Gian truân “đi chợ” xứ người
Chuyện "bếp núc" của các doanh nghiệp khi tham gia hội chợ ở nước ngoài qua lời kể của người trong cuộc
Có một điều mà người viết xem là khá may mắn trong quãng đời mười mấy năm làm báo “gió bụi” của mình, đó là những lần được đi cùng với các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, đặc biệt là các hội chợ ở nước ngoài.
Cũng chính vì tham gia với tư cách một thành viên trong đoàn “cùng ăn, cùng ngủ, cùng bán hàng với doanh nghiệp”, cùng thấm thía cái vất vả của những doanh nghiệp “đi chợ xứ người”.
Tháng 8/2008, tôi được Công ty LP Việt Nam - doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mời tham dự Tendence Lifestyle. Đây là hội chợ hàng đầu thế giới về hàng thủ công, mỹ nghệ và trang trí nội thất được nhóm họp tại thành phố Frankfurt (Đức), một trong ba trung tâm tổ chức hội chợ lớn nhất thế giới, mỗi năm 2 kỳ vào tháng 2 và tháng 8.
Không kể đến những chi phí “cứng” bắt buộc phải có như tiền vé máy bay cho cán bộ nhân viên, tiền thuê vận chuyển container, tiền thuê đất hội chợ (khoảng 200-300 Euro/m2), tiền thuê bàn ghế đắt đỏ..., thì còn có nhiều chi phí vô hình chỉ phát sinh khi doanh nghiệp “đi chơi hội chợ xứ người”.
Với doanh nghiệp đi hội chợ chuyên nghiệp, chuyện ăn ở là vấn đề đau đầu nhất và phải lo trước nhất.
Ngoài các doanh nghiệp lần đầu tham gia có thể “chơi sang” hoặc "mù tịt" thổ địa buộc phải ở khách sạn (tất nhiên cũng chỉ dạng 2 sao, giống nhà nghỉ xứ mình) nhưng giá phòng đôi cũng lên tới 60-70 Euro/ngày, Còn hầu hết các doanh nghiệp có kinh nghiệm thường liên lạc trước hoặc nhờ bạn bè hoặc lên mạng tìm các nhà của người Việt khu vực xung quanh hội chợ Frankfurt để thuê.
Ngôi nhà chúng tôi ở cách khu hội chợ khoảng 15 phút đi tàu điện ngầm, rộng khoảng 60 m2 gồm: 3 phòng khách, phòng ngủ, bếp và buồng tắm. Vợ chồng chủ nhà người Việt sang Đức lao động từ năm 1993, thu nhập chắc cũng chẳng nhiều nhặn gì nên cũng nhân dịp này dọn đi nơi khác nhường nhà cho chúng tôi thuê để kiếm thêm chút đỉnh!
Thuê trọn gói 6 người, mỗi người 25 Euro/ngày, tổng cộng là 150 Euro/ngày. So với ở Việt Nam thì quá “chát” nhưng ở Đức là mức có thể chấp nhận được. Rồi thì ăn uống nữa, mặc dù siêu thị Đức cũng bán gạo và hầu hết các thức ăn có thể mua về nếu cơm, nhưng người tham gia hội chợ bận tối ngày, hầu hết chỉ thổi cơm ăn được vào buổi tối, còn lại thì sáng mì tôm, trưa... mì tôm xì xụp, suốt tuần như vậy nóng hết cả “lục phủ ngũ tạng”.
Nỗi khổ “khai cuộc” và thu dọn “chiến trường”
Cũng như ở ta, phần mệt nhất của người tham gia hội chợ là bày biện chuẩn bị và “thu dọn chiến trường” khi kết thúc.
Ngày mở màn, tôi đã được thấm cái mệt này. Vì là “ở Âu châu” thì cái gì cũng phải là “tiêu chuẩn châu Âu”. Một hôm, khi chúng tôi đang nối giàn đèn chiếu sáng thì có hai thợ điện người bản xứ đi qua. Khi thấy chúng tôi nối và gắn các mối dây điện bằng băng nhựa thì trố mắt nhìn, xì xồ với nhau một lúc rồi bỏ đi.
