Giá nhà ở vẫn tăng và đứng ở mức cao
Giá bị thả nổi, thiếu thông tin và hiện tượng đầu tư theo phong trào là nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao
Giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở vẫn tăng và đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp khó kiểm soát.... là nhận định được đưa ra tại phiên họp lần thứ 5 của Ban chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, ngày 8/7.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, các chương trình, dự án nhà ở chính sách thời gian qua đã có bước phát triển tích cực. Trong 1 năm qua, đã có 24 dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp được khởi công với tổng vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng, tổng diện tích 753.000 m2, góp phần giải quyết chỗ ở cho khoảng 125.000 công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, có 33 dự án nhà ở thu nhập thấp đã được triển khai với tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng, tổng diện tích sàn 655.000 m2, dự kiến góp phần giải quyết chỗ ở cho khoảng 55.000 người.
Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1. Công tác tôn nền, đắp bờ bao đã hoàn thành toàn bộ 798 dự án, xây dựng xong 95.178 ngôi nhà, đạt tỷ lệ gần 90% và bố trí được trên 132.000 hộ dân vào ở. Các công trình giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt đã hoàn thành từ 89-95%.
Thị trường bất động sản thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tín hiệu tích cực. Dư nợ cho vay tín dụng tính đến đầu năm 2010 đạt 218.899 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ, FDI đăng ký trong lĩnh vực năm 2009 đạt 7,6 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng vốn FDI cả nước.
Tuy nhiên, giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở vẫn tăng và đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp khó kiểm soát đang là thách thức lớn trong nỗ lực giải quyết nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp. Trong đó, nguyên nhân chính là giá đầu vào tăng và sự khan hiếm bất động sản. Ngoài ra, việc giá bất động sản bị thả nổi, thiếu các thông tin và hiện tượng đầu tư theo phong trào cũng là nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao.
Tốc độ triển khai các dự án bất động sản vẫn chậm mặc dù các cơ chế đã được tháo gỡ, làm giảm khả năng cung hàng hóa cho thị trường... Thị trường bất động sản còn phụ thuộc lớn vào động thái của chính sách tiền tệ tín dụng, việc huy động vốn và mua bán nhà trả trước còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cho xã hội...
Trước tình hình này, Ban chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản đã nhìn nhận, phân tích kỹ và xác định các giải pháp khắc phục những tồn tại, nhược điểm. Nhiệm vụ chính được xác định là các cơ quan quản lý cần tập trung, phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện các cơ chế, chính sách quan trọng, sớm tạo ra điều kiện cần thiết để đẩy mạnh triển khai các chương trình nhà ở, lành mạnh hóa thị trường.
Ngoài ra, cần sớm xây dựng cơ chế tài chính do thị trường vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng; cần bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách về xây dựng, tài chính để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp; chuẩn hóa các điều kiện tiếp cận thị trường để các doanh nghiệp kinh doanh tiếp cận thông tin về bất động sản một cách bình đẳng, công khai, minh bạch.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, các chương trình, dự án nhà ở chính sách thời gian qua đã có bước phát triển tích cực. Trong 1 năm qua, đã có 24 dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp được khởi công với tổng vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng, tổng diện tích 753.000 m2, góp phần giải quyết chỗ ở cho khoảng 125.000 công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, có 33 dự án nhà ở thu nhập thấp đã được triển khai với tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng, tổng diện tích sàn 655.000 m2, dự kiến góp phần giải quyết chỗ ở cho khoảng 55.000 người.
Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1. Công tác tôn nền, đắp bờ bao đã hoàn thành toàn bộ 798 dự án, xây dựng xong 95.178 ngôi nhà, đạt tỷ lệ gần 90% và bố trí được trên 132.000 hộ dân vào ở. Các công trình giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt đã hoàn thành từ 89-95%.
Thị trường bất động sản thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tín hiệu tích cực. Dư nợ cho vay tín dụng tính đến đầu năm 2010 đạt 218.899 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ, FDI đăng ký trong lĩnh vực năm 2009 đạt 7,6 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng vốn FDI cả nước.
Tuy nhiên, giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở vẫn tăng và đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp khó kiểm soát đang là thách thức lớn trong nỗ lực giải quyết nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp. Trong đó, nguyên nhân chính là giá đầu vào tăng và sự khan hiếm bất động sản. Ngoài ra, việc giá bất động sản bị thả nổi, thiếu các thông tin và hiện tượng đầu tư theo phong trào cũng là nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao.
Tốc độ triển khai các dự án bất động sản vẫn chậm mặc dù các cơ chế đã được tháo gỡ, làm giảm khả năng cung hàng hóa cho thị trường... Thị trường bất động sản còn phụ thuộc lớn vào động thái của chính sách tiền tệ tín dụng, việc huy động vốn và mua bán nhà trả trước còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cho xã hội...
Trước tình hình này, Ban chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản đã nhìn nhận, phân tích kỹ và xác định các giải pháp khắc phục những tồn tại, nhược điểm. Nhiệm vụ chính được xác định là các cơ quan quản lý cần tập trung, phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện các cơ chế, chính sách quan trọng, sớm tạo ra điều kiện cần thiết để đẩy mạnh triển khai các chương trình nhà ở, lành mạnh hóa thị trường.
Ngoài ra, cần sớm xây dựng cơ chế tài chính do thị trường vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng; cần bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách về xây dựng, tài chính để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp; chuẩn hóa các điều kiện tiếp cận thị trường để các doanh nghiệp kinh doanh tiếp cận thông tin về bất động sản một cách bình đẳng, công khai, minh bạch.