Giá vàng, dầu bất ngờ tăng mạnh
Phiên tăng giá 2,2% trên thị trường vàng thế giới đã kéo giá vàng trong nước sáng nay bật lên mức 2.120.000 đồng/chỉ
Phiên tăng giá 2,2% trên thị trường vàng thế giới đêm qua đã kéo giá vàng trong nước sáng nay bật lên mức 2.120.000 đồng/chỉ. Dù chịu nhiều áp lực giảm, giá vàng vẫn có được một tuần đi lên nhờ sự suy yếu của tỷ giá USD.
Giá dầu thô phiên cuối tuần cũng tiến sát mốc giá 70 USD/thùng và khép lại một tuần giao dịch thành công.
Giá vàng trong nước tăng 30.000 đồng/chỉ trong tháng 7
Sáng nay, giá vàng trong nước phổ biến ở mức 2.115.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.120.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng bình quân 15.000 đồng/chỉ so với giá áp dụng sáng qua.
Tại thị trường Hà Nội, giá vàng PNJ niêm yết tại chi nhánh của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là 2.115.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.119.000 đồng/chỉ (bán ra). Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ), giá vàng miếng SJC tương ứng là 2.115.000 đồng/chỉ và 2.120.000 đồng/chỉ.
Hệ thống ngân hàng Sacombank trên toàn quốc yết giá vàng miếng hiệu SBJ ở mức 2.112.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.125.000 đồng/chỉ (bán ra). Vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu có giá mua vào và bán ra lần lượt là 2.112.000 đồng/chỉ và 2.120.000 đồng/chỉ.
Giới kinh doanh vàng cho biết, hiện tại họ không kỳ vọng vào sự khởi sắc của giao dịch vàng miếng, vì mức giá vàng cao như hiện nay có khả năng sinh lời thấp, kém hấp dẫn với các nhà đầu tư. Trong cả tuần này, không khí trầm lắng trên thị trường vàng vật chất chưa hề có dấu hiệu cải thiện nào. Tình trạng này đã kéo dài suốt 4 tháng nay, chủ yếu do giá vàng cao.
So với thời điểm cuối tuần trước, giá vàng miếng bán ra trong nước đã tăng thêm 5.000 đồng/chỉ. Đây đã là tuần tăng giá thứ ba của vàng. Trong tuần, đã có thời điểm giá vàng mua vào trên thị trường không giữ được mốc 21 triệu đồng/lượng do liên tục trượt giảm, tuy nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ diễn ra sau đó đã giúp giá vàng có thêm một tuần đi lên.
So với thời điểm đầu tháng 7, giá vàng trong nước hiện đã tăng 30.000 đồng/chỉ (1,4%), sau khi đã giảm 65.000 đồng/chỉ (3%) trong tháng 6.
Giá vàng thế giới tăng 3 tuần liên tục
Diễn biến của giá vàng thế giới tuần này trái ngược với dự báo ban đầu của giới phân tích. Các chuyên gia quốc tế ban đầu cho rằng, sau hai tuần liên tục tăng, giá vàng trong tuần này sẽ giảm trở lại.
Trên thực tế, thị trường cũng chứng kiến ưu thế áp đảo của những yếu tố bất lợi cho giá vàng, gồm yếu tố mùa thấp điểm tiêu thụ trang sức, áp lực lạm phát thấp, khủng hoảng suy yếu, các quỹ đầu tư lớn - đặc biệt là quỹ SPDR Gold Trust - đẩy mạnh bán ra, thị trường chứng khoán thế giới hấp dẫn hơn… Đợt đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ với trị giá kỷ lục 115 tỷ USD trong tuần cũng được dự báo là sẽ đẩy tỷ giá USD, tạo thêm áp lực giảm giá cho vàng.
Trong ba phiên giao dịch đầu tiên của tuần, đi xuống là xu thế chính của giá vàng. Tuy nhiên, trong hai phiên giao dịch cuối tuần, sự phục hồi đã diễn ra mạnh mẽ, đủ để giúp vàng chốt hạ một tuần thành công, dù mức tăng chỉ là yếu ớt.
Kết thúc phiên giao dịch đêm qua tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 20,8 USD/oz (2,2%) so với giá đóng cửa phiên trước, lên mức 955,5 USD/oz. Giá vàng thế giới phiên này biến động trong một biên độ rộng, hiếm gặp trong thời gian gần đây, từ 930-958 USD/oz.
So với cuối tuần trước, giá vàng thế giới hiện đã tăng 2,9 USD/oz (0,3%). Đây đã là tuần tăng giá thứ ba liên tục của giá vàng thế giới. Trong hai tuần trước, giá vàng tăng lần lượt 2,6% và 1,5%. So với thời điểm cuối tháng 6, giá vàng giao ngay thế giới đã tăng 27,9 USD/oz (3%).