Khi tất cả chúng tôi đang mướt mồ hồi hè nhau khiêng giàn đèn và tính toán xem treo theo hướng nào thì một người Đức tuổi trung niên, quần áo, mũ mạng bảo vệ chính hiệu xuất hiện. Ông ta yêu cầu gặp trưởng đoàn và trao đổi với anh này một thôi, một hồi, cuối cùng ông ta chỉ tay vào căn phòng trước mặt rồi lại bỏ đi.
Chúng tôi được phiên dịch lại, đại ý: tất cả phải ngừng lại ngay lập tức, và phải vào mua các cầu nối và hộp nhựa làm lại giàn đèn chiếu ngay, nếu không sẽ bị phạt nặng, thậm chí có thể bị “tống cổ” ra khỏi hội chợ!
Vậy là, anh em chúng tôi phải bấm bụng bỏ ra gần trăm Euro (khoảng hơn 2 triệu VND) để mua mấy chục cái ống và hộp nhựa “tiêu chuẩn Đức” và bỏ phí luôn cả cái công nửa ngày trời hì hụi lắp lắp, đặt đặt.
Chưa hết, khi treo giàn đèn lên cao còn phải thuê thêm thợ người Đức chính hiệu với tiền công 45 Euro/giờ/người. Hai ông thợ này bắc thang, bắt 8 cái dây cáp có móc mỏ neo nhỏ xíu lên cho chúng tôi mất khoảng 15 phút nhưng tiền công vẫn tính là 1 giờ, vậy là mất thêm 90 “oi”, xót hết cả ruột gan!
Cũng như ở xứ ta, phần mệt nhất của người tham gia là thu dọn “chiến trường” lúc tan chợ. Nhưng khác ở chỗ, theo qui định của ban tổ chức hội chợ Tendence, tất cả các doanh nghiệp tham gia to nhỏ, lớn bé cứ phải sau 3 giờ chiều mới được dọn hàng, ai nhiều hàng hóa muốn nhanh chóng dọn trước một tí là bảo vệ xuất hiện, ăn phạt như chơi!
Nhìn chung, ngoại trừ một số hàng mẫu, vật dụng đắt tiền được gói ghém lại mang về, còn hầu hết các vật dụng như kệ, thảm, bàn ghế, giá đèn tủ, thậm chí một số hàng hóa không bán được thì cũng chỉ có vứt lại như “rác” mà thôi. Nhưng vứt “rác” cũng phải tìm chỗ hay phải thuê Ban tổ chức cẩn thận chứ không khéo lại mang vạ.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi lần đầu chưa có kinh nghiệm, cứ nghĩ bỏ lại bàn ghế, giường tủ tha hồ cho thiên hạ “nhặt” là đã làm phúc lắm rồi, cứ vậy ra về thanh thản, nhẹ tênh. Ai dè về đến Việt Nam được 1 tuần thì có “bill” (hóa đơn) của ban tổ chức hội chợ gửi đến tận chân cầu thang đơn vị yêu cầu thanh toán tiền dọn và xử lý rác “giúp” với số tiền vài trăm Euro!
Có doanh nghiệp dọn dẹp cẩn thận, sạch bóng nhưng về nước vẫn thấy “trát đòi tiền”. Tìm hiểu ra thì biết số “rác” rưởi kia không biết của ai quẳng sang gian hàng của mình, còn mấy ông quản lý người Đức cứ thấy rác ở gian hàng nào thì dọn dẹp giùm rồi căn cứ trên sơ đồ, rác nằm ở gian nào thì gửi hóa đơn cho doanh nghiệp đó thanh toán.
“Bia kèm lạc”...
Tháng 4/2009, tôi lại có may mắn cùng với đoàn doanh nghiệp Việt Nam đi tham dự Hội chợ đồ dùng gia đình Hồng Kông (Hong Kong Houseware Fair 2009). Khác với hội chợ ở Đức, hầu như tất cả các doanh nghiệp tham gia Hong Kong Houseware Fair đều đi theo “tour” do các doanh nghiệp du lịch lữ hành chuyên nghiệp của Việt Nam tổ chức nên chuyện ăn nghỉ không phải lo lắng nữa.
