Giải cứu con nợ địa ốc: Xung đột nội bộ trong Chính phủ Mỹ
Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm Liên bang Mỹ tự mình tìm đến một kế hoạch giải cứu khác dành cho những khoản nợ địa ốc xấu
Ngày 14/11, trong một động thái ít nhiều gây bất ngờ, bà Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm Liên bang Mỹ (FDIC) Sheila Bair công bố chi tiết kế hoạch của FDIC cho việc hỗ trợ những người vay nợ thế chấp đang có nguy cơ mất nhà vì không trả được nợ ngân hàng.
Hành động này của bà Bair bị giới quan sát cho là một biểu hiện của sự xung đột hiếm gặp trong Chính phủ Mỹ, vì ngày 11/11 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã công bố một kế hoạch giải cứu con nợ địa ốc.
Nội dung kế hoạch
Kế hoạch của bà Bair gồm có hai điểm chính:
Thứ nhất, những con nợ thế chấp nhà đã trễ hạn trả hơn hai tháng hoặc muộn hơn sẽ được giảm số tiền phải trả hàng tháng xuống mức 31% so với tổng thu nhập hàng tháng của họ. Để thực hiện được điều này, lãi suất nợ thế chấp sẽ được giảm xuống mức tối thiểu là 3% trong vòng 5 năm, trước khi tăng trở lại thêm 1% mỗi năm cho tới khi đạt tới mức lãi suất trên thị trường. Thời hạn của các khoản vay có thể được kéo dài tới 40 năm.
Thứ hai, để khuyến khích các tổ chức cho vay tham gia vào chương trình, Chính phủ sẽ chia sẻ tới 50% số tiền thiệt hại trong trường hợp một con nợ được cứu nhưng vẫn vỡ nợ. Khả năng vỡ nợ trở lại của các con nợ vẫn là một trong những lý do khiến các tổ chức cho vay ngại tham gia vào các kế hoạch điều chỉnh nợ cho khách hàng. Ngoài ra, FDIC sẽ trả cho các tổ chức cho vay 1.000 USD cho mỗi khoản vay được điều chỉnh.
Theo dự kiến của FDIC, kế hoạch này ban đầu có thể hỗ trợ 2,2 triệu người được gia hạn nợ. Trừ đi số người vẫn có khả năng vỡ nợ trở lại, cuối cùng sẽ có khoảng 1,5 triệu người thoát khỏi nguy cơ bị ngân hàng tịch biên nhà. Ước tính, chương trình này sẽ tiêu tốn khoảng 24,4 tỷ USD và bà Bair muốn lấy số tiền này từ khoản 700 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ phê chuẩn trong đạo luật giải cứu ngành tài chính.
"Đưa ra những sáng kiến nhằm đạt được sự điều chỉnh nợ thế chấp trên quy mô đủ lớn nhằm ngăn chặn sự sụt giảm của giá nhà và số vụ tịch biên tăng cao là việc làm cấp bách lúc này”, FDIC tuyên bố.
Theo số liệu của Hiệp hội Các ngân hàng cho vay địa ốc Mỹ, trong quý 2/2008, đã có 1,2 triệu ngôi nhà ở nước này bị tịch biên do chủ nhà vỡ nợ ngân hàng. Tình hình được dự báo là sẽ tiếp tục xấu đi trong thời gian tới. Một vài con số ước tính cho thấy, sẽ có khoảng 2 triệu hộ gia đình Mỹ nữa mất nhà vì bị tịch biên trong vòng 2 năm tới. Tình hình này sẽ khiến kinh tế Mỹ thêm khó khăn vì càng nhiều ngôi nhà bị tịch biên, giá nhà đất sẽ càng giảm, và chi tiêu của người tiêu dùng cũng giảm theo.
Xung đột
Trừ phi kế hoạch của bà Bair nhận được sự ủng hộ của Bộ Tài chính Mỹ, kế hoạch này sẽ phải chờ sự thông qua của Quốc hội, hoặc đợi sự xem xét của chính quyền tân Tổng thống Obama. Theo các nhà quan sát, động thái của bà Bair phản ánh sự xung đột quyền lực công khai hiếm gặp trong bất kỳ một chính quyền nào từ trước tới nay ở Mỹ.
