Giá lúa liên tục lập kỷ lục mới
Suốt hai tuần qua, giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng, giá hôm sau cao hơn hôm trước
Suốt hai tuần qua, giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng, giá hôm sau cao hơn hôm trước.
Trong những ngày đầu tháng 11, giá lúa chất lượng cao ở khu vực dao động từ 4.800 đến 5.000 đồng/kg, tùy loại lúa và tùy độ ẩm, nhưng từ ngày 10/11, giá tăng thêm 200 đồng/kg lên mức 5.200 đồng/kg, rồi 5.350 đồng/kg, và vào ngày 19/11 đạt mức giá 5.500 đồng/kg. Với giá này bà con nông dân cho là mức giá cao kỷ lục.
Thế nhưng, kỷ lục này cũng đã bị phá: ngày 24/11, giá đã vượt qua ngưỡng 6.000 đồng/kg; ngày 25/11: 6.050 đồng/kg; ngày 26/11: 6.150 đồng/kg...
Giá lúa tăng mạnh đã khiến cho nông dân trồng lúa vô cùng phấn khởi, nhưng khi bán rồi thì lại cảm thấy tiếc nuối, nhưng giữ lúa lại chờ giá thì hầu như không người nào dám. Giá đang ở mức cao, hầu hết nông dân khi thu hoạch lúa xong mang về nhà đều bán hết, vì bà con rất sợ giá lúa đang lên "vùn vụt" rồi "bỗng dưng" rớt như hồi vụ đông xuân năm 2008.
Tuy nhiên, giá lúa thu đông năm 2009 hoàn toàn khác với vụ lúa đông xuân 2008 - 2009, vì hơn hai tuần qua giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu chu kỳ tăng giá và từ đấy cho đến nay giá tiếp tục tăng đều đặn. Bình quân mỗi ngày tăng thêm 100-150 đồng/kg lúa.
Một nông dân ở phường Long An, thị xã Tân Châu cho biết: "Tôi vừa suốt xong 1,5 ha lúa về nhà, năng suất đạt 6,5 tấn/ha, thương lái tới nhà trả giá 5.750 đồng/kg lúa (ngày 22/11), thấy giá tốt tôi bán ngay. Nhà bên cạnh suốt sau tôi 2 ngày (24/11) bán với giá 6.000 đồng/kg, và hôm 25/11 em của tôi vừa bán 8,5 tấn lúa với giá 6.050 đồng/kg. Tôi bán lúa trước 3 ngày đã mất 300 đồng/kg lúa".
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Bạc Liêu, dự kiến đợt thầu mở vào ngày 1/12 đối với loại gạo 25% tấm của Philippines sẽ có giá 540 USD/tấn giá (CIF = doanh nghiệp sẽ giao gạo tại cảng Manila và cho trả chậm trong 9 tháng), trị giá FOB khoảng 480-490 USD/tấn. Do vậy, giá lúa trong nước ở mức 6.000- 6.100 đồng/kg là hoàn toàn phù hợp với giá gạo trên thị trường thế giới.
Có thông tin cho rằng, giá lúa trong nước tăng là các doanh nghiệp đang đẩy mạnh mua gạo vào để đón đợt thầu 600 ngàn tấn gạo của Philippines ngày 1/12 tới. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, quy định đấu thầu của Philippines rất nghiêm ngặt, không phải ai muốn tham gia cũng được, một doanh nghiệp muốn dự thầu thì trong quá khứ doanh nghiệp này phải đã ký hợp đồng bán gạo cho Philippines có số lượng trên 50 ngàn tấn/hợp đồng mới được tham gia.