USD suy yếu vì tin tốt
Đồng USD suy yếu là cơ sở chính và gần như là duy nhất cho sự phục hồi của giá vàng tuần này. Dữ liệu kinh tế Mỹ công bố ngày 31/7 đã không tệ như dự kiến, khiến vai trò “vịnh tránh bão” của đồng USD bị suy yếu.
Bộ Thương mại Mỹ đã cho biết tăng trưởng GDP của nước này trong quý 2/2009 đã tăng trưởng âm 1%, từ mức tăng trưởng âm 5,5% trong quý 1/2009. Như vậy, lần đầu tiên kể từ năm 1947, GDP của Mỹ đã có 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng âm 1% đã khả quan hơn dự báo trước đó của giới quan sát.
Với thông tin trên, kết thúc phiên giao dịch tại thị trường New York, đồng USD đã trượt giá 1,3% so với Euro, về mức gần 1,43 USD tương đương 1 Euro, từ mức gần 1,41 USD đổi được 1 Euro ở phiên trước đó, và hơn 1,41 USD “ăn” 1 Euro ở thời điểm cuối tuần trước. Cuối tháng 6, tỷ giá Euro/USD cũng là trên 1,41 USD tương đương 1 Euro.
Giá dầu thô lên gần 70 USD/thùng
Thông tin về GDP của Mỹ, sự lên điểm của Phố Wall và đồng USD suy yếu đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch đêm qua tại New York. Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 tăng 2,51 USD/thùng (3,7%) so với giá đóng cửa phiên trước, lên mức 69,45 USD/thùng, cao nhất từ ngày 30/6 tới nay.
Tuần này, giá dầu tại New York đã tăng 2,1%, sau khi đã tăng 7,2% trong tuần trước. Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, giá dầu chỉ tăng 0,8%. So với thời điểm đầu năm, giá dầu hiện đã tăng 56%.
Theo giới phân tích quốc tế, hiện các nhà đầu tư trên thị trường dầu đang dành sự chú ý lớn cho tình hình nhu cầu. Bất kỳ dấu hiệu cải thiện nhu cầu dầu nào cũng có thể nhanh chóng đẩy giá dầu lên.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới nhất, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thời cũng tiêu thụ nhiều dầu nhất, vẫn chưa khởi sắc trở lại. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trong 4 tuần trở lại đây, nước này tiêu thụ 18,7 triệu xăng dầu mỗi ngày, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá dầu thô phiên cuối tuần cũng tiến sát mốc giá 70 USD/thùng và khép lại một tuần giao dịch thành công.
Giá vàng trong nước tăng 30.000 đồng/chỉ trong tháng 7
Sáng nay, giá vàng trong nước phổ biến ở mức 2.115.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.120.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng bình quân 15.000 đồng/chỉ so với giá áp dụng sáng qua.
Tại thị trường Hà Nội, giá vàng PNJ niêm yết tại chi nhánh của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là 2.115.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.119.000 đồng/chỉ (bán ra). Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ), giá vàng miếng SJC tương ứng là 2.115.000 đồng/chỉ và 2.120.000 đồng/chỉ.
Hệ thống ngân hàng Sacombank trên toàn quốc yết giá vàng miếng hiệu SBJ ở mức 2.112.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.125.000 đồng/chỉ (bán ra). Vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu có giá mua vào và bán ra lần lượt là 2.112.000 đồng/chỉ và 2.120.000 đồng/chỉ.
Giới kinh doanh vàng cho biết, hiện tại họ không kỳ vọng vào sự khởi sắc của giao dịch vàng miếng, vì mức giá vàng cao như hiện nay có khả năng sinh lời thấp, kém hấp dẫn với các nhà đầu tư. Trong cả tuần này, không khí trầm lắng trên thị trường vàng vật chất chưa hề có dấu hiệu cải thiện nào. Tình trạng này đã kéo dài suốt 4 tháng nay, chủ yếu do giá vàng cao.
So với thời điểm cuối tuần trước, giá vàng miếng bán ra trong nước đã tăng thêm 5.000 đồng/chỉ. Đây đã là tuần tăng giá thứ ba của vàng. Trong tuần, đã có thời điểm giá vàng mua vào trên thị trường không giữ được mốc 21 triệu đồng/lượng do liên tục trượt giảm, tuy nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ diễn ra sau đó đã giúp giá vàng có thêm một tuần đi lên.
