“Giảm lãi suất không dẫn đến lạm phát cao”
“Một số ý kiến e ngại, giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến lạm phát cao, nhưng không phải vậy”
“Một số ý kiến e ngại, giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến lạm phát cao, nhưng không phải vậy”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nêu quan điểm khi bàn luận về biện pháp giảm lãi suất cho vay trong hình hình hiện nay.
Hiện mặt bằng lãi suất đang ở mức cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông nhìn nhận thế nào?
Về lãi suất, chính sách của Nhà nước năm nay là phải kéo xuống, vì lãi suất đang ở mức quá cao. Thủ tướng cũng đã có thông điệp chính thức về vấn đề này. Thứ nhất, dùng tất cả công cụ của tiền tệ để kéo lãi suất xuống. Thứ hai, chính sách tiền tệ không phải là nhìn giá cả để nâng lãi suất.
Năm qua, nhìn giá lên để đấy lãi suất nên với mong muốn kiềm chế lạm phát, nhưng lại phản tác dụng.
Nên kéo xuống cách nào, và xuống ở mức độ nào, thưa ông?
Việc kéo xuống bao nhiêu là cần phải tính toán kỹ lưỡng. Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất cho ngân hàng thương mại vay xuống còn 3-4%. Động thái này thuộc Điều 10 và Điều 11 của Luật Ngân hàng mới. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có quyền cho ngân hàng thương mại vay và không cần các yêu cầu về thế chấp, chiết khấu, hoặc mua bán các giấy tờ có giá qua thị trường mở.
Vì Ngân hàng Nhà nước không phải đi vay của ai và không phải huy động vốn ở đâu nên chi phí huy động vốn của Ngân hàng Nhà nước là bằng 0. Điều khác biệt giữa ngân hàng trung ương các nước là thời hạn cho vay và không phải cho vay qua đêm.
Khi các ngân hàng thương mại thiếu thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thương mại vay với điều kiện không nhiều quá để gây ra lạm phát. Hiện các doanh nghiệp đang thiếu vốn để làm việc, Ngân hàng Nhà nước phải làm sao để bảo đảm “huyết áp” của nền kinh tế ổn định.
Giữa hai vấn đề lãi suất và tỷ giá, theo ông, vấn đề nào quan trọng hơn tại thời điểm hiện nay?
Hiện tại, vấn đề lãi suất có vai trò chủ đạo. Giải quyết được câu chuyện lãi suất sẽ giải quyết được chi phí đầu vào của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động tốt, hạ giá thành sản phẩm và có thể không cần điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, VND đang có sự chênh lệch lớn trên hai thị trường và cần phải điều chỉnh.
Về hiệu quả kinh tế, việc điều chỉnh tỷ giá không có ý nghĩa lớn, càng không phải là phương án để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu hàng hóa.
Thế nhưng, có ý kiến cho rằng nên điều chỉnh lãi suất theo thị trường, điều này có còn phù hợp, thưa ông?
Nếu nói lãi suất phải theo thị trường là chưa hoàn toàn đúng. Tất nhiên, ở trong nền kinh tế thị trường thì dần dần nhiều yếu tố phải theo thị trường nhưng khi thị trường hỗn loạn, phương hại đến nền kinh tế, phương hại đến ổn định kinh tế vĩ mô thì vai trò của ngân hàng trung ương là quyền lực cao nhất về ổn định tài chính tiền tệ.
Một vấn đề ở Việt Nam hiện nay gây khó cho hoạt động điều tiết tiền tệ là còn những khiếm khuyết trong hoạt động đầu tư. Rất nhiều dự án FDI “mang tiếng” là hàng tỷ USD nhưng lại không đem tiền đến mà lại đi huy động vốn trong nước. Các dự án bất động sản huy động vốn trong nước để thực hiện thì làm gì có vốn FDI.
Tuy nhiên, có nên lo ngại tình trạng lạm phát cao vì lãi suất thấp sẽ khiến các doanh nghiệp tăng cường huy động vốn?
