Giá vàng tiếp tục tăng, USD bắt đầu nhích
Giá vàng thế giới tăng phiên thứ hai liên tục, nhưng với mức tăng không đủ để đưa giá vàng trong nước vượt xa mức 37,8 triệu đồng/lượng
Giá vàng thế giới tăng phiên thứ hai liên tục, nhưng với mức tăng không đủ để đưa giá vàng trong nước vượt xa mức 37,8 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng thế giới giờ đã gần ngang bằng sau một thời gian đứng thấp hơn.
Lúc gần 10h sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu dao động xấp xỉ 37,75 triệu đồng/lượng ở chiều mua và trên 37,8 triệu đồng/lượng ở chiều bán. So với cùng thời điểm ngày hôm qua, giá vàng hầu như không thay đổi, nhưng nếu so với cuối giờ chiều gia, giá vàng đã phục hồi 70.000-80.000 đồng mỗi lượng.
Vàng miếng hiệu SBJ của Công ty Sacombank-SBJ được doanh nghiệp này báo giá ở mức 37,74 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,8 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng SJC do Công ty SJC niêm yết cho thị trường Tp.HCM tương ứng là 37,75 triệu đồng/lượng và 37,82 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội, Công ty Phú Quý thu mua vàng SJC ở mức giá 37,72 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 37,8 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu áp dụng giá vàng Rồng Thăng Long ở các mức 37,7 triệu đồng/lượng và 37,8 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra).
Theo một số doanh nghiệp kim hoàn, giao dịch vàng đã trầm lắng trở lại sau khi mốc giá 38 triệu đồng/lượng rời thị trường. Trước đó, giá vàng cao đã thúc đẩy người dân bán vàng ra, khiến giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi 400.000-500.000 đồng/lượng trong vài tuần liền.
Đến nay, khi giao dịch chậm lại ở cả chiều bán lẫn chiều mua, vàng trong nước chỉ còn rẻ hơn vàng thế giới 100.000-150.000 đồng mỗi lượng. Giới kinh doanh vàng cho rằng, thị trường vàng trong nước sẽ có xu hướng rõ ràng hơn về giá và giao dịch sau khi cơ quan chức năng ban hành quy chế mới về quản lý thị trường vàng, dự kiến đưa ra vào cuối tháng 6 này.
Trên thị trường ngoại hối, sau khi đứng yên suốt từ đầu tuần, giá USD ngân hàng thương mại sáng nay bắt đầu nhích lên. Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua và bán ngoại tệ này ở các mức tương ứng là 20.555 đồng và 20.615 đồng, tăng 15 đồng/USD ở mỗi chiều.
Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn đứng yên ở mức 20.618 đồng. Tỷ giá này đã “bất động” từ cuối tuần trước tới hôm nay.
Giảm là xu hướng chính của giá vàng tại thị trường châu Á sáng nay. Lúc 10h35 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 4,5 USD/oz so với giá chốt phiên trước tại New York, còn 1.527,1 USD/oz.
Đêm qua, giá vàng chốt phiên New York với mức tăng 6,5 USD/oz (0,4%), đạt 1.531,6 USD/oz. Trong phiên, giá vàng biến động trong biên độ rộng, từ 1.513-1.536 USD/oz.
Vàng tăng giá khá mạnh sau khi thống kê của Mỹ cho thấy lạm phát ở nước này cao hơn dự kiến, trong khi sản xuất công nghiệp tăng chậm hơn nhận định ban đầu, thúc đẩy giới đầu tư mua vàng với tư cách kênh đầu tư an toàn. Tuy nhiên, với tư cách là một loại hàng hóa, vàng cùng nhiều loại nguyên vật liệu thô khác, trong đó có dầu lửa, đã giảm giá trở lại sau đó.
Niềm tin của giới đầu tư vào tiền giấy lại bắt đầu lung lay mạnh. Tại Mỹ, hai phe Dân chủ và Cộng hòa vẫn tranh cãi nảy lửa xung quanh vấn đề tăng trần nợ công, khiến một số nhà phân tích lo Washington có thể rơi vào tình trạng mất thanh khoản nếu cuộc tranh cãi này không được sớm giải quyết.
Tại châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ vẫn chưa tìm ra lối thoát và Hy Lạp vẫn đang ngấp nghé bờ vực vỡ nợ cấp quốc gia, cho dù đã nhận được phần lớn số tiền trong gói giải cứu 110 tỷ Euro.
Tuy nhiên, đồng USD vẫn đang có ưu thế so với Euro, do đồng bạc xanh thường được xem là kênh đầu tư an toàn khi có tình huống xấu. Tỷ giá Euro/USD sáng nay tại Tokyo là xấp xỉ 1,42 USD đổi 1 Euro, so với mức 1,44 USD tương đương 1 Euro vào sáng qua.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 tại New York lúc 10h45 trưa nay giờ Việt Nam là 95,47 USD/thùng, tăng 0,66 USD/thùng so với giá chốt đêm qua.