Philippines sẽ mở liên tục 3 gói thầu với số lượng là 1,8 triệu tấn gạo vào các ngày: 1/12 (600 ngàn tấn); 8/12 (600 ngàn tấn) và ngày 15/12 (600 ngàn tấn). Tổng lượng gạo Philippines sẽ gọi thầu trong tháng 12/2009 là 1,8 triệu tấn gạo, cộng với 250 ngàn tấn gạo đã mở thầu, như vậy từ nay tới tháng 4 và tháng 5/2010 nước này sẽ nhập 2,050 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo 25% tấm. Trong đó, Việt Nam là nước có khả năng thắng thầu cao nhất.
Chủ tịch hiệp hội xuất khẩu gạo của Thái Lan mới đây đã tuyên bố, trong 3 gói thầu mà Philippines sắp mở, Thái Lan chỉ tham gia đấu thầu khoảng 300 ngàn tấn gạo. Thái Lan tham gia ít vì họ dự đoán giá gạo thế giới sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, có thể lên 1.000 USD/tấn.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành lương thực Việt Nam cho biết: rất có thể đây chỉ "động tác giả" của Thái Lan, và các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức cẩn thận. Hiện nay, thị trường lúa gạo thế giới đang diễn biến khá phức tạp, các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức thận trọng, làm thế nào để bỏ thầu không bị "hố giá", cũng không quá cao để bị thất thầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện rất hoang mang vì không ai biết được diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới sẽ như thế nào vì có quá nhiều ẩn số, và tất cả chỉ là dự đoán!
Giá gạo hiện nay so với giá gạo hồi tháng 9/2009 đã lên 2.000 đồng/kg, và mỗi kho chỉ cần thiếu 1.000 tấn gạo thì doanh nghiệp sẽ mất 2 tỷ đồng. Đây đúng là bài toán đau đầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, vì "sai một ly sẽ đi một dặm".
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Sóc Trăng, để tránh thua thiệt, khi ký với Philippines, nên chia ra từng gói nhỏ để ký thăm dò như vậy ít rủi ro hơn, như hồi năm ngoái chúng ta lỡ ký bán với số lượng lớn, khi giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh chúng ta trở tay không kịp, như vậy rất nguy hiểm, vì nếu lỡ ký bán với số lượng lớn mà giá gạo thế giới tăng cao thì doanh nghiệp sẽ lỗ nặng.
Trong những ngày đầu tháng 11, giá lúa chất lượng cao ở khu vực dao động từ 4.800 đến 5.000 đồng/kg, tùy loại lúa và tùy độ ẩm, nhưng từ ngày 10/11, giá tăng thêm 200 đồng/kg lên mức 5.200 đồng/kg, rồi 5.350 đồng/kg, và vào ngày 19/11 đạt mức giá 5.500 đồng/kg. Với giá này bà con nông dân cho là mức giá cao kỷ lục.
Thế nhưng, kỷ lục này cũng đã bị phá: ngày 24/11, giá đã vượt qua ngưỡng 6.000 đồng/kg; ngày 25/11: 6.050 đồng/kg; ngày 26/11: 6.150 đồng/kg...
Giá lúa tăng mạnh đã khiến cho nông dân trồng lúa vô cùng phấn khởi, nhưng khi bán rồi thì lại cảm thấy tiếc nuối, nhưng giữ lúa lại chờ giá thì hầu như không người nào dám. Giá đang ở mức cao, hầu hết nông dân khi thu hoạch lúa xong mang về nhà đều bán hết, vì bà con rất sợ giá lúa đang lên "vùn vụt" rồi "bỗng dưng" rớt như hồi vụ đông xuân năm 2008.
Tuy nhiên, giá lúa thu đông năm 2009 hoàn toàn khác với vụ lúa đông xuân 2008 - 2009, vì hơn hai tuần qua giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu chu kỳ tăng giá và từ đấy cho đến nay giá tiếp tục tăng đều đặn. Bình quân mỗi ngày tăng thêm 100-150 đồng/kg lúa.
