hạn chế do tác động của các vấn đề kinh tế Trung Quốc, như tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống 8,6% trong hai tháng đầu năm từ mức 9,7% trong tháng 12 năm ngoái, tăng trưởng doanh số bán lẻ cũng giảm xuống 11,8%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 13,6% đã đạt được trong tháng 12/2013.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 63 cent, tương ứng với mức giảm 0,6%, xuống còn 107,39 USD mỗi thùng. Tuy nhiên, do mức thay đổi trong ngày không quá lớn, nên tính tới cuối phiên 13/3, khoảng chênh lệch giá giữa dầu thô hợp đồng New York và dầu thô Brent Biển Bắc giao sau không được rút ngắn nhiều.