Từ lâu, bà Bair đã muốn Chính phủ đóng vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ người nợ thế chấp nhà. Chính bà đã khởi xướng một kế hoạch tương tự tại IndyMac, một trong những ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất ở Mỹ, sau khi ngân hàng này được FDIC tiếp quản hồi giữa tháng 7 vừa qua. Tới nay, FDIC đã tiến hành điều chỉnh 5.000 khoản nợ địa ốc xấu.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Bush đã phản đối các nỗ lực của bà Bair, và thay vào đó, khởi xướng kế hoạch điều chỉnh nợ địa ốc thuộc sở hữu hoặc nằm dưới sự bảo lãnh của hai “đại gia” đầu tư cho vay dưới chuẩn mới bị Chính phủ tiếp quản là Fannie và Freddie. Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, chương trình này sẽ không có tác dụng nhiều, vì phần lớn các khoản nợ dưới chuẩn ở Mỹ hiện nằm ngoài sự kiểm soát của Fannie và Freddie.
Sau khi bà Bair công bố chi tiết kế hoạch hỗ trợ con nợ địa ốc như trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã “quay lưng” lại với kế hoạch này. Một người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ đã nhắc lại những lời bình luận mà ông Paulson mới đưa ra cách đây chưa lâu. “Chúng ta phải thận trọng để phân biệt kiểu giúp đỡ này, trong đó chủ yếu là Chính phủ trực tiếp bỏ tiền ra, với dạng đầu tư nhằm mục đích thúc đẩy sự ổn định của thị trường tài chính, bảo vệ người nộp thuế và có thể thu hồi vốn theo đạo luật giải cứu”.
Tuy nhiên, bà Bair vẫn tỏ ra lạc quan. “Tôi không nghĩ kế hoạch của mình sẽ chết. Tôi cho rằng chúng tôi vẫn đang đàm phán. Ông Paulson vẫn chưa hoàn toàn khép lại cách cửa cho kế hoạch. Vấn đề chính vẫn là tiền cho kế hoạch sẽ lấy từ đâu mà thôi”, bà nói.
Sự ủng hộ lớn
Các nghị sỹ đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ từ lâu vẫn tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ mạnh hơn nữa cho người vay tiền mua nhà. Họ công khai ủng hộ bà Bair, do đó, kế hoạch của bà có thêm cơ sở để được chấp nhận. Quan chức của các tổ chức tài chính lớn nhất ở Mỹ cũng khẳng định họ ủng hỗ những nỗ lực của bà Bair trong việc ngăn chặn làn sóng tịch biên nhà tăng cao.
Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ, ông Christopher Dodd thì cho rằng, thật đáng tiếc khi ông Paulson không ủng hộ kế hoạch này.
Giống như chương trình giải cứu con nợ thế chấp nhà thông qua Fannie Mae và Freddie Mac được Chính phủ Mỹ công bố hôm 11/11, nhưng lại khác với một số chương trình nhỏ khác đã được Chính phủ thông qua, kế hoạch của bà Bair không bao gồm việc cắt giảm tiền gốc cho các con nợ. Thay vào đó, chương trình này cho phép người vay tiền được trả dần một phần tiền gốc không lãi cho tới khi thanh toán hết khoản vay.
Trái lại, trong chương trình mang tên “Hy vọng cho người sở hữu nhà” được Chính phủ Mỹ áp dụng vào tháng trước, tiền gốc các khoản nợ địa ốc có thể được giảm xuống dưới mức 90% giá trị hiện tại của căn nhà theo giá thị trường và người vay có thể được tái cấp vốn bằng những khoản vay thế chấp kỳ hạn 30 năm lãi suất cố định do Cơ quan Nhà đất Liên bang bảo lãnh.
Các nhóm hoạt động vì người tiêu dùng ở Mỹ ủng hộ kế hoạch của bà Bair, tuy họ vẫn coi việc cắt giảm tiền gốc của các khoản vay là chìa khóa trong việc hỗ trợ những con nợ mà tiền vay đã vượt quá giá trị ngôi nhà. Trong những trường hợp như vậy, theo kế hoạch của bà Bair, tỷ lệ thiệt hại mà Chính phủ chia sẻ sẽ giảm dần xuống mức 20% và chấm dứt đối với những khoản vay vượt quá 150% giá trị ngôi nhà. Việc chia sẻ thiệt hại này sẽ kéo dài 8 năm và chỉ những khoản vay trị giá dưới 625.500 USD tùy từng khu vực sẽ được áp dụng quy tắc này.
