Giá vàng “ngóng” tình hình Nhật Bản
Sáng 17/3, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước lùi xuống dưới 36,9 triệu đồng/lượng, nhưng hiện tại đã vượt lên
Sáng 17/3, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước lùi xuống dưới dưới 36,9 triệu đồng/lượng, nhưng hiện tại đã vượt lên. Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD liên ngân hàng vẫn giữ nguyên mức hôm qua.
Tính tới 12h30 trưa nay, vàng Rồng Thăng Long của công ty Bảo Tín Minh Châu được mua vào với giá 36,77 triệu đồng/lượng, bán ra ở 36,93 triệu đồng/lượng. Vàng SJC của công ty Phú Quý cùng thời điểm được mua và bán ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 11h05 của Sacombank, vàng SBJ có giá mua vào là 36,88 triệu đồng/lượng, bán ra là 36,92 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua vào với giá 36,86 triệu đồng/lượng, bán ra ở 36,94 triệu đồng/lượng.
Trước đó, vào lúc 9h, vàng miếng SBJ và Rồng Thăng Long đều có mức bán ra dưới 36,9 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính tới thời điểm này (10h30), vàng trong nước đã tăng nhẹ trở lại, nhưng so với mức chốt chiều qua vẫn thấp hơn khoảng 30.000 - 40.000 đồng mỗi lượng.
Nguyên nhân khiến giá vàng trong nước tăng giảm với biên độ nhẹ, là do giá thế giới hết xuống lại lên trong sáng hôm nay. Theo bảng thanh toán trực tuyến Kitco, tính tới 12h30, vàng giao ngay tại châu Á đã lên lại mốc 1.392,6 USD/ounce. Lúc 10h05, giá vàng này đã rớt xuống còn 1.390,3 USD/ounce.
Đêm qua, giá vàng và dầu thô quốc tế đã phục hồi nhẹ, do cuộc khủng hoảng hạt nhân ngày càng trở nên trầm trọng hơn ở Nhật Bản và tình hình căng thẳng tại Bahrain.
Giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex tại New York tăng 3,3 USD/ounce (+0,2%) lên 1.396,10 USD/ounce. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, giá vàng thế giới chốt phiên dưới ngưỡng 1.400 USD/ounce, dù trong ngày có lúc vàng vượt qua mốc này.
Hôm qua, Chính phủ Nhật Bản đã lệnh cho các công nhân làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 rời khỏi khu vực này, do nguy cơ lây nhiễm phóng xạ vượt quá mức cho phép. Điều này làm tăng thêm những lo lắng về thảm họa hạt nhân tại đây.
Trong khi đó, ở Bahrain, các lực lượng an ninh đã giao tranh với những người biểu tình chống chính phủ. Báo chí quốc tế cho hay, ít nhất đã có 3 người thiệt mạng sau khi cảnh sát Bahrain nã súng vào người biểu tình.
Mở phiên hôm qua, giá vàng thế giới tăng khá nhanh, có lúc lên trên 1.406 USD/ounce, nhưng sau đó suy yếu dần khi chứng khoán Mỹ và châu Âu sụt giảm mạnh.
Giá dầu thô quốc tế hôm qua cũng tăng nhẹ trở lại. Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York tăng 80 xu Mỹ (+0,8%) lên 97,98 USD/thùng. Trước đó, khi mở phiên, giá dầu kỳ hạn này đã vọt lên 99,6 USD/thùng.
Ngoài những vấn đề Nhật Bản và Bahrain, giá dầu thô quốc tế hôm qua tăng lên, còn bởi báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho hay nguồn cung dầu thô trong tuần kết thúc ngày 11/3 tăng 1,7 triệu thùng, thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Trong khi đó, tỷ giá đồng Yên so với USD hôm qua đã lên tới 77,48 Yên/USD, cao hơn mức kỷ lục xác lập trước đó là 79,75 Yên/USD. Dự báo tỷ giá này có thể chạm ngưỡng 72 Yên/USD. Đồng Yên cũng tăng lên mức 109,26 Yên/Euro.
Đồng Yên đã tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, bất chấp Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bơm hàng chục nghìn tỷ Yên vào hệ thống tài chính nhằm ổn định tình hình.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng nay, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng tiếp tục đứng ở mức 20.658 đồng/USD, trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 20.865 đồng/USD.
