Giá xăng, dầu thế giới quay đầu trượt dài
Thị trường năng lượng thế giới đêm qua (2/7) đã quay đầu thoái lui hơn 1%, sau khi tăng mạnh trong phiên cuối tuần trước
Xuất phát từ nỗi lo về tình trạng sản xuất yếu kém của hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới là Mỹ và Trung Quốc, thị trường năng lượng thế giới đêm qua (2/7) đã quay đầu thoái lui sau khi tăng mạnh hơn 9% trong phiên cuối tuần trước.
Chốt phiên giao dịch 2/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 giảm mạnh 1,21 USD, tương ứng 1,4%, lên 83,75 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Cuối tuần trước, nhờ tín hiệu tích cực từ châu Âu, giá mặt hàng năng lượng này đã hồi phục hơn 9% lên trên 84 USD/thùng.
Tuy nhiên, những thông tin tích cực về công cuộc giải cứu châu Âu đã nhanh chóng bị xóa mờ khi hôm qua, một loạt số liệu mới công bố cho thấy khu vực sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc đang có những dấu hiệu suy yếu, góp phần làm cho bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm hơn.
Cụ thể, chỉ số quản lý nguồn cung của Viện Quản lý nguồn cung Mỹ đã giảm xuống 49,7% trong tháng 6, từ 53,5% trong tháng 5 trước đó. Sự đi xuống của chỉ số này khá bất ngờ, ngoài dự tính của giới phân tích. Theo dự báo của giới phân tích, mức giảm nhẹ hơn, còn 52,3%.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất của ngân hàng HSBC cho biết, chỉ số quản lý sức mua tại Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm xuống 48,2 điểm, từ 48,4 điểm của tháng 5. Mặc dù mức giảm này nhẹ hơn so với dự báo ban đầu của HSBC, song đây cũng là mức thấp nhất từ tháng 3/2009.
Một tin xấu khác cũng đe dọa tới thị trường dầu là việc Iran cho biết có thể sẽ đóng cửa eo biển Hormuz để phản ứng lại những đòn trừng phạt mới đây của phương Tây nhằm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ của họ. Lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu có hiệu lực kể từ tuần trước.
Ngoài ra, thị trường dầu thô đêm qua còn chịu tác động bởi sự đi lên của đồng USD. Phiên 2/7, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên 81,888 điểm, từ mức 81,658 điểm trong phiên cuối tuần trước và gây áp lực lên giá dầu.
Thông tin thất nghiệp tăng 11,1% trong tháng 5 của châu Âu, cao nhất kể từ năm 1995 tới nay, cũng có tác động đánh kể tới thị trường dầu thô đêm qua, dù mức ảnh hưởng không lớn như các yếu tố trên.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, chốt phiên 2/7, giá dầu sưởi giao tháng 8 giảm 3 cent, tương ứng 1,3%, xuống 2,68 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn giảm 1 cent, tương ứng 0,3%, xuống 2,62 USD/gallon. Khí tự nhiên cũng giao tháng 8 đi ngang ở mức 2,82 USD/ triệu BTU.
Chốt phiên giao dịch 2/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 giảm mạnh 1,21 USD, tương ứng 1,4%, lên 83,75 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Cuối tuần trước, nhờ tín hiệu tích cực từ châu Âu, giá mặt hàng năng lượng này đã hồi phục hơn 9% lên trên 84 USD/thùng.
Tuy nhiên, những thông tin tích cực về công cuộc giải cứu châu Âu đã nhanh chóng bị xóa mờ khi hôm qua, một loạt số liệu mới công bố cho thấy khu vực sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc đang có những dấu hiệu suy yếu, góp phần làm cho bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm hơn.
Cụ thể, chỉ số quản lý nguồn cung của Viện Quản lý nguồn cung Mỹ đã giảm xuống 49,7% trong tháng 6, từ 53,5% trong tháng 5 trước đó. Sự đi xuống của chỉ số này khá bất ngờ, ngoài dự tính của giới phân tích. Theo dự báo của giới phân tích, mức giảm nhẹ hơn, còn 52,3%.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất của ngân hàng HSBC cho biết, chỉ số quản lý sức mua tại Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm xuống 48,2 điểm, từ 48,4 điểm của tháng 5. Mặc dù mức giảm này nhẹ hơn so với dự báo ban đầu của HSBC, song đây cũng là mức thấp nhất từ tháng 3/2009.
Một tin xấu khác cũng đe dọa tới thị trường dầu là việc Iran cho biết có thể sẽ đóng cửa eo biển Hormuz để phản ứng lại những đòn trừng phạt mới đây của phương Tây nhằm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ của họ. Lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu có hiệu lực kể từ tuần trước.
Ngoài ra, thị trường dầu thô đêm qua còn chịu tác động bởi sự đi lên của đồng USD. Phiên 2/7, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên 81,888 điểm, từ mức 81,658 điểm trong phiên cuối tuần trước và gây áp lực lên giá dầu.
Thông tin thất nghiệp tăng 11,1% trong tháng 5 của châu Âu, cao nhất kể từ năm 1995 tới nay, cũng có tác động đánh kể tới thị trường dầu thô đêm qua, dù mức ảnh hưởng không lớn như các yếu tố trên.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, chốt phiên 2/7, giá dầu sưởi giao tháng 8 giảm 3 cent, tương ứng 1,3%, xuống 2,68 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn giảm 1 cent, tương ứng 0,3%, xuống 2,62 USD/gallon. Khí tự nhiên cũng giao tháng 8 đi ngang ở mức 2,82 USD/ triệu BTU.