Một số ý kiến e ngại, giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến lạm phát cao, nhưng không phải vậy. Nếu trong nền kinh tế quá nhiều tiền, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ rút tiền ra và ngược lại. Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu ngân hàng thương mại chỉ cho vay đối với các dự án sản xuất kinh doanh, không cho vay các lĩnh vực phi sản xuất.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có thể quy trách nhiệm cho các ngân hàng thương mại về việc giám sát các khoản cho vay với các dự án đầu tư sản xuất và xuất khẩu. Nếu đầu tư đúng sẽ kéo được lạm phát xuống. Bởi lẽ, không có tiền thì không sản xuất được hàng. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, hoặc ngừng hoạt động vì không có tiền, không sản xuất để đưa hàng hóa ra thị trường khiến hàng nước ngoài ùa vào, dẫn đến nhập siêu.
Nhiều doanh nghiệp vẫn rất “đau đầu” với tình trạng USD hai giá, nên giải quyết như thế nào, thưa ông?
Có thể giải quyết bằng nhiều cách. Một cách quản lý chặt chẽ được một số hệ thống tiền tệ áp dụng là các doanh nghiệp xuất khẩu khi thu được ngoại tệ sẽ được đẩy vào một quỹ của Ngân hàng Nhà nước và việc chi dùng hoàn toàn do Nhà nước quản lý. Đây là cách quản lý 100% dưới quyền của nhà nước. Cách này đã từng có ở Việt Nam.
Còn một cách quản lý khác là thả tự do hoàn toàn, việc nhận ngoại tệ và chi dùng ngoại tệ của các doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự quyết định. Cách làm của Việt Nam hiện nay là ở giữa hai cách này, một dạng thị trường “xám”.
Thị trường “xám” cũng là một cách làm linh hoạt. Ngân hàng Nhà nước phải lựa chọn cách thức tổ chức phù hợp. Các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với nhau tránh tình trạng độc tài. doanh nghiệp phải sống với tình hình và khôn khéo lựa chọn cách làm phù hợp. doanh nghiệp tạm thời phải chấp nhận tình trạng hai giá và hoạt động trong giới hạn mình có.
Hiện mặt bằng lãi suất đang ở mức cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông nhìn nhận thế nào?
Về lãi suất, chính sách của Nhà nước năm nay là phải kéo xuống, vì lãi suất đang ở mức quá cao. Thủ tướng cũng đã có thông điệp chính thức về vấn đề này. Thứ nhất, dùng tất cả công cụ của tiền tệ để kéo lãi suất xuống. Thứ hai, chính sách tiền tệ không phải là nhìn giá cả để nâng lãi suất.
Năm qua, nhìn giá lên để đấy lãi suất nên với mong muốn kiềm chế lạm phát, nhưng lại phản tác dụng.
Nên kéo xuống cách nào, và xuống ở mức độ nào, thưa ông?
Việc kéo xuống bao nhiêu là cần phải tính toán kỹ lưỡng. Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất cho ngân hàng thương mại vay xuống còn 3-4%. Động thái này thuộc Điều 10 và Điều 11 của Luật Ngân hàng mới. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có quyền cho ngân hàng thương mại vay và không cần các yêu cầu về thế chấp, chiết khấu, hoặc mua bán các giấy tờ có giá qua thị trường mở.
Vì Ngân hàng Nhà nước không phải đi vay của ai và không phải huy động vốn ở đâu nên chi phí huy động vốn của Ngân hàng Nhà nước là bằng 0. Điều khác biệt giữa ngân hàng trung ương các nước là thời hạn cho vay và không phải cho vay qua đêm.
Khi các ngân hàng thương mại thiếu thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thương mại vay với điều kiện không nhiều quá để gây ra lạm phát. Hiện các doanh nghiệp đang thiếu vốn để làm việc, Ngân hàng Nhà nước phải làm sao để bảo đảm “huyết áp” của nền kinh tế ổn định.
