Giảm thuế, thức ăn chăn nuôi... tăng giá
Thuế giảm, giá nguyên liệu hạ, nhưng giá thức ăn chăn nuôi không những không giảm mà còn... tăng
Hơn 10 ngày sau khi 18 mặt hàng thuộc 4 nhóm hàng thiết yếu là lương thực - thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (thức ăn chăn nuôi), vật liệu xây dựng, sản phẩm công nghiệp được Chính phủ và Bộ Tài chính công bố giảm thuế nhập khẩu từ 30-70%, tình hình giá cả thị trường nói chung vẫn chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt".
>>Hiệu ứng giảm thuế chưa như mong đợi
Riêng giá thức ăn chăn nuôi không những không giảm mà còn... tăng(!)
Mặc dù Bộ Tài chính đã giảm tới 50-60% thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng qua khảo sát thị trường giá thức ăn chăn nuôi vẫn trên đà tiếp tục leo thang. Theo ngành chăn nuôi, 8 tháng qua mức tăng giá các loại thức ăn chăn nuôi trung bình vào khoảng 20-25% so cùng kỳ năm ngoái, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã tăng giá tới 7-8 lần.
Giá sữa tăng kéo theo giá thức ăn chăn nuôi
Đặc biệt, từ tháng 6/2007 đến nay giá sữa tươi tăng vùn vụt, tăng tới 4-5 lần. Mức tăng giá gần đây nhất của Dutch Lady (24/7) từ 6.500 lên 7.000 đồng/kg, của Vinamilk (9/8) từ 6.800 lên 8.000 đồng/kg. Không "hẹn" mà "lên", cứ mỗi lần sữa tăng giá là ngay lập tức giá thức ăn chăn nuôi tăng theo.
Anh Trần Khắc Đạo một chủ chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi, Tp.HCM cho biết: từ đầu năm đến nay thức ăn cho bò tăng giá trên 30%, từ 62.000 lên 80.500 đồng/bao. Giá 1 bao thức ăn đậm đặc cho bò sữa, loại BS 68 của Công ty Guyomarch cũng tăng tới 3 lần, từ 58 lên 61-63 và mới đây nhất 65.000 đồng/bao 10kg. Trong khi người chăn nuôi bò sữa sống được nhờ giá bán sữa tăng, thì các hộ chăn nuôi gia cầm điêu đứng vì dịch bênh, vì thức ăn tăng giá.
Chị Hy chủ trang trại chăn nuôi gà có qui mô 90.000 con ở Thống Nhất, Đồng Nai cho biết: từ đầu năm đến nay giá các loại thức ăn đã tăng từ 27.500 lên 33.500 đồng/bao 25 kg. "Tuy vậy, mức tăng giá của các loại thức ăn chăn nuôi gia cầm, vẫn còn "mềm" hơn so với sản phẩm cùng loại phục vụ chăn nuôi gia súc-chủ yếu là lợn, tăng từ 40.000 lên 50.000 đồng/bao", chị Hy so sánh.
Nhiều đại lý thức ăn cùng bức xúc với người chăn nuôi, họ không giấu giếm "kêu" giá thức ăn chăn nuôi tăng từng ngày, mỗi lần tăng chỉ 2.000 đồng, nhưng có tuần tăng tới 3 lần. Kỳ vọng của người dân về giá cả tiêu dùng nói chung, về giá thức ăn chăn nuôi nói riêng sẽ "hạ nhiệt" sau khi 4 nhóm hàng thiết yếu được giảm thuế nhập khẩu xem ra chưa biết lúc nào mới trở thành hiện thực. Thậm chí có những mặt hàng tăng giá.
Ví dụ, 1 bao cám cho vịt đẻ Techfam (Công ty Cổ phần Hà Hưng) từ 178.000 đã tăng lên 182.000 đồng/bao 40 kg. Giá cả thức ăn chăn nuôi đắt đỏ, tăng liên tục đã đẩy nhiều chủ trang trại chăn nuôi ở miền Đông Nam bộ từ làm chủ sang làm thuê-tức là chăn nuôi gia công cho các cty lớn.
Nghịch lý chưa tìm ra giải pháp
Theo ông Hoàng Kim Giao, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện tại nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước mới đáp ứng được khoảng 55-60% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu khoảng 20% nguyên liệu giàu năng lượng (ngô, cám mì, cám gạo...); 65-70% thức ăn giàu đạm (khô đậu tương, khô dầu lạc...); 90% các loại thức ăn bổ sung. Riêng ngô, loại nguyên liệu chiếm tới 30-35% trong thành phần thức ăn chăn nuôi lợn, gà.
Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Lê Bá Lịch cho biết, bình quân hàng năm nước ta nhập khẩu khoảng từ 500.000 - 600.000 tấn ngô (khoảng 600-700 triệu USD). Thời gian này đang là mùa thu hoạch ngô. Mùa ngô năm nay các tỉnh miền Đông Nam bộ được mùa, nên giá ngô trong nước giảm mạnh từ 4.000 đồng/kg xuống còn 3.000 đồng/kg.
Tất nhiên, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi không bỏ lỡ thời cơ, tranh thủ mua vào, hạn chế nhập khẩu. Hơn nữa, các thị trường nhập khẩu ngô chủ yếu của Việt Nam là Thái Lan, Argentina và Mỹ cũng chưa vào vụ, nên chưa có ngô để nhập. Ngoài ngô, hai loại nguyên liệu khác là cám mì và cám gạo cũng đang vào vụ, giá rẻ hơn trước 20%.
Tính ra, trừ một loại là khô đậu tương, khô dầu lạc đang ở mức 330 USD/tấn, giá cao hơn hồi đầu năm khoảng 40-50 USD/tấn. Còn lại các nguyên liệu chủ yếu để chế biến thức ăn chăn nuôi đều có giá hạ so cùng kỳ năm trước, nhưng các cty vẫn "treo giá" không chịu hạ xuống, thậm chí còn đẩy giá lên.
Giải thích về nghịch lý hiện nay: thuế giảm, nguyên liệu hạ, giá sản phẩm tăng, các đại gia sản xuất thức ăn chăn nuôi đều có chung một lý do: các loại nguyên liệu nhập từ trước nên sản phẩm bán ra chưa thể hạ giá trong thời gian này. Muốn hạ giá thức ăn chăn nuôi phải vài ba tháng sau, cụ thể là khi đã sản xuất và tiêu thụ hết nguyên liệu nhập khẩu trước ngày Nhà nước có chính sách giảm thuế nhập khẩu (8/8/2007). Còn giá mua nguyên liệu trong nước hạ số lượng không nhiều, cũng chỉ bù đắp lại chi phí lưu kho, bảo quản, đóng bao, vận chuyển cũng đang trên đà tăng giá.
Trước tình hình đó, bằng cách tự tổ chức pha trộn thức ăn chăn nuôi, các hộ chăn nuôi thực hành phương châm tự cứu mình trước khi người khác cứu. Cách làm thiết thực và hiệu quả này đã và đang được nhiều chủ trang trại nuôi lợn ở các tỉnh miền Đông Nam bộ áp dụng. Họ gọi đây là cách "bỏ cơm tiệm" (cám hỗn hợp) cho lợn ăn "cơm nhà" (cám tự trộn).
>>Hiệu ứng giảm thuế chưa như mong đợi
Riêng giá thức ăn chăn nuôi không những không giảm mà còn... tăng(!)
Mặc dù Bộ Tài chính đã giảm tới 50-60% thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng qua khảo sát thị trường giá thức ăn chăn nuôi vẫn trên đà tiếp tục leo thang. Theo ngành chăn nuôi, 8 tháng qua mức tăng giá các loại thức ăn chăn nuôi trung bình vào khoảng 20-25% so cùng kỳ năm ngoái, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã tăng giá tới 7-8 lần.
Giá sữa tăng kéo theo giá thức ăn chăn nuôi
Đặc biệt, từ tháng 6/2007 đến nay giá sữa tươi tăng vùn vụt, tăng tới 4-5 lần. Mức tăng giá gần đây nhất của Dutch Lady (24/7) từ 6.500 lên 7.000 đồng/kg, của Vinamilk (9/8) từ 6.800 lên 8.000 đồng/kg. Không "hẹn" mà "lên", cứ mỗi lần sữa tăng giá là ngay lập tức giá thức ăn chăn nuôi tăng theo.
Anh Trần Khắc Đạo một chủ chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi, Tp.HCM cho biết: từ đầu năm đến nay thức ăn cho bò tăng giá trên 30%, từ 62.000 lên 80.500 đồng/bao. Giá 1 bao thức ăn đậm đặc cho bò sữa, loại BS 68 của Công ty Guyomarch cũng tăng tới 3 lần, từ 58 lên 61-63 và mới đây nhất 65.000 đồng/bao 10kg. Trong khi người chăn nuôi bò sữa sống được nhờ giá bán sữa tăng, thì các hộ chăn nuôi gia cầm điêu đứng vì dịch bênh, vì thức ăn tăng giá.
