14:35 19/03/2018

Giấc ngủ có thể thay đổi tâm trạng của bạn như thế nào?

PV

Một nghiên cứu, trên tạp chí ScienceDirect, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Binghamton, bang New York nhận thấy, những người thường có giấc ngủ bị gián đoạn gặp khó khăn trong việc chuyển hướng sự tập trung của mình khỏi những thông tin tiêu cực. Điều này đồng nghĩa một giấc ngủ không đủ giờ có thể dẫn đến những suy nghĩ bi quan, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. 
Giấc ngủ có thể thay đổi tâm trạng của bạn như thế nào? - Ảnh 1.

photo-1

Thiếu ngủ là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại. Tình trạng này có thể dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ban ngày, tâm trạng sa sút, hiệu suất công việc kém, béo phì và hạ thấp chất lượng cuộc sống. Rối loạn giấc ngủ và thiếu ngủ ước tính tiêu tốn của Mỹ hơn 100 tỷ USD mỗi năm do giảm năng suất lao động, chi phí y tế, nghỉ ốm và thiệt hại tài sản...Việc ngủ đủ giấc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cơ thể được phục hồi từ đó mang lại một tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Do đó, một giấc ngủ đêm không đủ 8 tiếng đồng hồ có thể khiến tinh thần mệt mỏi cũng như gây tâm trạng chán chường, lo lắng.Hiện các nhà nghiên cứu trường Đại học Binghamton đang tích cực xem xét về mối liên hệ giữa sự gián đoạn trong giấc ngủ và những tác động đối với các quá trình cơ bản giúp con người vượt qua những suy nghĩ bi quan. Họ hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra một giải pháp giúp những bệnh nhân thường xuyên có giấc ngủ kém chất lượng có thể giải tỏa được những lo lắng và tâm trạng mệt mỏi.6 ảnh hưởng tiêu cực khi bạn thiếu ngủ1. Não không có thời gian nghỉ ngơiSau một ngày dài với các hoạt động học tập, làm việc và giải trí, não của bạn cũng cần được tiếp thêm năng lượng. Giấc ngủ tốt giúp não bạn chuẩn bị cho ngày hôm sau bằng cách tạo ra những noron thần kinh mới giúp bạn học hỏi, giữ lại và sử dụng thông tin mới. Tước mất thời gian ngủ có nghĩa là não của bạn phải tăng hoạt động, gây căng thẳng, mệt mỏi.2. Cảm xúc tiêu cựcGiấc ngủ kém hoặc thiếu ngủ làm bạn trở nên cáu kỉnh, bốc đồng và buồn bã. Thêm vào đó, giấc ngủ kém cũng liên quan đến xu hướng tự tử, trầm cảm, thiếu chú ý và hành vi mất kiểm soát.
Giấc ngủ có thể thay đổi tâm trạng của bạn như thế nào? - Ảnh 2.
3. Sức khỏe thể chất của bạn bị giảm sútGiấc ngủ là cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh tổng thể sức khỏe của chúng ta, giúp bạn sửa chữa các mạch máu, cơ và mô bị hư hỏng. Mất ngủ mãn tính đã được chứng minh là có đóng góp cho bệnh tim, cao huyết áp, các vấn đề về thận, đột quỵ và đái tháo đường. Thiếu ngủ cũng dẫn đến nguy cơ béo phì ở mọi lứa tuổi.5. Cân bằng nội tiết của bạn bị gián đoạnKhi ngủ, cơ thể chúng ta tiết ra các hormone quan trọng giúp điều chỉnh mức độ thèm ăn, chuyển hóa và năng lượng của chúng ta. Vì vậy, khi bạn không có đủ giấc ngủ, khả năng cân bằng hormone bình thường của cơ thể sẽ bị gián đoạn.Ngủ kém có thể dẫn đến tăng cân và tiểu đường. Nếu bạn không ngủ đúng giấc, bạn không chỉ cảm thấy thèm ăn thường xuyên, mà còn cảm thấy quá mệt mỏi để làm việc và đốt cháy những calories dư thừa.
4. Năng suất làm việc của bạn giảmThiếu ngủ đã được chứng minh làm cho bạn giảm năng suất trong công việc. Điều này có thể cản trở khả năng của bạn để hoạt động tốt, hủy hoại hiệu suất làm việc, và dẫn đến suy giảm năng suất lao động.6. Gây mất an toànNgủ kém không chỉ có hại cho sức khỏe của chúng ta, mà còn dẫn đến các hành vi không lành mạnh và nguy hiểm khác như ngủ gật trong khi lái xe và buồn ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Các thói quen tốt để có giấc ngủ ngon theo khuyến cáo của chuyên gia :
Đi ngủ ngay khi mệt mỏiTránh những bữa ăn nặng trước khi đi ngủ.Tránh các sản phẩm rượu và cà phê trước khi đi ngủ.Gắn bó với một thói quen thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày - giúp điều chỉnh đồng hồ bên trong cơ thể của bạn.Đọc sách, nghe nhạc êm dịu, tắm nước ấm và thiền có thể giúp bạn ngủ ngon.Tránh xa ánh sáng rực rỡ và màn hình máy tính, ti vi, điện thoại thông minh. Đèn xanh phát ra từ màn hình kích thích não của bạn, khiến bạn khó ngủ.Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày.Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp.Nếu tình trạng thiếu ngủ diễn ra và các triệu chứng tiêu cực tồn tại bất chấp thực hành các biện pháp duy trì giấc ngủ , cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bạn.
Theo nghiên cứu, mỗi lứa tuổi đòi hỏi thời gian ngủ đủ khác nhau:Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngàyTrẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12-15 giờTrẻ em (1-2 tuổi): 11-14 giờTrẻ mẫu giáo (3-5): 10-13 giờCác em học sinh trong độ tuổi (6-13): 9-11 giờThiếu niên (14-17): 8-10 giờNgười lớn (18-64): 7-9 giờNgười lớn tuổi (65 tuổi): 7-8 giờ.