Phiên hôm qua, giá dầu lao dốc trước đồng USD mạnh lên và thông tin bất lợi về kinh tế Mỹ. Kết thúc phiên, giá dầu sụt 4,56 USD/thùng (hơn 4%), chốt ở 94,81 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 22/2.
Lúc gần 10h sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu dao động xấp xỉ 37,75 triệu đồng/lượng ở chiều mua và trên 37,8 triệu đồng/lượng ở chiều bán. So với cùng thời điểm ngày hôm qua, giá vàng hầu như không thay đổi, nhưng nếu so với cuối giờ chiều gia, giá vàng đã phục hồi 70.000-80.000 đồng mỗi lượng.
Vàng miếng hiệu SBJ của Công ty Sacombank-SBJ được doanh nghiệp này báo giá ở mức 37,74 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,8 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng SJC do Công ty SJC niêm yết cho thị trường Tp.HCM tương ứng là 37,75 triệu đồng/lượng và 37,82 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội, Công ty Phú Quý thu mua vàng SJC ở mức giá 37,72 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 37,8 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu áp dụng giá vàng Rồng Thăng Long ở các mức 37,7 triệu đồng/lượng và 37,8 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra).
Theo một số doanh nghiệp kim hoàn, giao dịch vàng đã trầm lắng trở lại sau khi mốc giá 38 triệu đồng/lượng rời thị trường. Trước đó, giá vàng cao đã thúc đẩy người dân bán vàng ra, khiến giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi 400.000-500.000 đồng/lượng trong vài tuần liền.
Đến nay, khi giao dịch chậm lại ở cả chiều bán lẫn chiều mua, vàng trong nước chỉ còn rẻ hơn vàng thế giới 100.000-150.000 đồng mỗi lượng. Giới kinh doanh vàng cho rằng, thị trường vàng trong nước sẽ có xu hướng rõ ràng hơn về giá và giao dịch sau khi cơ quan chức năng ban hành quy chế mới về quản lý thị trường vàng, dự kiến đưa ra vào cuối tháng 6 này.
Trên thị trường ngoại hối, sau khi đứng yên suốt từ đầu tuần, giá USD ngân hàng thương mại sáng nay bắt đầu nhích lên. Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua và bán ngoại tệ này ở các mức tương ứng là 20.555 đồng và 20.615 đồng, tăng 15 đồng/USD ở mỗi chiều.
Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn đứng yên ở mức 20.618 đồng. Tỷ giá này đã “bất động” từ cuối tuần trước tới hôm nay.
Giảm là xu hướng chính của giá vàng tại thị trường châu Á sáng nay. Lúc 10h35 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 4,5 USD/oz so với giá chốt phiên trước tại New York, còn 1.527,1 USD/oz.
Đêm qua, giá vàng chốt phiên New York với mức tăng 6,5 USD/oz (0,4%), đạt 1.531,6 USD/oz. Trong phiên, giá vàng biến động trong biên độ rộng, từ 1.513-1.536 USD/oz.
Vàng tăng giá khá mạnh sau khi thống kê của Mỹ cho thấy lạm phát ở nước này cao hơn dự kiến, trong khi sản xuất công nghiệp tăng chậm hơn nhận định ban đầu, thúc đẩy giới đầu tư mua vàng với tư cách kênh đầu tư an toàn. Tuy nhiên, với tư cách là một loại hàng hóa, vàng cùng nhiều loại nguyên vật liệu thô khác, trong đó có dầu lửa, đã giảm giá trở lại sau đó.
Niềm tin của giới đầu tư vào tiền giấy lại bắt đầu lung lay mạnh. Tại Mỹ, hai phe Dân chủ và Cộng hòa vẫn tranh cãi nảy lửa xung quanh vấn đề tăng trần nợ công, khiến một số nhà phân tích lo Washington có thể rơi vào tình trạng mất thanh khoản nếu cuộc tranh cãi này không được sớm giải quyết.
Tại châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ vẫn chưa tìm ra lối thoát và Hy Lạp vẫn đang ngấp nghé bờ vực vỡ nợ cấp quốc gia, cho dù đã nhận được phần lớn số tiền trong gói giải cứu 110 tỷ Euro.
Tuy nhiên, đồng USD vẫn đang có ưu thế so với Euro, do đồng bạc xanh thường được xem là kênh đầu tư an toàn khi có tình huống xấu. Tỷ giá Euro/USD sáng nay tại Tokyo là xấp xỉ 1,42 USD đổi 1 Euro, so với mức 1,44 USD tương đương 1 Euro vào sáng qua.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 tại New York lúc 10h45 trưa nay giờ Việt Nam là 95,47 USD/thùng, tăng 0,66 USD/thùng so với giá chốt đêm qua.
Phiên hôm qua, giá dầu lao dốc trước đồng USD mạnh lên và thông tin bất lợi về kinh tế Mỹ. Kết thúc phiên, giá dầu sụt 4,56 USD/thùng (hơn 4%), chốt ở 94,81 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 22/2.