Giá vàng sụt cực mạnh!
Giá vàng trong nước sáng nay bất ngờ sụt gần 100.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua, rơi về sát ngưỡng 1,8 triệu đồng/chỉ
Giá vàng trong nước sáng nay bất ngờ sụt gần 100.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua, rơi về sát ngưỡng 1,8 triệu đồng/chỉ.
Đây là kết quả từ phiên chao đảo của thị trường vàng thế giới đêm qua, trước sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD.
Vào lúc 9h sáng nay, vàng SJC niêm yết ở mức 1.810.000 đồng/chỉ mua vào và 1.830.000 đồng/chỉ bán ra, giảm tới 75.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua.
Vàng Bảo Tín Minh Châu mua vào 1.790.000 đồng/chỉ và bán ra 1.825.000 đồng/chỉ, giảm 102.000 đồng/chỉ và 87.000 đồng/chỉ so với mức giá sáng hôm qua.
Mức sụt giảm mạnh như thế này chắc ít người có thể ngờ tới. Thị trường vàng thế giới trải qua một phiên lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 6/2006 và đang diễn biến trái ngược hoàn toàn với những gì mà giới phân tích vẫn dự báo trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ra quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD hôm 18/3.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua tại New York, giá vàng kỳ hạn sụt tới 59 USD/oz (5,9%) xòn 945,3 USD/oz. Đây là “cú ngã” mạnh nhất của giá vàng kỳ hạn kể từ ngày 13/6/2006. Trước đó, giá vàng kỳ hạn đã có 6 phiên tăng liên tiếp, với mức tăng 3,3%.
Giá vàng giao ngay tại New York cũng giảm tới 38,40 USD/oz (3,91%), còn 943,7 USD/oz. Trong phiên, có lúc giá vàng giao ngay còn có 936 USD/oz.
Vào lúc 9h30 sáng nay, cả giá vàng kỳ hạn giao dịch điện tử tại thị trường Mỹ và giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á đều đang tiếp tục đà đi xuống và cùng ở mức trên dưới 933 USD/oz.
Đồng USD tiếp tục phiên phục hồi thứ 2 trước “đối thủ” Euro, kết thúc ngày giao dịch ở mức 1 Euro tương đương 1,5577 USD, so với mức 1 Euro bằng 1,5678 USD chốt phiên liền trước.
Trước khi FED ra quyết định cắt giảm lãi suất và có tin xấu về vụ JP Morgan Chase mua lại tập đoàn Bear Stearns bên bờ vực phá sản, thị trường vẫn cho rằng, mức cắt giảm sẽ là 1% và kỳ vọng này đã đẩy giá vàng kỳ hạn có lúc lên tới 1.033,9 USD/oz, còn USD rơi xuống đáy 1 Euro bằng 1,5903 USD.
Giới đầu tư vàng đang tỏ ra thất vọng trước mức cắt giảm lãi suất 0,75% của FED. Mặt khác, trong tuyên bố của mình, FED cũng nhấn mạnh những nguy cơ lạm phát - một dấu hiệu cho thấy, khả năng cắt giảm lãi suất trong những lần tới sẽ hạn chế hơn.
Rõ ràng, thị trường vàng thế giới đang chịu tác động quá mạnh từ chính sách tiền tệ cũng như tình hình kinh tế Mỹ.
Một số chuyên gia khuyến cáo, những nhà đầu tư vàng nên hết sức thận trọng vào thời điểm này vì đợt điều chỉnh này của giá vàng có thể sẽ tiếp tục kéo dài, với độ lao dốc mạnh. Trước khi sụt giảm mạnh trong ngày 19/3 này, giá vàng từ đầu năm đã tăng 20% và đánh dấu năm tăng thứ 7 liên tiếp. Từ khi FED bắt đầu chuỗi cắt giảm lãi suất USD vào ngày 17/8 năm ngoái tới ngày 18/3 này, giá vàng đã tăng gấp rưỡi.
Ở trong nước, thị trường vàng tự do tiếp tục im ắng, khách mua và khách bán cùng ít. Tại Sàn Giao dịch Vàng Tp.HCM hôm qua, cả giá vàng lượng giao dịch cùng sụt mạnh. Trong phiên có 275.650 lượng được giao dịch, giảm tới 83.700 lượng so với phiên trước, với giá 18.999.860 đồng/lượng. Với những ai giữ vàng qua đêm, ngày hôm nay đúng là “bi kịch”.
Dù cũng giảm mạnh như giá vàng, giá dầu thô thế giới vẫn vững trên ngưỡng 102 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ hạn tháng 4/2008 tại New York mất 4,94 USD/thùng (4,5%), còn 104,48 USD/thùng. Đây là mức giảm mạnh nhất của giá dầu New York kể từ ngày 6/8 năm ngoái.
Ngày hôm qua, các hợp đồng dầu kỳ hạn tháng 4 đã hết hạn và các hợp đồng tháng 5 đã được đưa vào giao dịch. Giá dầu kỳ hạn tháng 5 cũng giảm 5,96 USD/thùng (5,5%) so với mức giá khởi điểm, còn 102,45 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 5 tại thị trường London giảm 4,48 USD/thùng (4,6%), còn 100,72 USD/thùng.
Những yếu tố kéo giá dầu giảm bao gồm sự phục hồi của USD và thông tin từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, nhu cầu tiêu thụ dầu của nước Mỹ đã giảm xuống. Dự trữ nhiên liệu của Mỹ tuần qua đã tăng tuần thứ 10 liên tiếp, với lượng dự trữ dầu thô đang cao hơn mức bình quân 5 năm qua 1,1% và dự trữ xăng ở mức 10% cao hơn lượng bình quân 5 năm. Lượng dầu thô nhập khẩu vào Mỹ cũng giảm.
