Giá xăng, dầu “rủ nhau” trượt dốc
Nỗi lo Hy Lạp có thể vỡ nợ, phủ bóng tối lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến giá xăng, dầu tuột dốc mạnh trong phiên đầu tuần
Phiên giao dịch đêm qua, giá xăng dầu kỳ hạn trên thị trường quốc tế trượt giảm mạnh, do nhà đầu tư lo sợ Hy Lạp có thể sớm bị vỡ nợ, đe dọa tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ kỳ hạn tháng 10 giảm 2,26 USD, tương ứng 2,6%, xuống 85,70 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của dầu kỳ hạn này kể từ ngày 26/8 và cũng là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 2/9 tới nay.
Trong phiên, giá dầu dao động ở mức thấp, từ 86 cho tới 87,75 USD/thùng, do nhà đầu tư chán nản trước kết quả cuộc họp các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng Euro cuối tuần trước trì hoãn đưa ra gói cứu trợ tiếp theo trị giá 11 tỷ USD dành cho Hy Lạp.
Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã đề nghị các nước châu Âu tăng quy mô của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (ESSF), để hỗ trợ các nước thành viên đang gặp khó khăn, đồng thời nhanh chóng hành động nhằm "chống đỡ" hệ thống tài chính và ngân hàng của khu vực.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức, Wolfgang Schaeuble đã lên tiếng phản đối đề xuất này của Mỹ. Theo giới phân tích, bất đồng giữa châu Âu và Mỹ có thể tác động xấu đến những nỗ lực hợp tác và hành động chung giải quyết cuộc khủng hoảng, "đào sâu" mối lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Tiếp đó, cuộc điện đàm khẩn cấp tối 19/9 giữa Hy Lạp và các tổ chức tín dụng bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng kết thúc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết, một cuộc điện đàm khác sẽ được tổ chức vào thời gian tương tự tối hôm nay (20/9).
Giá dầu sụt giảm mạnh, còn bởi việc thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc ngay từ đầu phiên giao dịch. Sau 5 phiên tăng điểm liên tục hồi tuần trước, hôm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 108,08 điểm xuống còn 11.401 điểm. Trong ngày, có lúc Dow Jones hạ tới 200 điểm.
Một nguyên nhân khác tác động trực tiếp tới giá dầu là chỉ số đồng USD phiên 19/9 đã tăng được 0,8% lên 77,14 điểm. Chỉ số USD là thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác.
Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư còn chịu sức ép bởi chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn có thể tác động xấu đến nhu cầu "vàng đen" của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới này.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu, giá xăng giao tháng 10 giảm tới 9 xu, tương ứng 3,2%, xuống còn 2,70 USD/gallon. Dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 6 xu, tương ứng 2,1%, xuống 2,94 USD/gallon. Một gallon tương đương 3,78 lít.
Liên quan tới thị trường dầu, Tổng thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, các nhà sản xuất dầu vùng Vịnh dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng, một khi Libya nối lại được hoạt động sản xuất.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Dubai, Tổng thư ký OPEC Abdalla Salem el-Badri, cho biết Libya có thể đạt được mức sản lượng dầu trước khi nổ ra chiến sự trong khoảng 15 tháng, do một số nhà máy quan trọng đã bị phá hủy trong cuộc chiến.
Jason Schenker, nhà phân tích hàng hóa và là Chủ tịch hãng nghiên cứu thị trường Prestige Economics LLC, nói rằng tuyên bố của OPEC không có tác dụng nhiều tới kết quả giao dịch hôm qua, vì những điều này sẽ diễn ra trong tương lai.
Thay vào đó, giới đầu cơ trên thị trường dầu đang tập trung nhiều hơn vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có khả năng không tung ra chương trình nới lỏng định lượng mới trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày dự kiến khai mạc hôm nay (20/9).