Tuy vậy, Houseware cũng có những đặc thù riêng của nó, khiến nhiều doanh nghiệp tham dự cũng phải lo lắng, đối phó đủ đường. Về cách thức tổ chức, rõ ràng hội chợ châu Á thua hội chợ châu Âu là cái chắc.
Nhìn chung hội chợ tại Hong Kong tuy đông và lớn nhưng khá... lộn xộn! Ví như việc sắp xếp các quầy hàng, gian hàng. Đặc biệt, các đường đi lối lại đặc biệt khó khăn, vừa vòng vèo, vừa chật chội lại khó tìm. Thường ban tổ chức bố trí vào hội chợ một đường, còn ra thì lại đi con đường khác. Giữa mênh mông của Tòa nhà tổ chức hội chợ ấy, chúng tôi như lạc vào “mê hồn trận” nhưng ngẫm lại mới biết đây cũng là “dụng ý” của những người tổ chức: họ buộc khách hàng khi vào tham quan phải đi “tham quan” hết các gian hàng rồi mới được... về!
Tương tự như vậy là tiểu xảo nhận quà tặng. Cứ mua vé vào hội chợ là khách hàng đều được phát một tấm vé nhận quà tặng có ghi rõ: đến trung tâm của khu nhà A để nhận quà. Tôi và một người bạn háo hức lao đến ngay gian hàng này thì người chủ quầy quà tặng nhận phiếu, ghi ghi chép chép cẩn thận rồi lại trao cho chúng tôi một tấm phiếu khác ghi: đến nhận quà tại điểm B.
Chạy đến điểm B, lại nhận được cái phiếu đến điểm C để nhận quà, cứ như vậy có khi phải đi đến 4-5 tòa nhà rộng lớn trong khu triển lãm, leo lên leo xuống chán chê người có phiếu nhận quà mới có được 1 túi quà nho nhỏ: cái bật lửa, cái dây đeo chìa khóa...
Bực thì bực thật, mệt thì mệt thật nhưng ngẫm nghĩ cũng thấy người tổ chức thật thông minh, họ bắt người nhận quà phải thực sự “lao động” thì mới có được phần thưởng. Hơn thế, họ buộc người tham quan phải đi hết cả khu triển lãm, không được bỏ sót nơi nào...
Cũng chính vì tham gia với tư cách một thành viên trong đoàn “cùng ăn, cùng ngủ, cùng bán hàng với doanh nghiệp”, cùng thấm thía cái vất vả của những doanh nghiệp “đi chợ xứ người”.
Tháng 8/2008, tôi được Công ty LP Việt Nam - doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mời tham dự Tendence Lifestyle. Đây là hội chợ hàng đầu thế giới về hàng thủ công, mỹ nghệ và trang trí nội thất được nhóm họp tại thành phố Frankfurt (Đức), một trong ba trung tâm tổ chức hội chợ lớn nhất thế giới, mỗi năm 2 kỳ vào tháng 2 và tháng 8.
Không kể đến những chi phí “cứng” bắt buộc phải có như tiền vé máy bay cho cán bộ nhân viên, tiền thuê vận chuyển container, tiền thuê đất hội chợ (khoảng 200-300 Euro/m2), tiền thuê bàn ghế đắt đỏ..., thì còn có nhiều chi phí vô hình chỉ phát sinh khi doanh nghiệp “đi chơi hội chợ xứ người”.
Với doanh nghiệp đi hội chợ chuyên nghiệp, chuyện ăn ở là vấn đề đau đầu nhất và phải lo trước nhất.
Ngoài các doanh nghiệp lần đầu tham gia có thể “chơi sang” hoặc "mù tịt" thổ địa buộc phải ở khách sạn (tất nhiên cũng chỉ dạng 2 sao, giống nhà nghỉ xứ mình) nhưng giá phòng đôi cũng lên tới 60-70 Euro/ngày, Còn hầu hết các doanh nghiệp có kinh nghiệm thường liên lạc trước hoặc nhờ bạn bè hoặc lên mạng tìm các nhà của người Việt khu vực xung quanh hội chợ Frankfurt để thuê.
