Giá phân bón chỉ “sốt giả”
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc giá phân bón bỗng nhiên tăng mạnh trong vòng 2 tuần trở lại đây, là hiện tượng “sốt giả”
Mặc dù chưa đến thời vụ gieo trồng rộ và nguồn cung phân bón đang dồi dào, nhưng giá phân bón bỗng nhiên tăng mạnh trong vòng 2 tuần trở lại đây. Diễn biến tăng giá phân bón dường như trái ngược với thị trường thế giới, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là hiện tượng “sốt giả”.
Thị trường phân Urê của Trung Quốc đang có nhiều biến động do nguồn hàng cung cấp bị gián đoạn. Trái ngược với Việt Nam, giá phân Urê ở Trung Quốc có xu hướng giảm trong những ngày qua, hiện dao động ở mức 1.650-1.700 NDT/tấn. Giá phân Kali trên thị trường thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm giá.
Từ tháng 10/2009 đến nay, nguồn cung Kali liên tục được bổ sung từ các nhà cung cấp và tái xuất khẩu từ Trung Quốc. Giá phân Kali trên thị trường thế giới của lô hàng CFR 400 đang được giao dịch ở mức 400 USD; lô hàng CFR525 giao dịch với giá 490 USD.
Trong tuần qua, ở trong nước mặc dù nhu cầu mua chưa tăng cao nhưng giá phân bón tại các địa phương lại đột ngột tăng. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhu cầu phân bón đang ở mức thấp, nhưng giá đã tăng 10% so với những đầu tháng 11/2009, giá tăng trung bình từ 200-800 đồng/kg. Tại An Giang, hiện phân urê có giá 6.000 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg so với tuần trước; tại Tp.HCM, phân urê đạt mức 6.200 đồng/kg.
Giá urê tại phía Bắc và miền Trung cũng trong xu hướng tăng: tại Hà Nội giá urê đạt 6.200 đồng/kg. Giá phân DAP cũng tăng theo xu hướng chung, mức tăng trung bình từ 100-200 đồng/kg, dao động 6.800-10.000 đồng/kg.
Đặc biệt ở một số tỉnh ĐBSCL, nông dân đã bắt đầu xuống giống sớm vụ đông xuân, nên nhu cầu phân bón rậm rịch tăng, khiến giá phân bón DAP bị “sốt” cục bộ, có nơi lên tới 9.000-10.000 đồng /kg. Các loại phân khác như Kali, SA, phân lân cũng trong xu hướng tăng nhẹ so với tuần trước.
Chỉ trong nửa tháng qua, Công ty TNHH Duy Thành (tỉnh Kiên Giang) phải điều chỉnh giá bán tới 4-5 lần, thậm chí có loại phân tăng giá tới 10.000 đồng/bao trong 1 ngày. Tại Hậu Giang, Công ty Cổ phầnPhân bón sinh hóa Củ Chi đưa ra bảng giá áp dụng từ ngày 18/11: DAP vàng sữa là 439.000 đồng/bao, DAP xanh HAVEST 483.000 đồng/bao, lân OMP 136.000 đồng/bao.
Theo Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn (AROINFO), giá phân bón tăng bởi 3 nguyên nhân. Một là, do tác động của tỷ giá liên ngân hàng giữa VND và USD tăng, dẫn đến việc mua ngoại tệ để thanh toán các lô hàng phân bón nhập khẩu gặp khó, đã làm tăng giá thành phân bón nhập khẩu. Chênh lệch khi mua USD chợ đen đã làm tăng chi phí nhập khẩu phân bón lên khoảng 20 USD/tấn.
Hai là, do các doanh nghiệp phân bón trong nước mặc dù nguồn cung dự trữ đang ở mức cao nhưng vẫn tận dụng biến động của thị trường thế giới đã găm hàng đẩy giá tăng.
Ba là nông dân khi thấy giá phân bón tăng đi mua phân bón về tích trữ để chuẩn bị cho vụ đông xuân.
Giá phân bón tăng, các doanh nghiệp kinh doanh vui mừng, còn nông dân thì lo chạy mua vì sợ giá sẽ tiếp tục leo thang. Một nông dân ở Kiên Giang phàn nàn, tuy giá chưa tăng nhiều, nhưng mỗi nhà nhu cầu sử dụng phân lên tới vài chục bao, cũng mất đứt gần vài triệu đồng. Nông dân ĐBSCL thường có tâm lý phải mua ngay từ đầu vụ cho chắc, khi vào chính vụ không phải lo giá cả lên xuống.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng đầu năm đạt 3,87 triệu tấn, tăng 37,37% về lượng, nhưng giảm 15,12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Theo Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, nước ta đang nhập phân bón từ 14 thị trường, trong đó từ Trung Quốc chiếm 66% tổng lượng nhập về.
Với nguồn cung dồi dào trên thế giới cũng như trong nước, bà Trương Hồng Kim, nhà nghiên cứu của AGROINFO nhận định: “Thị trường phân bón trong nước chịu sự biến động theo giá nhập khẩu và tỷ giá. Tuy nhiên, do nguồn cung trong nước hiện vẫn đang ở mức cao, đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất tới cuối năm, do đó việc tăng giá phân bón trong 10 ngày qua sẽ chỉ trong ngắn hạn. Giá phân bón sẽ sớm trở lại ổn định trong thời gian tới”.
