Giá nhà đất bị "đẩy" lên cao: Coi chừng bẫy giăng
Cùng "nóng" theo thị trường chứng khoán, trong nhiều ngày qua, giá nhà đất trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng từng ngày
Cùng "nóng" theo thị trường chứng khoán, trong nhiều ngày qua, giá nhà đất trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng từng ngày.
Nhưng khảo sát qua các sàn giao dịch bất động sản, lượng giao dịch thành công mà bên mua là người có nhu cầu nhà ở lại không nhiều.
Nhiều ý kiến cho rằng, giá bất động sản tăng vọt rất có thể do giới kinh doanh bất động sản và cả chủ đầu tư "giăng bẫy" khách mua.
Thị trường bất động sản đã "ấm"
Giá bất động sản ở các những dự án khu vực phía tây thành phố trở thành điểm "nóng" dễ nhận thấy nhất. Giá đất nền tại khu đô thị Văn Khê (Hà Đông) hiện đã tăng 5 - 7 triệu đồng/m2 so với cuối quý 1/2009. Các khu đô thị như Văn Quán, Xa La hay Vân Canh (Hoài Đức) cũng tăng từ vài triệu tới cả chục triệu đồng/m2.
Đất nền ở khu đô thị mới Dương Nội (Hà Đông) tăng giá 20-30% do "ăn theo" đường Lê Văn Lương kéo dài, đường Lê Trọng Tấn. Tương tự, nằm ngay mặt quốc lộ 32 (đoạn Nhổn - Sơn Tây), giao dịch đối với các suất liền kề dự án khu đô thị Tân Tây Đô cũng đã tăng từ 8 - 16 triệu đồng/m2.
Trong nội đô, giá nhà chung cư cũng đang tăng vọt bởi sự tiếp sức của giới trung gian. Tại khu đô thị Làng Việt kiều Châu Âu, chỉ trong vòng 2 tuần, giá căn hộ đã tăng thêm từ 3-6 triệu/m2. Chỉ trong vòng hai tháng, giá căn hộ tại nhà N05 đông nam Trần Duy Hưng đã tăng thêm 4 triệu/m2.
Giá rao bán nhà đất trên các trang web cũng được đẩy lên cao "chót vót" và nếu chỉ đọc những thông tin này, rồi gọi điện đến các số máy để liên hệ giao dịch thì cứ ngỡ giá bất động sản đang "sốt cao", bởi hầu hết đều là giao dịch qua trung tâm môi giới, mà rất hiếm trường hợp gặp được chính chủ. Còn muốn xem nhà thì phải nộp phí 100.000 đồng/lượt mới được trung tâm cử người dẫn đi.
Và lạ hơn, ở nhiều nơi cứ hỏi mua nhà đất đang rao bán trên mạng thì lại nhận được câu trả lời: "Mới có người mua xong!" để rồi được mời chào mua nhà đất của một dự án khác với giá... trên trời.
Đừng để mắc bẫy
Có một thực tế không thể chối bỏ là các chủ dự án cũng như các nhà đầu tư bất động sản mới trải qua một thời gian dài đẩy mạnh bán ra để thu hồi vốn và giải quyết những vấn đề khó khăn về tài chính đã khiến cho giá nhà đất dự án tại các thành phố lớn giảm rất mạnh, thậm chí có những dự án giảm giá đến 40% - 60%.
Cho nên, hiện tượng "đảo chiều" của thị trường bất động sản như những ngày vừa qua là điều không thể không thận trọng trước khi quyết định mua.
Thị trường bất động sản "ấm lên" là điều không thể phủ nhận, đây là kết quả do những tác động của việc hạ giá hàng loạt dự án phù hợp với khả năng của người có nhu cầu, do giá nguyên vật liệu giảm xuống và chính sách tín dụng tiền tệ đã được nới rộng, đặc biệt là gói kích cầu của Chính phủ đã có tác động tích cực, hiệu quả đối với kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, khi bất động sản càng tăng giá (cục bộ), người mua cần phải thận trọng để không mắc phải bẫy "làm giá" của giới trung gian và của... chính chủ đầu tư đang tìm cách tiêu thụ hàng!
