Giá vàng thế giới tăng mạnh sau báo cáo GDP của Mỹ
Bật tăng trong phiên cuối cùng của tháng 1, giá vàng đã khép lại tháng tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm trở lại đây
Giá vàng tăng mạnh trở lại trong phiên giao dịch đêm qua (30/1), đảo ngược hai phiên giảm sâu liên tiếp trước đó. Phiên này, giá kim loại quý hồi phục sau khi dữ liệu thống kê cho thấy GDP quý 4 của Mỹ giảm tốc mạnh.
Bật tăng trong phiên cuối cùng của tháng 1, giá vàng đã khép lại tháng tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 25 USD/oz, tương đương tăng 2%, chốt ở mức 1.284,1 USD/oz. Tại sàn COMEX thuộc Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá vàng giao tháng 2 tăng 23,9 USD/oz, tương đương tăng 2%, đạt 1.278,5 USD/oz.
Giá dầu thô tăng vọt trong phiên này cũng là một nguồn động lực đẩy giá vàng tăng. Chốt phiên tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng hơn 8% sau khi có tin số giàn khoan dầu ở Mỹ giảm mạnh.
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà giao dịch nói rằng, giá vàng sẽ còn tiếp tục mạnh trong ngắn hạn do những lo ngại về tình hình bất ổn ở châu Âu. Hôm qua, Chính phủ Hy Lạp tuyên bố sẽ không hợp tác với hai chủ nợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong vấn đề cải cách.
Giá vàng được dự báo sẽ mạnh bất chấp sự gia tăng của tỷ giá đồng USD.
Trong tháng 1 này, giá vàng đã tăng 8%, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2012. Những sự kiện chính đẩy giá vàng tăng cao trong tháng này bao gồm việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) bất ngờ dỡ bỏ trần tỷ giá đồng Franc so với Euro và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tung một gói nới lỏng định lượng (QE) khổng lồ để chống giảm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế.
“Trong 2 năm qua, chúng ta đã chứng kiến những đợt phục hồi do yếu tố tâm lý trên thị trường vàng”, nhà phân tích Carsten Menke thuộc Julius Baer nhận định. Một ví dụ về nhân tố tác động tới tâm lý của giới đầu tư vàng mà ông Menke đưa ra là cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Chuyên gia này cũng kỳ vọng giá vàng sẽ có thêm những nhân tố hỗ trợ mới trong năm nay.
Hôm qua, đà tăng của giá vàng được đẩy mạnh sau khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết, GDP của Mỹ tăng trưởng 2,6% trong quý 4 vừa qua, chỉ bằng khoảng một nửa mức tăng 5% đạt được trong quý 3.
“Số liệu GDP về cơ bản đã loại bỏ những rào cản trước đó đối với những nhà đầu tư có ý định mua vàng”, nhà phân tích George Gero thuộc RBC Capital Markets Global Futures nhận định.
Tuần trước, giá vàng thế giới đã lên mức cao nhất 5 tháng trên mức 1.300 USD/oz. Sau đó, giá vàng quay đầu giảm do hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư.
Kinh tế Mỹ tăng chậm lại có thể sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trì hoãn tăng lãi suất. Về lý thuyết, việc lãi suất USD bị hoãn tăng sẽ có lợi cho giá vàng.
Tuy vậy, thị trường cho rằng, FED chắc chắn sẽ lần đầu tiên tăng lãi suất sau gần 1 thập niên vào một thời điểm nào đó trong năm nay. Và đây là một mối lo dài hạn đối với những nhà đầu tư yêu thích vàng.
Bật tăng trong phiên cuối cùng của tháng 1, giá vàng đã khép lại tháng tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 25 USD/oz, tương đương tăng 2%, chốt ở mức 1.284,1 USD/oz. Tại sàn COMEX thuộc Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá vàng giao tháng 2 tăng 23,9 USD/oz, tương đương tăng 2%, đạt 1.278,5 USD/oz.
Giá dầu thô tăng vọt trong phiên này cũng là một nguồn động lực đẩy giá vàng tăng. Chốt phiên tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng hơn 8% sau khi có tin số giàn khoan dầu ở Mỹ giảm mạnh.
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà giao dịch nói rằng, giá vàng sẽ còn tiếp tục mạnh trong ngắn hạn do những lo ngại về tình hình bất ổn ở châu Âu. Hôm qua, Chính phủ Hy Lạp tuyên bố sẽ không hợp tác với hai chủ nợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong vấn đề cải cách.
Giá vàng được dự báo sẽ mạnh bất chấp sự gia tăng của tỷ giá đồng USD.
Trong tháng 1 này, giá vàng đã tăng 8%, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2012. Những sự kiện chính đẩy giá vàng tăng cao trong tháng này bao gồm việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) bất ngờ dỡ bỏ trần tỷ giá đồng Franc so với Euro và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tung một gói nới lỏng định lượng (QE) khổng lồ để chống giảm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế.
“Trong 2 năm qua, chúng ta đã chứng kiến những đợt phục hồi do yếu tố tâm lý trên thị trường vàng”, nhà phân tích Carsten Menke thuộc Julius Baer nhận định. Một ví dụ về nhân tố tác động tới tâm lý của giới đầu tư vàng mà ông Menke đưa ra là cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Chuyên gia này cũng kỳ vọng giá vàng sẽ có thêm những nhân tố hỗ trợ mới trong năm nay.
Hôm qua, đà tăng của giá vàng được đẩy mạnh sau khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết, GDP của Mỹ tăng trưởng 2,6% trong quý 4 vừa qua, chỉ bằng khoảng một nửa mức tăng 5% đạt được trong quý 3.
“Số liệu GDP về cơ bản đã loại bỏ những rào cản trước đó đối với những nhà đầu tư có ý định mua vàng”, nhà phân tích George Gero thuộc RBC Capital Markets Global Futures nhận định.
Tuần trước, giá vàng thế giới đã lên mức cao nhất 5 tháng trên mức 1.300 USD/oz. Sau đó, giá vàng quay đầu giảm do hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư.
Kinh tế Mỹ tăng chậm lại có thể sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trì hoãn tăng lãi suất. Về lý thuyết, việc lãi suất USD bị hoãn tăng sẽ có lợi cho giá vàng.
Tuy vậy, thị trường cho rằng, FED chắc chắn sẽ lần đầu tiên tăng lãi suất sau gần 1 thập niên vào một thời điểm nào đó trong năm nay. Và đây là một mối lo dài hạn đối với những nhà đầu tư yêu thích vàng.