Thị trường phân Urê của Trung Quốc đang có nhiều biến động do nguồn hàng cung cấp bị gián đoạn. Trái ngược với Việt Nam, giá phân Urê ở Trung Quốc có xu hướng giảm trong những ngày qua, hiện dao động ở mức 1.650-1.700 NDT/tấn. Giá phân Kali trên thị trường thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm giá.
Từ tháng 10/2009 đến nay, nguồn cung Kali liên tục được bổ sung từ các nhà cung cấp và tái xuất khẩu từ Trung Quốc. Giá phân Kali trên thị trường thế giới của lô hàng CFR 400 đang được giao dịch ở mức 400 USD; lô hàng CFR525 giao dịch với giá 490 USD.
Trong tuần qua, ở trong nước mặc dù nhu cầu mua chưa tăng cao nhưng giá phân bón tại các địa phương lại đột ngột tăng. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhu cầu phân bón đang ở mức thấp, nhưng giá đã tăng 10% so với những đầu tháng 11/2009, giá tăng trung bình từ 200-800 đồng/kg. Tại An Giang, hiện phân urê có giá 6.000 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg so với tuần trước; tại Tp.HCM, phân urê đạt mức 6.200 đồng/kg.
Giá urê tại phía Bắc và miền Trung cũng trong xu hướng tăng: tại Hà Nội giá urê đạt 6.200 đồng/kg. Giá phân DAP cũng tăng theo xu hướng chung, mức tăng trung bình từ 100-200 đồng/kg, dao động 6.800-10.000 đồng/kg.
Đặc biệt ở một số tỉnh ĐBSCL, nông dân đã bắt đầu xuống giống sớm vụ đông xuân, nên nhu cầu phân bón rậm rịch tăng, khiến giá phân bón DAP bị “sốt” cục bộ, có nơi lên tới 9.000-10.000 đồng /kg. Các loại phân khác như Kali, SA, phân lân cũng trong xu hướng tăng nhẹ so với tuần trước.
Chỉ trong nửa tháng qua, Công ty TNHH Duy Thành (tỉnh Kiên Giang) phải điều chỉnh giá bán tới 4-5 lần, thậm chí có loại phân tăng giá tới 10.000 đồng/bao trong 1 ngày. Tại Hậu Giang, Công ty Cổ phầnPhân bón sinh hóa Củ Chi đưa ra bảng giá áp dụng từ ngày 18/11: DAP vàng sữa là 439.000 đồng/bao, DAP xanh HAVEST 483.000 đồng/bao, lân OMP 136.000 đồng/bao.
Theo Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn (AROINFO), giá phân bón tăng bởi 3 nguyên nhân. Một là, do tác động của tỷ giá liên ngân hàng giữa VND và USD tăng, dẫn đến việc mua ngoại tệ để thanh toán các lô hàng phân bón nhập khẩu gặp khó, đã làm tăng giá thành phân bón nhập khẩu. Chênh lệch khi mua USD chợ đen đã làm tăng chi phí nhập khẩu phân bón lên khoảng 20 USD/tấn.
Hai là, do các doanh nghiệp phân bón trong nước mặc dù nguồn cung dự trữ đang ở mức cao nhưng vẫn tận dụng biến động của thị trường thế giới đã găm hàng đẩy giá tăng.
Ba là nông dân khi thấy giá phân bón tăng đi mua phân bón về tích trữ để chuẩn bị cho vụ đông xuân.
Giá phân bón tăng, các doanh nghiệp kinh doanh vui mừng, còn nông dân thì lo chạy mua vì sợ giá sẽ tiếp tục leo thang. Một nông dân ở Kiên Giang phàn nàn, tuy giá chưa tăng nhiều, nhưng mỗi nhà nhu cầu sử dụng phân lên tới vài chục bao, cũng mất đứt gần vài triệu đồng. Nông dân ĐBSCL thường có tâm lý phải mua ngay từ đầu vụ cho chắc, khi vào chính vụ không phải lo giá cả lên xuống.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng đầu năm đạt 3,87 triệu tấn, tăng 37,37% về lượng, nhưng giảm 15,12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Theo Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, nước ta đang nhập phân bón từ 14 thị trường, trong đó từ Trung Quốc chiếm 66% tổng lượng nhập về.
Với nguồn cung dồi dào trên thế giới cũng như trong nước, bà Trương Hồng Kim, nhà nghiên cứu của AGROINFO nhận định: “Thị trường phân bón trong nước chịu sự biến động theo giá nhập khẩu và tỷ giá. Tuy nhiên, do nguồn cung trong nước hiện vẫn đang ở mức cao, đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất tới cuối năm, do đó việc tăng giá phân bón trong 10 ngày qua sẽ chỉ trong ngắn hạn. Giá phân bón sẽ sớm trở lại ổn định trong thời gian tới”.