Giữa hai vấn đề lãi suất và tỷ giá, theo ông, vấn đề nào quan trọng hơn tại thời điểm hiện nay?
Hiện tại, vấn đề lãi suất có vai trò chủ đạo. Giải quyết được câu chuyện lãi suất sẽ giải quyết được chi phí đầu vào của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động tốt, hạ giá thành sản phẩm và có thể không cần điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, VND đang có sự chênh lệch lớn trên hai thị trường và cần phải điều chỉnh.
Về hiệu quả kinh tế, việc điều chỉnh tỷ giá không có ý nghĩa lớn, càng không phải là phương án để tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu hàng hóa.
Thế nhưng, có ý kiến cho rằng nên điều chỉnh lãi suất theo thị trường, điều này có còn phù hợp, thưa ông?
Nếu nói lãi suất phải theo thị trường là chưa hoàn toàn đúng. Tất nhiên, ở trong nền kinh tế thị trường thì dần dần nhiều yếu tố phải theo thị trường nhưng khi thị trường hỗn loạn, phương hại đến nền kinh tế, phương hại đến ổn định kinh tế vĩ mô thì vai trò của ngân hàng trung ương là quyền lực cao nhất về ổn định tài chính tiền tệ.
Một vấn đề ở Việt Nam hiện nay gây khó cho hoạt động điều tiết tiền tệ là còn những khiếm khuyết trong hoạt động đầu tư. Rất nhiều dự án FDI “mang tiếng” là hàng tỷ USD nhưng lại không đem tiền đến mà lại đi huy động vốn trong nước. Các dự án bất động sản huy động vốn trong nước để thực hiện thì làm gì có vốn FDI.
Tuy nhiên, có nên lo ngại tình trạng lạm phát cao vì lãi suất thấp sẽ khiến các doanh nghiệp tăng cường huy động vốn?
Một số ý kiến e ngại, giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến lạm phát cao, nhưng không phải vậy. Nếu trong nền kinh tế quá nhiều tiền, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ rút tiền ra và ngược lại. Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu ngân hàng thương mại chỉ cho vay đối với các dự án sản xuất kinh doanh, không cho vay các lĩnh vực phi sản xuất.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có thể quy trách nhiệm cho các ngân hàng thương mại về việc giám sát các khoản cho vay với các dự án đầu tư sản xuất và xuất khẩu. Nếu đầu tư đúng sẽ kéo được lạm phát xuống. Bởi lẽ, không có tiền thì không sản xuất được hàng. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, hoặc ngừng hoạt động vì không có tiền, không sản xuất để đưa hàng hóa ra thị trường khiến hàng nước ngoài ùa vào, dẫn đến nhập siêu.
Nhiều doanh nghiệp vẫn rất “đau đầu” với tình trạng USD hai giá, nên giải quyết như thế nào, thưa ông?
Có thể giải quyết bằng nhiều cách. Một cách quản lý chặt chẽ được một số hệ thống tiền tệ áp dụng là các doanh nghiệp xuất khẩu khi thu được ngoại tệ sẽ được đẩy vào một quỹ của Ngân hàng Nhà nước và việc chi dùng hoàn toàn do Nhà nước quản lý. Đây là cách quản lý 100% dưới quyền của nhà nước. Cách này đã từng có ở Việt Nam.
Còn một cách quản lý khác là thả tự do hoàn toàn, việc nhận ngoại tệ và chi dùng ngoại tệ của các doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự quyết định. Cách làm của Việt Nam hiện nay là ở giữa hai cách này, một dạng thị trường “xám”.
Thị trường “xám” cũng là một cách làm linh hoạt. Ngân hàng Nhà nước phải lựa chọn cách thức tổ chức phù hợp. Các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với nhau tránh tình trạng độc tài. doanh nghiệp phải sống với tình hình và khôn khéo lựa chọn cách làm phù hợp. doanh nghiệp tạm thời phải chấp nhận tình trạng hai giá và hoạt động trong giới hạn mình có.