Tại Vietcombank, giá USD mua vào và bán ra vẫn giữ nguyên ở mức hôm qua 20.860 - 20.865 đồng/USD. Đồng Yên đứng ở mức 258,26 - 265,59 đồng/Yên. Đồng Euro ở mức 28.752,15 - 28.838,67 đồng/Euro giá mua và bán ra là 29.184,38 đồng.
Tính tới 12h30 trưa nay, vàng Rồng Thăng Long của công ty Bảo Tín Minh Châu được mua vào với giá 36,77 triệu đồng/lượng, bán ra ở 36,93 triệu đồng/lượng. Vàng SJC của công ty Phú Quý cùng thời điểm được mua và bán ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 11h05 của Sacombank, vàng SBJ có giá mua vào là 36,88 triệu đồng/lượng, bán ra là 36,92 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua vào với giá 36,86 triệu đồng/lượng, bán ra ở 36,94 triệu đồng/lượng.
Trước đó, vào lúc 9h, vàng miếng SBJ và Rồng Thăng Long đều có mức bán ra dưới 36,9 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính tới thời điểm này (10h30), vàng trong nước đã tăng nhẹ trở lại, nhưng so với mức chốt chiều qua vẫn thấp hơn khoảng 30.000 - 40.000 đồng mỗi lượng.
Nguyên nhân khiến giá vàng trong nước tăng giảm với biên độ nhẹ, là do giá thế giới hết xuống lại lên trong sáng hôm nay. Theo bảng thanh toán trực tuyến Kitco, tính tới 12h30, vàng giao ngay tại châu Á đã lên lại mốc 1.392,6 USD/ounce. Lúc 10h05, giá vàng này đã rớt xuống còn 1.390,3 USD/ounce.
Đêm qua, giá vàng và dầu thô quốc tế đã phục hồi nhẹ, do cuộc khủng hoảng hạt nhân ngày càng trở nên trầm trọng hơn ở Nhật Bản và tình hình căng thẳng tại Bahrain.
Giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex tại New York tăng 3,3 USD/ounce (+0,2%) lên 1.396,10 USD/ounce. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, giá vàng thế giới chốt phiên dưới ngưỡng 1.400 USD/ounce, dù trong ngày có lúc vàng vượt qua mốc này.
Hôm qua, Chính phủ Nhật Bản đã lệnh cho các công nhân làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 rời khỏi khu vực này, do nguy cơ lây nhiễm phóng xạ vượt quá mức cho phép. Điều này làm tăng thêm những lo lắng về thảm họa hạt nhân tại đây.
Trong khi đó, ở Bahrain, các lực lượng an ninh đã giao tranh với những người biểu tình chống chính phủ. Báo chí quốc tế cho hay, ít nhất đã có 3 người thiệt mạng sau khi cảnh sát Bahrain nã súng vào người biểu tình.
Mở phiên hôm qua, giá vàng thế giới tăng khá nhanh, có lúc lên trên 1.406 USD/ounce, nhưng sau đó suy yếu dần khi chứng khoán Mỹ và châu Âu sụt giảm mạnh.
Giá dầu thô quốc tế hôm qua cũng tăng nhẹ trở lại. Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York tăng 80 xu Mỹ (+0,8%) lên 97,98 USD/thùng. Trước đó, khi mở phiên, giá dầu kỳ hạn này đã vọt lên 99,6 USD/thùng.
Ngoài những vấn đề Nhật Bản và Bahrain, giá dầu thô quốc tế hôm qua tăng lên, còn bởi báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho hay nguồn cung dầu thô trong tuần kết thúc ngày 11/3 tăng 1,7 triệu thùng, thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Trong khi đó, tỷ giá đồng Yên so với USD hôm qua đã lên tới 77,48 Yên/USD, cao hơn mức kỷ lục xác lập trước đó là 79,75 Yên/USD. Dự báo tỷ giá này có thể chạm ngưỡng 72 Yên/USD. Đồng Yên cũng tăng lên mức 109,26 Yên/Euro.
Đồng Yên đã tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, bất chấp Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bơm hàng chục nghìn tỷ Yên vào hệ thống tài chính nhằm ổn định tình hình.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng nay, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng tiếp tục đứng ở mức 20.658 đồng/USD, trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 20.865 đồng/USD.
Tại Vietcombank, giá USD mua vào và bán ra vẫn giữ nguyên ở mức hôm qua 20.860 - 20.865 đồng/USD. Đồng Yên đứng ở mức 258,26 - 265,59 đồng/Yên. Đồng Euro ở mức 28.752,15 - 28.838,67 đồng/Euro giá mua và bán ra là 29.184,38 đồng.