Lý do mà bà Bair và FDIC không thực hiện giảm tiền gốc cho người vay là do họ cho rằng, chương trình này giúp hạ số tiền mà người vay phải trả hàng tháng xuống mức họ có thể trả được mà không cần phải giảm tiền gốc. Đồng thời, việc không giảm tiền gốc cũng sẽ giúp việc kêu gọi các tổ chức cho vay tham gia vào chương trình này dễ dàng hơn.
(Theo CNN)
Hành động này của bà Bair bị giới quan sát cho là một biểu hiện của sự xung đột hiếm gặp trong Chính phủ Mỹ, vì ngày 11/11 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã công bố một kế hoạch giải cứu con nợ địa ốc.
Nội dung kế hoạch
Kế hoạch của bà Bair gồm có hai điểm chính:
Thứ nhất, những con nợ thế chấp nhà đã trễ hạn trả hơn hai tháng hoặc muộn hơn sẽ được giảm số tiền phải trả hàng tháng xuống mức 31% so với tổng thu nhập hàng tháng của họ. Để thực hiện được điều này, lãi suất nợ thế chấp sẽ được giảm xuống mức tối thiểu là 3% trong vòng 5 năm, trước khi tăng trở lại thêm 1% mỗi năm cho tới khi đạt tới mức lãi suất trên thị trường. Thời hạn của các khoản vay có thể được kéo dài tới 40 năm.
Thứ hai, để khuyến khích các tổ chức cho vay tham gia vào chương trình, Chính phủ sẽ chia sẻ tới 50% số tiền thiệt hại trong trường hợp một con nợ được cứu nhưng vẫn vỡ nợ. Khả năng vỡ nợ trở lại của các con nợ vẫn là một trong những lý do khiến các tổ chức cho vay ngại tham gia vào các kế hoạch điều chỉnh nợ cho khách hàng. Ngoài ra, FDIC sẽ trả cho các tổ chức cho vay 1.000 USD cho mỗi khoản vay được điều chỉnh.
Theo dự kiến của FDIC, kế hoạch này ban đầu có thể hỗ trợ 2,2 triệu người được gia hạn nợ. Trừ đi số người vẫn có khả năng vỡ nợ trở lại, cuối cùng sẽ có khoảng 1,5 triệu người thoát khỏi nguy cơ bị ngân hàng tịch biên nhà. Ước tính, chương trình này sẽ tiêu tốn khoảng 24,4 tỷ USD và bà Bair muốn lấy số tiền này từ khoản 700 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ phê chuẩn trong đạo luật giải cứu ngành tài chính.
"Đưa ra những sáng kiến nhằm đạt được sự điều chỉnh nợ thế chấp trên quy mô đủ lớn nhằm ngăn chặn sự sụt giảm của giá nhà và số vụ tịch biên tăng cao là việc làm cấp bách lúc này”, FDIC tuyên bố.
Theo số liệu của Hiệp hội Các ngân hàng cho vay địa ốc Mỹ, trong quý 2/2008, đã có 1,2 triệu ngôi nhà ở nước này bị tịch biên do chủ nhà vỡ nợ ngân hàng. Tình hình được dự báo là sẽ tiếp tục xấu đi trong thời gian tới. Một vài con số ước tính cho thấy, sẽ có khoảng 2 triệu hộ gia đình Mỹ nữa mất nhà vì bị tịch biên trong vòng 2 năm tới. Tình hình này sẽ khiến kinh tế Mỹ thêm khó khăn vì càng nhiều ngôi nhà bị tịch biên, giá nhà đất sẽ càng giảm, và chi tiêu của người tiêu dùng cũng giảm theo.
Xung đột
Trừ phi kế hoạch của bà Bair nhận được sự ủng hộ của Bộ Tài chính Mỹ, kế hoạch này sẽ phải chờ sự thông qua của Quốc hội, hoặc đợi sự xem xét của chính quyền tân Tổng thống Obama. Theo các nhà quan sát, động thái của bà Bair phản ánh sự xung đột quyền lực công khai hiếm gặp trong bất kỳ một chính quyền nào từ trước tới nay ở Mỹ.
Từ lâu, bà Bair đã muốn Chính phủ đóng vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ người nợ thế chấp nhà. Chính bà đã khởi xướng một kế hoạch tương tự tại IndyMac, một trong những ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất ở Mỹ, sau khi ngân hàng này được FDIC tiếp quản hồi giữa tháng 7 vừa qua. Tới nay, FDIC đã tiến hành điều chỉnh 5.000 khoản nợ địa ốc xấu.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Bush đã phản đối các nỗ lực của bà Bair, và thay vào đó, khởi xướng kế hoạch điều chỉnh nợ địa ốc thuộc sở hữu hoặc nằm dưới sự bảo lãnh của hai “đại gia” đầu tư cho vay dưới chuẩn mới bị Chính phủ tiếp quản là Fannie và Freddie. Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, chương trình này sẽ không có tác dụng nhiều, vì phần lớn các khoản nợ dưới chuẩn ở Mỹ hiện nằm ngoài sự kiểm soát của Fannie và Freddie.
