Giá vàng tăng trên 2%, dầu thô vọt tới 4%
Những thông tin kinh tế tích cực từ Mỹ, Trung Quốc và Đức đã giúp các thị trường hàng hóa toàn cầu vọt cao trong đêm qua (3/1)
Đêm qua (3/1), các thị trường hàng hóa toàn cầu đi lên mạnh mẽ. Bên cạnh những thông tin tích cực từ Mỹ, Trung Quốc và Đức, thì những lo lắng về tình hình Iran và sự đi xuống của USD đều là các nhân tố giúp giá cả hàng hóa tăng vọt.
Báo cáo mới đây của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, hoạt động sản xuất của nước này bất ngờ phục hồi mạnh trở lại ngay trong tháng cuối cùng của năm 2011, đúng vào mùa mua sắm, giữa lúc nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc đang ở trong tình trạng bất ổn.
Báo cáo cho hay, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 12 vừa qua đã lên mức 50,3 điểm (trên 50 điểm là biểu hiện tăng trưởng). Điều này đã làm dấy lên hy vọng rằng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nước này sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Trong khi đó, tại châu Âu, theo thống kê của Cơ quan Lao động Liên bang Đức công bố hôm 3/1, số người thất nghiệp trong cả năm đã giảm 263.000 trường hợp xuống còn gần 3 triệu người. Tính về tỷ lệ, con số này tương đương mức giảm 0,6%, xuống mức trung bình cả năm 7,1%.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Đức Philipp Roesler ghi nhận, 2011 là năm thành công nhất với thị trường việc làm từ khi nước Đức thống nhất năm 1991. Ông cho biết nhu cầu về việc làm ở Đức vẫn rất cao bất chấp những nguy cơ kinh tế hiện nay và thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Một ngày trước đó, Cơ quan thống kê quốc gia Destatis thông báo số người có việc làm ở Đức đạt mức kỷ lục mới 41,04 triệu trường hợp trong năm 2011, vượt ngưỡng trên 50% dân số. Giới phân tích tin rằng, nền kinh tế này có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 6,7% trong năm 2012.
Tại Mỹ, cũng được công bố trong ngày 3/1, chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 12/2011 tăng lên mức 53,9 từ mức 52,7 của tháng 11, cao hơn dự báo của giới chuyên gia. Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng tăng 1,2% trong tháng 11/2011.
Trong khi đó, sự kiện Iran sản xuất thành công thanh nhiên liệu nguyên tử, đồng thời tuyên bố sẵn sàng hành động nếu hải quân Mỹ đưa tàu sân bay quay trở lại vùng vịnh Persian đã khiến căng thẳng giữa quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới này với phương Tây leo thang.
Thị trường năng lượng
Đón nhận một loạt thông tin kinh tế quan trọng trên, giá thị trường năng lượng quốc tế đêm qua tăng mạnh. Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 2 tại sàn giao dịch New York tăng 4,13 USD, tương đương 4,2%, lên 102,96 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất từ 10/5/2011.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 2 trên sàn New York tăng 9 cent, tương ứng 3,4%, lên 2,75 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 12 cent, tương ứng 4,3% lên 3,04 USD/gallon. Khí tự nhiên giao tháng 2 tăng chưa tới 1 cent, lên chốt ở mức 2,99 USD/ triệu BTU.
Thị trường kim loại quý
Trên sàn Comex, New York, chốt phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, giá vàng giao kỳ hạn tháng 2 tăng mạnh 33,7 USD/ounce, tương đương 2,2%, lên 1.600,5 USD/ounce. Đây là mức giá đóng cửa cao nhất của kim loại quý này kể từ 23/12. Trước đó giá còn chạm 1.608,7 USD/ounce.
Cùng với vàng, giá bạc giao tháng 3 tăng 5,9% lên 29,572 USD/ounce, mạnh nhất hơn 5 tháng, dẫn đầu nhóm 24 loại nguyên liệu thô thuộc chỉ số GSCI của Standard & Poor. Palladium giao tháng 3 tăng 1,1% lên 663,5 USD/ounce. Bạch kim tháng 4 tăng 2% lên 1.432,5 USD/ounce.
Thị trường nông sản
Giá ca cao giao sau tăng 6 USD, tương đương 0,28%, lên 2.115 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 0,15% lên mức 227,2 cent/lb. Giá đường thô thế giới tăng 1,21 cent, tương ứng 5,19%, lên chốt ngày ở mức 24,51 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát tăng 0,1% lên 14,66 USD/cwt trên sàn CBOT.