Ngôi nhà chúng tôi ở cách khu hội chợ khoảng 15 phút đi tàu điện ngầm, rộng khoảng 60 m2 gồm: 3 phòng khách, phòng ngủ, bếp và buồng tắm. Vợ chồng chủ nhà người Việt sang Đức lao động từ năm 1993, thu nhập chắc cũng chẳng nhiều nhặn gì nên cũng nhân dịp này dọn đi nơi khác nhường nhà cho chúng tôi thuê để kiếm thêm chút đỉnh!
Thuê trọn gói 6 người, mỗi người 25 Euro/ngày, tổng cộng là 150 Euro/ngày. So với ở Việt Nam thì quá “chát” nhưng ở Đức là mức có thể chấp nhận được. Rồi thì ăn uống nữa, mặc dù siêu thị Đức cũng bán gạo và hầu hết các thức ăn có thể mua về nếu cơm, nhưng người tham gia hội chợ bận tối ngày, hầu hết chỉ thổi cơm ăn được vào buổi tối, còn lại thì sáng mì tôm, trưa... mì tôm xì xụp, suốt tuần như vậy nóng hết cả “lục phủ ngũ tạng”.
Nỗi khổ “khai cuộc” và thu dọn “chiến trường”
Cũng như ở ta, phần mệt nhất của người tham gia hội chợ là bày biện chuẩn bị và “thu dọn chiến trường” khi kết thúc.
Ngày mở màn, tôi đã được thấm cái mệt này. Vì là “ở Âu châu” thì cái gì cũng phải là “tiêu chuẩn châu Âu”. Một hôm, khi chúng tôi đang nối giàn đèn chiếu sáng thì có hai thợ điện người bản xứ đi qua. Khi thấy chúng tôi nối và gắn các mối dây điện bằng băng nhựa thì trố mắt nhìn, xì xồ với nhau một lúc rồi bỏ đi.
Khi tất cả chúng tôi đang mướt mồ hồi hè nhau khiêng giàn đèn và tính toán xem treo theo hướng nào thì một người Đức tuổi trung niên, quần áo, mũ mạng bảo vệ chính hiệu xuất hiện. Ông ta yêu cầu gặp trưởng đoàn và trao đổi với anh này một thôi, một hồi, cuối cùng ông ta chỉ tay vào căn phòng trước mặt rồi lại bỏ đi.
Chúng tôi được phiên dịch lại, đại ý: tất cả phải ngừng lại ngay lập tức, và phải vào mua các cầu nối và hộp nhựa làm lại giàn đèn chiếu ngay, nếu không sẽ bị phạt nặng, thậm chí có thể bị “tống cổ” ra khỏi hội chợ!
Vậy là, anh em chúng tôi phải bấm bụng bỏ ra gần trăm Euro (khoảng hơn 2 triệu VND) để mua mấy chục cái ống và hộp nhựa “tiêu chuẩn Đức” và bỏ phí luôn cả cái công nửa ngày trời hì hụi lắp lắp, đặt đặt.
Chưa hết, khi treo giàn đèn lên cao còn phải thuê thêm thợ người Đức chính hiệu với tiền công 45 Euro/giờ/người. Hai ông thợ này bắc thang, bắt 8 cái dây cáp có móc mỏ neo nhỏ xíu lên cho chúng tôi mất khoảng 15 phút nhưng tiền công vẫn tính là 1 giờ, vậy là mất thêm 90 “oi”, xót hết cả ruột gan!
Cũng như ở xứ ta, phần mệt nhất của người tham gia là thu dọn “chiến trường” lúc tan chợ. Nhưng khác ở chỗ, theo qui định của ban tổ chức hội chợ Tendence, tất cả các doanh nghiệp tham gia to nhỏ, lớn bé cứ phải sau 3 giờ chiều mới được dọn hàng, ai nhiều hàng hóa muốn nhanh chóng dọn trước một tí là bảo vệ xuất hiện, ăn phạt như chơi!