Một nông dân ở phường Long An, thị xã Tân Châu cho biết: "Tôi vừa suốt xong 1,5 ha lúa về nhà, năng suất đạt 6,5 tấn/ha, thương lái tới nhà trả giá 5.750 đồng/kg lúa (ngày 22/11), thấy giá tốt tôi bán ngay. Nhà bên cạnh suốt sau tôi 2 ngày (24/11) bán với giá 6.000 đồng/kg, và hôm 25/11 em của tôi vừa bán 8,5 tấn lúa với giá 6.050 đồng/kg. Tôi bán lúa trước 3 ngày đã mất 300 đồng/kg lúa".
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Bạc Liêu, dự kiến đợt thầu mở vào ngày 1/12 đối với loại gạo 25% tấm của Philippines sẽ có giá 540 USD/tấn giá (CIF = doanh nghiệp sẽ giao gạo tại cảng Manila và cho trả chậm trong 9 tháng), trị giá FOB khoảng 480-490 USD/tấn. Do vậy, giá lúa trong nước ở mức 6.000- 6.100 đồng/kg là hoàn toàn phù hợp với giá gạo trên thị trường thế giới.
Có thông tin cho rằng, giá lúa trong nước tăng là các doanh nghiệp đang đẩy mạnh mua gạo vào để đón đợt thầu 600 ngàn tấn gạo của Philippines ngày 1/12 tới. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, quy định đấu thầu của Philippines rất nghiêm ngặt, không phải ai muốn tham gia cũng được, một doanh nghiệp muốn dự thầu thì trong quá khứ doanh nghiệp này phải đã ký hợp đồng bán gạo cho Philippines có số lượng trên 50 ngàn tấn/hợp đồng mới được tham gia.
Philippines sẽ mở liên tục 3 gói thầu với số lượng là 1,8 triệu tấn gạo vào các ngày: 1/12 (600 ngàn tấn); 8/12 (600 ngàn tấn) và ngày 15/12 (600 ngàn tấn). Tổng lượng gạo Philippines sẽ gọi thầu trong tháng 12/2009 là 1,8 triệu tấn gạo, cộng với 250 ngàn tấn gạo đã mở thầu, như vậy từ nay tới tháng 4 và tháng 5/2010 nước này sẽ nhập 2,050 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo 25% tấm. Trong đó, Việt Nam là nước có khả năng thắng thầu cao nhất.
Chủ tịch hiệp hội xuất khẩu gạo của Thái Lan mới đây đã tuyên bố, trong 3 gói thầu mà Philippines sắp mở, Thái Lan chỉ tham gia đấu thầu khoảng 300 ngàn tấn gạo. Thái Lan tham gia ít vì họ dự đoán giá gạo thế giới sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, có thể lên 1.000 USD/tấn.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành lương thực Việt Nam cho biết: rất có thể đây chỉ "động tác giả" của Thái Lan, và các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức cẩn thận. Hiện nay, thị trường lúa gạo thế giới đang diễn biến khá phức tạp, các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức thận trọng, làm thế nào để bỏ thầu không bị "hố giá", cũng không quá cao để bị thất thầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện rất hoang mang vì không ai biết được diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới sẽ như thế nào vì có quá nhiều ẩn số, và tất cả chỉ là dự đoán!
Giá gạo hiện nay so với giá gạo hồi tháng 9/2009 đã lên 2.000 đồng/kg, và mỗi kho chỉ cần thiếu 1.000 tấn gạo thì doanh nghiệp sẽ mất 2 tỷ đồng. Đây đúng là bài toán đau đầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, vì "sai một ly sẽ đi một dặm".
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Sóc Trăng, để tránh thua thiệt, khi ký với Philippines, nên chia ra từng gói nhỏ để ký thăm dò như vậy ít rủi ro hơn, như hồi năm ngoái chúng ta lỡ ký bán với số lượng lớn, khi giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh chúng ta trở tay không kịp, như vậy rất nguy hiểm, vì nếu lỡ ký bán với số lượng lớn mà giá gạo thế giới tăng cao thì doanh nghiệp sẽ lỗ nặng.