Ngược dòng, một số mặt hàng như ngô, đậu tương... đi xuống. Cụ thể, ngô giao sau giảm 3,5 cent, tương ứng 0,53%, xuống còn 655 cent/bushel. Giá đậu tương giảm 6,75 cent, tương ứng 0,55%, xuống mức 1.220,75 cent/bushel. Giá dầu đậu tương giao sau 0,64%, xuống mức 52,77 cent/lb.
Báo cáo mới đây của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, hoạt động sản xuất của nước này bất ngờ phục hồi mạnh trở lại ngay trong tháng cuối cùng của năm 2011, đúng vào mùa mua sắm, giữa lúc nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc đang ở trong tình trạng bất ổn.
Báo cáo cho hay, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 12 vừa qua đã lên mức 50,3 điểm (trên 50 điểm là biểu hiện tăng trưởng). Điều này đã làm dấy lên hy vọng rằng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nước này sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Trong khi đó, tại châu Âu, theo thống kê của Cơ quan Lao động Liên bang Đức công bố hôm 3/1, số người thất nghiệp trong cả năm đã giảm 263.000 trường hợp xuống còn gần 3 triệu người. Tính về tỷ lệ, con số này tương đương mức giảm 0,6%, xuống mức trung bình cả năm 7,1%.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Đức Philipp Roesler ghi nhận, 2011 là năm thành công nhất với thị trường việc làm từ khi nước Đức thống nhất năm 1991. Ông cho biết nhu cầu về việc làm ở Đức vẫn rất cao bất chấp những nguy cơ kinh tế hiện nay và thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Một ngày trước đó, Cơ quan thống kê quốc gia Destatis thông báo số người có việc làm ở Đức đạt mức kỷ lục mới 41,04 triệu trường hợp trong năm 2011, vượt ngưỡng trên 50% dân số. Giới phân tích tin rằng, nền kinh tế này có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 6,7% trong năm 2012.
Tại Mỹ, cũng được công bố trong ngày 3/1, chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 12/2011 tăng lên mức 53,9 từ mức 52,7 của tháng 11, cao hơn dự báo của giới chuyên gia. Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng tăng 1,2% trong tháng 11/2011.
Trong khi đó, sự kiện Iran sản xuất thành công thanh nhiên liệu nguyên tử, đồng thời tuyên bố sẵn sàng hành động nếu hải quân Mỹ đưa tàu sân bay quay trở lại vùng vịnh Persian đã khiến căng thẳng giữa quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới này với phương Tây leo thang.
Thị trường năng lượng
Đón nhận một loạt thông tin kinh tế quan trọng trên, giá thị trường năng lượng quốc tế đêm qua tăng mạnh. Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 2 tại sàn giao dịch New York tăng 4,13 USD, tương đương 4,2%, lên 102,96 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất từ 10/5/2011.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 2 trên sàn New York tăng 9 cent, tương ứng 3,4%, lên 2,75 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 12 cent, tương ứng 4,3% lên 3,04 USD/gallon. Khí tự nhiên giao tháng 2 tăng chưa tới 1 cent, lên chốt ở mức 2,99 USD/ triệu BTU.
Thị trường kim loại quý
Trên sàn Comex, New York, chốt phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, giá vàng giao kỳ hạn tháng 2 tăng mạnh 33,7 USD/ounce, tương đương 2,2%, lên 1.600,5 USD/ounce. Đây là mức giá đóng cửa cao nhất của kim loại quý này kể từ 23/12. Trước đó giá còn chạm 1.608,7 USD/ounce.
Cùng với vàng, giá bạc giao tháng 3 tăng 5,9% lên 29,572 USD/ounce, mạnh nhất hơn 5 tháng, dẫn đầu nhóm 24 loại nguyên liệu thô thuộc chỉ số GSCI của Standard & Poor. Palladium giao tháng 3 tăng 1,1% lên 663,5 USD/ounce. Bạch kim tháng 4 tăng 2% lên 1.432,5 USD/ounce.
Thị trường nông sản
Giá ca cao giao sau tăng 6 USD, tương đương 0,28%, lên 2.115 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 0,15% lên mức 227,2 cent/lb. Giá đường thô thế giới tăng 1,21 cent, tương ứng 5,19%, lên chốt ngày ở mức 24,51 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát tăng 0,1% lên 14,66 USD/cwt trên sàn CBOT.
Ngược dòng, một số mặt hàng như ngô, đậu tương... đi xuống. Cụ thể, ngô giao sau giảm 3,5 cent, tương ứng 0,53%, xuống còn 655 cent/bushel. Giá đậu tương giảm 6,75 cent, tương ứng 0,55%, xuống mức 1.220,75 cent/bushel. Giá dầu đậu tương giao sau 0,64%, xuống mức 52,77 cent/lb.