Những thông tin này rất có thể sẽ khởi đầu cho một giai đoạn đi xuống mới của giá dầu.
Đây là kết quả từ phiên chao đảo của thị trường vàng thế giới đêm qua, trước sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD.
Vào lúc 9h sáng nay, vàng SJC niêm yết ở mức 1.810.000 đồng/chỉ mua vào và 1.830.000 đồng/chỉ bán ra, giảm tới 75.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua.
Vàng Bảo Tín Minh Châu mua vào 1.790.000 đồng/chỉ và bán ra 1.825.000 đồng/chỉ, giảm 102.000 đồng/chỉ và 87.000 đồng/chỉ so với mức giá sáng hôm qua.
Mức sụt giảm mạnh như thế này chắc ít người có thể ngờ tới. Thị trường vàng thế giới trải qua một phiên lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 6/2006 và đang diễn biến trái ngược hoàn toàn với những gì mà giới phân tích vẫn dự báo trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ra quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD hôm 18/3.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua tại New York, giá vàng kỳ hạn sụt tới 59 USD/oz (5,9%) xòn 945,3 USD/oz. Đây là “cú ngã” mạnh nhất của giá vàng kỳ hạn kể từ ngày 13/6/2006. Trước đó, giá vàng kỳ hạn đã có 6 phiên tăng liên tiếp, với mức tăng 3,3%.
Giá vàng giao ngay tại New York cũng giảm tới 38,40 USD/oz (3,91%), còn 943,7 USD/oz. Trong phiên, có lúc giá vàng giao ngay còn có 936 USD/oz.
Vào lúc 9h30 sáng nay, cả giá vàng kỳ hạn giao dịch điện tử tại thị trường Mỹ và giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á đều đang tiếp tục đà đi xuống và cùng ở mức trên dưới 933 USD/oz.
Đồng USD tiếp tục phiên phục hồi thứ 2 trước “đối thủ” Euro, kết thúc ngày giao dịch ở mức 1 Euro tương đương 1,5577 USD, so với mức 1 Euro bằng 1,5678 USD chốt phiên liền trước.
Trước khi FED ra quyết định cắt giảm lãi suất và có tin xấu về vụ JP Morgan Chase mua lại tập đoàn Bear Stearns bên bờ vực phá sản, thị trường vẫn cho rằng, mức cắt giảm sẽ là 1% và kỳ vọng này đã đẩy giá vàng kỳ hạn có lúc lên tới 1.033,9 USD/oz, còn USD rơi xuống đáy 1 Euro bằng 1,5903 USD.
Giới đầu tư vàng đang tỏ ra thất vọng trước mức cắt giảm lãi suất 0,75% của FED. Mặt khác, trong tuyên bố của mình, FED cũng nhấn mạnh những nguy cơ lạm phát - một dấu hiệu cho thấy, khả năng cắt giảm lãi suất trong những lần tới sẽ hạn chế hơn.
Rõ ràng, thị trường vàng thế giới đang chịu tác động quá mạnh từ chính sách tiền tệ cũng như tình hình kinh tế Mỹ.
Một số chuyên gia khuyến cáo, những nhà đầu tư vàng nên hết sức thận trọng vào thời điểm này vì đợt điều chỉnh này của giá vàng có thể sẽ tiếp tục kéo dài, với độ lao dốc mạnh. Trước khi sụt giảm mạnh trong ngày 19/3 này, giá vàng từ đầu năm đã tăng 20% và đánh dấu năm tăng thứ 7 liên tiếp. Từ khi FED bắt đầu chuỗi cắt giảm lãi suất USD vào ngày 17/8 năm ngoái tới ngày 18/3 này, giá vàng đã tăng gấp rưỡi.
Ở trong nước, thị trường vàng tự do tiếp tục im ắng, khách mua và khách bán cùng ít. Tại Sàn Giao dịch Vàng Tp.HCM hôm qua, cả giá vàng lượng giao dịch cùng sụt mạnh. Trong phiên có 275.650 lượng được giao dịch, giảm tới 83.700 lượng so với phiên trước, với giá 18.999.860 đồng/lượng. Với những ai giữ vàng qua đêm, ngày hôm nay đúng là “bi kịch”.
Dù cũng giảm mạnh như giá vàng, giá dầu thô thế giới vẫn vững trên ngưỡng 102 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ hạn tháng 4/2008 tại New York mất 4,94 USD/thùng (4,5%), còn 104,48 USD/thùng. Đây là mức giảm mạnh nhất của giá dầu New York kể từ ngày 6/8 năm ngoái.
Ngày hôm qua, các hợp đồng dầu kỳ hạn tháng 4 đã hết hạn và các hợp đồng tháng 5 đã được đưa vào giao dịch. Giá dầu kỳ hạn tháng 5 cũng giảm 5,96 USD/thùng (5,5%) so với mức giá khởi điểm, còn 102,45 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 5 tại thị trường London giảm 4,48 USD/thùng (4,6%), còn 100,72 USD/thùng.
Những yếu tố kéo giá dầu giảm bao gồm sự phục hồi của USD và thông tin từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, nhu cầu tiêu thụ dầu của nước Mỹ đã giảm xuống. Dự trữ nhiên liệu của Mỹ tuần qua đã tăng tuần thứ 10 liên tiếp, với lượng dự trữ dầu thô đang cao hơn mức bình quân 5 năm qua 1,1% và dự trữ xăng ở mức 10% cao hơn lượng bình quân 5 năm. Lượng dầu thô nhập khẩu vào Mỹ cũng giảm.
Những thông tin này rất có thể sẽ khởi đầu cho một giai đoạn đi xuống mới của giá dầu.