Giám sát chặt án treo tham nhũng
5 năm qua, tòa án đã giải quyết 1.781.410/1.809.080 vụ án, đạt 98,5%
Việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, nhất là các bị cáo phạm tội về tham nhũng được giám sát chặt chẽ, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trương Hoà Bình báo cáo Quốc hội, chiều 22/3.
3 trường hợp kết án oan
Báo cáo về công tác của toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13 cho biết, trong 5 năm qua, các tòa án đã giải quyết 1.781.410/1.809.080 vụ án, đạt 98,5%. Số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Báo cáo về công tác của toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13 cho biết, trong 5 năm qua, các tòa án đã giải quyết 1.781.410/1.809.080 vụ án, đạt 98,5%. Số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Các toà án đã triển khai sâu rộng việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà, nên chất lượng xét xử tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán giảm 1,35% so với nhiệm kỳ trước, ông Bình nhìn nhận.
Chánh án cũng khẳng định, việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đã hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp kết án oan người không có tội.
Nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, các vụ án về kinh tế, tham nhũng đã được các tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.
Nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, hội đồng xét xử đã thực hiện quyền tư pháp, ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.
Hình phạt mà tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh và đúng pháp luật. Việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, nhất là các bị cáo phạm tội về tham nhũng được giám sát chặt chẽ, báo cáo nêu rõ.
Đề cập một số hạn chế, thiếu sót, Chánh án nêu, trong công tác xét xử các vụ án hình sự, còn có 3 trường hợp kết án oan người không có tội. Một số tòa án chưa khắc phục triệt để việc để các vụ án quá thời hạn luật định do lỗi chủ quan. Vẫn còn xảy ra các trường hợp cán bộ, công chức tòa án vi phạm phẩm chất đạo đức, kỷ luật công vụ và vi phạm pháp luật…
Còn nhiều lỗi chủ quan của thẩm phán
Thẩm tra báo cáo của Chánh án, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá, nhiệm kỳ qua toà án nhân dân các cấp đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục các hạn chế thiếu sót trong công tác nhất là công tác xét xử các vụ án.
Thẩm tra báo cáo của Chánh án, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá, nhiệm kỳ qua toà án nhân dân các cấp đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục các hạn chế thiếu sót trong công tác nhất là công tác xét xử các vụ án.
Theo cơ quan thẩm tra, toà án nhân dân các cấp đã tăng cường và xét xử nghiêm minh các loại tội như tham nhũng, xâm phạm an ninh quốc gia, ma túy, giết người, cướp của và nhiều vụ án về kinh tế đặc biệt nghiêm trọng khác được dư luận đặc biệt quan tâm.
Hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử trong thời hạn luật định, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa từng bước được nâng cao, tỷ lệ bản án, quyết định về hình sự bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của hội đồng xét xử có xu hướng giảm hàng năm.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, một số toà án chưa khắc phục triệt để tình trạng các vụ án quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do lỗi chủ quan của tòa án. Tỷ lệ các bản án, quyết định của tòa án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán có xu hướng giảm nhưng chưa giảm mạnh.
Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của một số toà án chưa cao, một số bản án, quyết định có sai sót về số liệu, thông tin về người tham gia tố tụng hoặc tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án nên phải đính chính, giải thích hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa được giải quyết còn tồn đọng nhiều.