So với thời điểm đầu tháng 7, giá vàng trong nước hiện đã tăng 30.000 đồng/chỉ (1,4%), sau khi đã giảm 65.000 đồng/chỉ (3%) trong tháng 6.
Giá vàng thế giới tăng 3 tuần liên tục
Diễn biến của giá vàng thế giới tuần này trái ngược với dự báo ban đầu của giới phân tích. Các chuyên gia quốc tế ban đầu cho rằng, sau hai tuần liên tục tăng, giá vàng trong tuần này sẽ giảm trở lại.
Trên thực tế, thị trường cũng chứng kiến ưu thế áp đảo của những yếu tố bất lợi cho giá vàng, gồm yếu tố mùa thấp điểm tiêu thụ trang sức, áp lực lạm phát thấp, khủng hoảng suy yếu, các quỹ đầu tư lớn - đặc biệt là quỹ SPDR Gold Trust - đẩy mạnh bán ra, thị trường chứng khoán thế giới hấp dẫn hơn… Đợt đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ với trị giá kỷ lục 115 tỷ USD trong tuần cũng được dự báo là sẽ đẩy tỷ giá USD, tạo thêm áp lực giảm giá cho vàng.
Trong ba phiên giao dịch đầu tiên của tuần, đi xuống là xu thế chính của giá vàng. Tuy nhiên, trong hai phiên giao dịch cuối tuần, sự phục hồi đã diễn ra mạnh mẽ, đủ để giúp vàng chốt hạ một tuần thành công, dù mức tăng chỉ là yếu ớt.
Kết thúc phiên giao dịch đêm qua tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 20,8 USD/oz (2,2%) so với giá đóng cửa phiên trước, lên mức 955,5 USD/oz. Giá vàng thế giới phiên này biến động trong một biên độ rộng, hiếm gặp trong thời gian gần đây, từ 930-958 USD/oz.
So với cuối tuần trước, giá vàng thế giới hiện đã tăng 2,9 USD/oz (0,3%). Đây đã là tuần tăng giá thứ ba liên tục của giá vàng thế giới. Trong hai tuần trước, giá vàng tăng lần lượt 2,6% và 1,5%. So với thời điểm cuối tháng 6, giá vàng giao ngay thế giới đã tăng 27,9 USD/oz (3%).
USD suy yếu vì tin tốt
Đồng USD suy yếu là cơ sở chính và gần như là duy nhất cho sự phục hồi của giá vàng tuần này. Dữ liệu kinh tế Mỹ công bố ngày 31/7 đã không tệ như dự kiến, khiến vai trò “vịnh tránh bão” của đồng USD bị suy yếu.
Bộ Thương mại Mỹ đã cho biết tăng trưởng GDP của nước này trong quý 2/2009 đã tăng trưởng âm 1%, từ mức tăng trưởng âm 5,5% trong quý 1/2009. Như vậy, lần đầu tiên kể từ năm 1947, GDP của Mỹ đã có 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng âm 1% đã khả quan hơn dự báo trước đó của giới quan sát.
Với thông tin trên, kết thúc phiên giao dịch tại thị trường New York, đồng USD đã trượt giá 1,3% so với Euro, về mức gần 1,43 USD tương đương 1 Euro, từ mức gần 1,41 USD đổi được 1 Euro ở phiên trước đó, và hơn 1,41 USD “ăn” 1 Euro ở thời điểm cuối tuần trước. Cuối tháng 6, tỷ giá Euro/USD cũng là trên 1,41 USD tương đương 1 Euro.
Giá dầu thô lên gần 70 USD/thùng
Thông tin về GDP của Mỹ, sự lên điểm của Phố Wall và đồng USD suy yếu đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch đêm qua tại New York. Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 tăng 2,51 USD/thùng (3,7%) so với giá đóng cửa phiên trước, lên mức 69,45 USD/thùng, cao nhất từ ngày 30/6 tới nay.
Tuần này, giá dầu tại New York đã tăng 2,1%, sau khi đã tăng 7,2% trong tuần trước. Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, giá dầu chỉ tăng 0,8%. So với thời điểm đầu năm, giá dầu hiện đã tăng 56%.
Theo giới phân tích quốc tế, hiện các nhà đầu tư trên thị trường dầu đang dành sự chú ý lớn cho tình hình nhu cầu. Bất kỳ dấu hiệu cải thiện nhu cầu dầu nào cũng có thể nhanh chóng đẩy giá dầu lên.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới nhất, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thời cũng tiêu thụ nhiều dầu nhất, vẫn chưa khởi sắc trở lại. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trong 4 tuần trở lại đây, nước này tiêu thụ 18,7 triệu xăng dầu mỗi ngày, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.