Chị Hy chủ trang trại chăn nuôi gà có qui mô 90.000 con ở Thống Nhất, Đồng Nai cho biết: từ đầu năm đến nay giá các loại thức ăn đã tăng từ 27.500 lên 33.500 đồng/bao 25 kg. "Tuy vậy, mức tăng giá của các loại thức ăn chăn nuôi gia cầm, vẫn còn "mềm" hơn so với sản phẩm cùng loại phục vụ chăn nuôi gia súc-chủ yếu là lợn, tăng từ 40.000 lên 50.000 đồng/bao", chị Hy so sánh.
Nhiều đại lý thức ăn cùng bức xúc với người chăn nuôi, họ không giấu giếm "kêu" giá thức ăn chăn nuôi tăng từng ngày, mỗi lần tăng chỉ 2.000 đồng, nhưng có tuần tăng tới 3 lần. Kỳ vọng của người dân về giá cả tiêu dùng nói chung, về giá thức ăn chăn nuôi nói riêng sẽ "hạ nhiệt" sau khi 4 nhóm hàng thiết yếu được giảm thuế nhập khẩu xem ra chưa biết lúc nào mới trở thành hiện thực. Thậm chí có những mặt hàng tăng giá.
Ví dụ, 1 bao cám cho vịt đẻ Techfam (Công ty Cổ phần Hà Hưng) từ 178.000 đã tăng lên 182.000 đồng/bao 40 kg. Giá cả thức ăn chăn nuôi đắt đỏ, tăng liên tục đã đẩy nhiều chủ trang trại chăn nuôi ở miền Đông Nam bộ từ làm chủ sang làm thuê-tức là chăn nuôi gia công cho các cty lớn.
Nghịch lý chưa tìm ra giải pháp
Theo ông Hoàng Kim Giao, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện tại nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước mới đáp ứng được khoảng 55-60% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu khoảng 20% nguyên liệu giàu năng lượng (ngô, cám mì, cám gạo...); 65-70% thức ăn giàu đạm (khô đậu tương, khô dầu lạc...); 90% các loại thức ăn bổ sung. Riêng ngô, loại nguyên liệu chiếm tới 30-35% trong thành phần thức ăn chăn nuôi lợn, gà.
Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Lê Bá Lịch cho biết, bình quân hàng năm nước ta nhập khẩu khoảng từ 500.000 - 600.000 tấn ngô (khoảng 600-700 triệu USD). Thời gian này đang là mùa thu hoạch ngô. Mùa ngô năm nay các tỉnh miền Đông Nam bộ được mùa, nên giá ngô trong nước giảm mạnh từ 4.000 đồng/kg xuống còn 3.000 đồng/kg.
Tất nhiên, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi không bỏ lỡ thời cơ, tranh thủ mua vào, hạn chế nhập khẩu. Hơn nữa, các thị trường nhập khẩu ngô chủ yếu của Việt Nam là Thái Lan, Argentina và Mỹ cũng chưa vào vụ, nên chưa có ngô để nhập. Ngoài ngô, hai loại nguyên liệu khác là cám mì và cám gạo cũng đang vào vụ, giá rẻ hơn trước 20%.
Tính ra, trừ một loại là khô đậu tương, khô dầu lạc đang ở mức 330 USD/tấn, giá cao hơn hồi đầu năm khoảng 40-50 USD/tấn. Còn lại các nguyên liệu chủ yếu để chế biến thức ăn chăn nuôi đều có giá hạ so cùng kỳ năm trước, nhưng các cty vẫn "treo giá" không chịu hạ xuống, thậm chí còn đẩy giá lên.
Giải thích về nghịch lý hiện nay: thuế giảm, nguyên liệu hạ, giá sản phẩm tăng, các đại gia sản xuất thức ăn chăn nuôi đều có chung một lý do: các loại nguyên liệu nhập từ trước nên sản phẩm bán ra chưa thể hạ giá trong thời gian này. Muốn hạ giá thức ăn chăn nuôi phải vài ba tháng sau, cụ thể là khi đã sản xuất và tiêu thụ hết nguyên liệu nhập khẩu trước ngày Nhà nước có chính sách giảm thuế nhập khẩu (8/8/2007). Còn giá mua nguyên liệu trong nước hạ số lượng không nhiều, cũng chỉ bù đắp lại chi phí lưu kho, bảo quản, đóng bao, vận chuyển cũng đang trên đà tăng giá.
Trước tình hình đó, bằng cách tự tổ chức pha trộn thức ăn chăn nuôi, các hộ chăn nuôi thực hành phương châm tự cứu mình trước khi người khác cứu. Cách làm thiết thực và hiệu quả này đã và đang được nhiều chủ trang trại nuôi lợn ở các tỉnh miền Đông Nam bộ áp dụng. Họ gọi đây là cách "bỏ cơm tiệm" (cám hỗn hợp) cho lợn ăn "cơm nhà" (cám tự trộn).