Công Thắng (Lao Động)
Nhưng khảo sát qua các sàn giao dịch bất động sản, lượng giao dịch thành công mà bên mua là người có nhu cầu nhà ở lại không nhiều.
Nhiều ý kiến cho rằng, giá bất động sản tăng vọt rất có thể do giới kinh doanh bất động sản và cả chủ đầu tư "giăng bẫy" khách mua.
Thị trường bất động sản đã "ấm"
Giá bất động sản ở các những dự án khu vực phía tây thành phố trở thành điểm "nóng" dễ nhận thấy nhất. Giá đất nền tại khu đô thị Văn Khê (Hà Đông) hiện đã tăng 5 - 7 triệu đồng/m2 so với cuối quý 1/2009. Các khu đô thị như Văn Quán, Xa La hay Vân Canh (Hoài Đức) cũng tăng từ vài triệu tới cả chục triệu đồng/m2.
Đất nền ở khu đô thị mới Dương Nội (Hà Đông) tăng giá 20-30% do "ăn theo" đường Lê Văn Lương kéo dài, đường Lê Trọng Tấn. Tương tự, nằm ngay mặt quốc lộ 32 (đoạn Nhổn - Sơn Tây), giao dịch đối với các suất liền kề dự án khu đô thị Tân Tây Đô cũng đã tăng từ 8 - 16 triệu đồng/m2.
Trong nội đô, giá nhà chung cư cũng đang tăng vọt bởi sự tiếp sức của giới trung gian. Tại khu đô thị Làng Việt kiều Châu Âu, chỉ trong vòng 2 tuần, giá căn hộ đã tăng thêm từ 3-6 triệu/m2. Chỉ trong vòng hai tháng, giá căn hộ tại nhà N05 đông nam Trần Duy Hưng đã tăng thêm 4 triệu/m2.
Giá rao bán nhà đất trên các trang web cũng được đẩy lên cao "chót vót" và nếu chỉ đọc những thông tin này, rồi gọi điện đến các số máy để liên hệ giao dịch thì cứ ngỡ giá bất động sản đang "sốt cao", bởi hầu hết đều là giao dịch qua trung tâm môi giới, mà rất hiếm trường hợp gặp được chính chủ. Còn muốn xem nhà thì phải nộp phí 100.000 đồng/lượt mới được trung tâm cử người dẫn đi.
Và lạ hơn, ở nhiều nơi cứ hỏi mua nhà đất đang rao bán trên mạng thì lại nhận được câu trả lời: "Mới có người mua xong!" để rồi được mời chào mua nhà đất của một dự án khác với giá... trên trời.
Đừng để mắc bẫy
Có một thực tế không thể chối bỏ là các chủ dự án cũng như các nhà đầu tư bất động sản mới trải qua một thời gian dài đẩy mạnh bán ra để thu hồi vốn và giải quyết những vấn đề khó khăn về tài chính đã khiến cho giá nhà đất dự án tại các thành phố lớn giảm rất mạnh, thậm chí có những dự án giảm giá đến 40% - 60%.
Cho nên, hiện tượng "đảo chiều" của thị trường bất động sản như những ngày vừa qua là điều không thể không thận trọng trước khi quyết định mua.
Thị trường bất động sản "ấm lên" là điều không thể phủ nhận, đây là kết quả do những tác động của việc hạ giá hàng loạt dự án phù hợp với khả năng của người có nhu cầu, do giá nguyên vật liệu giảm xuống và chính sách tín dụng tiền tệ đã được nới rộng, đặc biệt là gói kích cầu của Chính phủ đã có tác động tích cực, hiệu quả đối với kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, khi bất động sản càng tăng giá (cục bộ), người mua cần phải thận trọng để không mắc phải bẫy "làm giá" của giới trung gian và của... chính chủ đầu tư đang tìm cách tiêu thụ hàng!
Công Thắng (Lao Động)