Sau khi bà Bair công bố chi tiết kế hoạch hỗ trợ con nợ địa ốc như trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã “quay lưng” lại với kế hoạch này. Một người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ đã nhắc lại những lời bình luận mà ông Paulson mới đưa ra cách đây chưa lâu. “Chúng ta phải thận trọng để phân biệt kiểu giúp đỡ này, trong đó chủ yếu là Chính phủ trực tiếp bỏ tiền ra, với dạng đầu tư nhằm mục đích thúc đẩy sự ổn định của thị trường tài chính, bảo vệ người nộp thuế và có thể thu hồi vốn theo đạo luật giải cứu”.
Tuy nhiên, bà Bair vẫn tỏ ra lạc quan. “Tôi không nghĩ kế hoạch của mình sẽ chết. Tôi cho rằng chúng tôi vẫn đang đàm phán. Ông Paulson vẫn chưa hoàn toàn khép lại cách cửa cho kế hoạch. Vấn đề chính vẫn là tiền cho kế hoạch sẽ lấy từ đâu mà thôi”, bà nói.
Sự ủng hộ lớn
Các nghị sỹ đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ từ lâu vẫn tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ mạnh hơn nữa cho người vay tiền mua nhà. Họ công khai ủng hộ bà Bair, do đó, kế hoạch của bà có thêm cơ sở để được chấp nhận. Quan chức của các tổ chức tài chính lớn nhất ở Mỹ cũng khẳng định họ ủng hỗ những nỗ lực của bà Bair trong việc ngăn chặn làn sóng tịch biên nhà tăng cao.
Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ, ông Christopher Dodd thì cho rằng, thật đáng tiếc khi ông Paulson không ủng hộ kế hoạch này.
Giống như chương trình giải cứu con nợ thế chấp nhà thông qua Fannie Mae và Freddie Mac được Chính phủ Mỹ công bố hôm 11/11, nhưng lại khác với một số chương trình nhỏ khác đã được Chính phủ thông qua, kế hoạch của bà Bair không bao gồm việc cắt giảm tiền gốc cho các con nợ. Thay vào đó, chương trình này cho phép người vay tiền được trả dần một phần tiền gốc không lãi cho tới khi thanh toán hết khoản vay.
Trái lại, trong chương trình mang tên “Hy vọng cho người sở hữu nhà” được Chính phủ Mỹ áp dụng vào tháng trước, tiền gốc các khoản nợ địa ốc có thể được giảm xuống dưới mức 90% giá trị hiện tại của căn nhà theo giá thị trường và người vay có thể được tái cấp vốn bằng những khoản vay thế chấp kỳ hạn 30 năm lãi suất cố định do Cơ quan Nhà đất Liên bang bảo lãnh.
Các nhóm hoạt động vì người tiêu dùng ở Mỹ ủng hộ kế hoạch của bà Bair, tuy họ vẫn coi việc cắt giảm tiền gốc của các khoản vay là chìa khóa trong việc hỗ trợ những con nợ mà tiền vay đã vượt quá giá trị ngôi nhà. Trong những trường hợp như vậy, theo kế hoạch của bà Bair, tỷ lệ thiệt hại mà Chính phủ chia sẻ sẽ giảm dần xuống mức 20% và chấm dứt đối với những khoản vay vượt quá 150% giá trị ngôi nhà. Việc chia sẻ thiệt hại này sẽ kéo dài 8 năm và chỉ những khoản vay trị giá dưới 625.500 USD tùy từng khu vực sẽ được áp dụng quy tắc này.
Lý do mà bà Bair và FDIC không thực hiện giảm tiền gốc cho người vay là do họ cho rằng, chương trình này giúp hạ số tiền mà người vay phải trả hàng tháng xuống mức họ có thể trả được mà không cần phải giảm tiền gốc. Đồng thời, việc không giảm tiền gốc cũng sẽ giúp việc kêu gọi các tổ chức cho vay tham gia vào chương trình này dễ dàng hơn.
(Theo CNN)