Ngoài ra, theo bà Vandana Hari, Giám đốc khu vực châu Á của hãng thông tin năng lượng Platts, lòng tin tiêu dùng yếu tại châu Âu và Mỹ có thể tác động xấu đến những nền kinh tế mới nổi tại châu Á, như Trung Quốc, nơi nhu cầu tiêu thụ năng lượng vẫn đang tăng mạnh.
Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ kỳ hạn tháng 10 giảm 2,26 USD, tương ứng 2,6%, xuống 85,70 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của dầu kỳ hạn này kể từ ngày 26/8 và cũng là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 2/9 tới nay.
Trong phiên, giá dầu dao động ở mức thấp, từ 86 cho tới 87,75 USD/thùng, do nhà đầu tư chán nản trước kết quả cuộc họp các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng Euro cuối tuần trước trì hoãn đưa ra gói cứu trợ tiếp theo trị giá 11 tỷ USD dành cho Hy Lạp.
Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã đề nghị các nước châu Âu tăng quy mô của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (ESSF), để hỗ trợ các nước thành viên đang gặp khó khăn, đồng thời nhanh chóng hành động nhằm "chống đỡ" hệ thống tài chính và ngân hàng của khu vực.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức, Wolfgang Schaeuble đã lên tiếng phản đối đề xuất này của Mỹ. Theo giới phân tích, bất đồng giữa châu Âu và Mỹ có thể tác động xấu đến những nỗ lực hợp tác và hành động chung giải quyết cuộc khủng hoảng, "đào sâu" mối lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Tiếp đó, cuộc điện đàm khẩn cấp tối 19/9 giữa Hy Lạp và các tổ chức tín dụng bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng kết thúc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết, một cuộc điện đàm khác sẽ được tổ chức vào thời gian tương tự tối hôm nay (20/9).
Giá dầu sụt giảm mạnh, còn bởi việc thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc ngay từ đầu phiên giao dịch. Sau 5 phiên tăng điểm liên tục hồi tuần trước, hôm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 108,08 điểm xuống còn 11.401 điểm. Trong ngày, có lúc Dow Jones hạ tới 200 điểm.
Một nguyên nhân khác tác động trực tiếp tới giá dầu là chỉ số đồng USD phiên 19/9 đã tăng được 0,8% lên 77,14 điểm. Chỉ số USD là thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác.
Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư còn chịu sức ép bởi chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn có thể tác động xấu đến nhu cầu "vàng đen" của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới này.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu, giá xăng giao tháng 10 giảm tới 9 xu, tương ứng 3,2%, xuống còn 2,70 USD/gallon. Dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 6 xu, tương ứng 2,1%, xuống 2,94 USD/gallon. Một gallon tương đương 3,78 lít.
Liên quan tới thị trường dầu, Tổng thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, các nhà sản xuất dầu vùng Vịnh dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng, một khi Libya nối lại được hoạt động sản xuất.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Dubai, Tổng thư ký OPEC Abdalla Salem el-Badri, cho biết Libya có thể đạt được mức sản lượng dầu trước khi nổ ra chiến sự trong khoảng 15 tháng, do một số nhà máy quan trọng đã bị phá hủy trong cuộc chiến.
Jason Schenker, nhà phân tích hàng hóa và là Chủ tịch hãng nghiên cứu thị trường Prestige Economics LLC, nói rằng tuyên bố của OPEC không có tác dụng nhiều tới kết quả giao dịch hôm qua, vì những điều này sẽ diễn ra trong tương lai.
Thay vào đó, giới đầu cơ trên thị trường dầu đang tập trung nhiều hơn vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có khả năng không tung ra chương trình nới lỏng định lượng mới trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày dự kiến khai mạc hôm nay (20/9).
Ngoài ra, theo bà Vandana Hari, Giám đốc khu vực châu Á của hãng thông tin năng lượng Platts, lòng tin tiêu dùng yếu tại châu Âu và Mỹ có thể tác động xấu đến những nền kinh tế mới nổi tại châu Á, như Trung Quốc, nơi nhu cầu tiêu thụ năng lượng vẫn đang tăng mạnh.