Giải pháp dinh dưỡng cho người bị loét dạ dày
Trong cuộc sống hiện đại, việc thường xuyên lâm vào tình trạng căng thẳng thần kinh cũng là một nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về dạ dày.
Xã hội hiện đại với nhịp sống đang ngày càng trở nên hối hả với nhiều áp lực từ công việc và thời gian khiến cho mọi người thường xuyên lâm vào trình trạng stress, mất ngủ trong thời gian dài. Và không phải ai cũng biết được rằng điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày của bạn.Khi thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCl, là một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét dạ dày. Chính những yếu tố này lâu dần sẽ làm tổn hại đến dạ dày và sức khỏe hệ tiêu hóa mà lúc đầu mọi người rất khó để nhận ra, cho đến khi dạ dày có triệu chứng đau.Ngoài ra, xét về mặt giải phẫu học và y học thì có thể thấy rằng hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng bị chi phối rất nhiều bởi hệ thần kinh. Làm sao mà hệ tiêu khóa có thể khỏe mạnh khi mà hệ thần kinh trung ương thường xuyên căng như dây đàn. Các sợi dây thần kinh thường xuyên chuyển tài và kết nối các xung thần kinh cũng như phân tích các tín hiệu phản hồi từ hệ tiêu hóa hay dạ dày mang lại. Kết quả của quá trình đó mang đến những biểu hiện điển hình biểu hiện các trạng thái cụ thể của dạ dày như: no, đói, buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng...
Khi bị stress quá mức, bạn thường mắc chứng lười ăn, bỏ ăn, hoặc ăn uống lung tung, ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày khiến nó dễ dàng bị tổn thương lúc nào không hay. Chỉ khi có biểu hiện đau rõ rệt và đã chuyển thành bệnh loét dạ dày thì đã muộn.Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hoá, kể cả loét dạ dày.Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương còn nguyên lớp màng ngoài của hạt. Một là, hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá các chất, cho việc tiêu hoá thức ăn, tránh trệ đọng gây thấp nhiệt ở dạ dày. Hai là, hạt thô có nhiều chất chống oxy hoá quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.
Ngoài ra, trong nhiều hạt thô như bắp, nhiều loại đậu, mè còn có linoleic acid, một loại acid béo chưa bão hoà giúp dạ dày sản xuất ra chất prostaglandine, một kích thích tố giúp bảo vệ lớp màng nhầy của dạ dày và chữa lành vết loét. Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hoá cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước xúp, nước canh trong bữa ăn. Bù lại, ngoài bữa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh, súp.Năm 1958, nghiên cứu của Viện Quân Y 108 Hà Nội cho biết uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hoà sự co bóp của dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhầy để chữa vết loét.
Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu gần đây của những nhà khoa học phương Tây về tác dụng trung hoà các gốc tự do, chống viêm và chống nhiễm khuẩn của những chất chống oxy hoá trong nhiều loại rau quả nhất là những rau quả sậm màu, màu vàng, tím hoặc màu đỏ.