Nhìn chung, ngoại trừ một số hàng mẫu, vật dụng đắt tiền được gói ghém lại mang về, còn hầu hết các vật dụng như kệ, thảm, bàn ghế, giá đèn tủ, thậm chí một số hàng hóa không bán được thì cũng chỉ có vứt lại như “rác” mà thôi. Nhưng vứt “rác” cũng phải tìm chỗ hay phải thuê Ban tổ chức cẩn thận chứ không khéo lại mang vạ.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi lần đầu chưa có kinh nghiệm, cứ nghĩ bỏ lại bàn ghế, giường tủ tha hồ cho thiên hạ “nhặt” là đã làm phúc lắm rồi, cứ vậy ra về thanh thản, nhẹ tênh. Ai dè về đến Việt Nam được 1 tuần thì có “bill” (hóa đơn) của ban tổ chức hội chợ gửi đến tận chân cầu thang đơn vị yêu cầu thanh toán tiền dọn và xử lý rác “giúp” với số tiền vài trăm Euro!
Có doanh nghiệp dọn dẹp cẩn thận, sạch bóng nhưng về nước vẫn thấy “trát đòi tiền”. Tìm hiểu ra thì biết số “rác” rưởi kia không biết của ai quẳng sang gian hàng của mình, còn mấy ông quản lý người Đức cứ thấy rác ở gian hàng nào thì dọn dẹp giùm rồi căn cứ trên sơ đồ, rác nằm ở gian nào thì gửi hóa đơn cho doanh nghiệp đó thanh toán.
“Bia kèm lạc”...
Tháng 4/2009, tôi lại có may mắn cùng với đoàn doanh nghiệp Việt Nam đi tham dự Hội chợ đồ dùng gia đình Hồng Kông (Hong Kong Houseware Fair 2009). Khác với hội chợ ở Đức, hầu như tất cả các doanh nghiệp tham gia Hong Kong Houseware Fair đều đi theo “tour” do các doanh nghiệp du lịch lữ hành chuyên nghiệp của Việt Nam tổ chức nên chuyện ăn nghỉ không phải lo lắng nữa.
Tuy vậy, Houseware cũng có những đặc thù riêng của nó, khiến nhiều doanh nghiệp tham dự cũng phải lo lắng, đối phó đủ đường. Về cách thức tổ chức, rõ ràng hội chợ châu Á thua hội chợ châu Âu là cái chắc.
Nhìn chung hội chợ tại Hong Kong tuy đông và lớn nhưng khá... lộn xộn! Ví như việc sắp xếp các quầy hàng, gian hàng. Đặc biệt, các đường đi lối lại đặc biệt khó khăn, vừa vòng vèo, vừa chật chội lại khó tìm. Thường ban tổ chức bố trí vào hội chợ một đường, còn ra thì lại đi con đường khác. Giữa mênh mông của Tòa nhà tổ chức hội chợ ấy, chúng tôi như lạc vào “mê hồn trận” nhưng ngẫm lại mới biết đây cũng là “dụng ý” của những người tổ chức: họ buộc khách hàng khi vào tham quan phải đi “tham quan” hết các gian hàng rồi mới được... về!
Tương tự như vậy là tiểu xảo nhận quà tặng. Cứ mua vé vào hội chợ là khách hàng đều được phát một tấm vé nhận quà tặng có ghi rõ: đến trung tâm của khu nhà A để nhận quà. Tôi và một người bạn háo hức lao đến ngay gian hàng này thì người chủ quầy quà tặng nhận phiếu, ghi ghi chép chép cẩn thận rồi lại trao cho chúng tôi một tấm phiếu khác ghi: đến nhận quà tại điểm B.
Chạy đến điểm B, lại nhận được cái phiếu đến điểm C để nhận quà, cứ như vậy có khi phải đi đến 4-5 tòa nhà rộng lớn trong khu triển lãm, leo lên leo xuống chán chê người có phiếu nhận quà mới có được 1 túi quà nho nhỏ: cái bật lửa, cái dây đeo chìa khóa...
Bực thì bực thật, mệt thì mệt thật nhưng ngẫm nghĩ cũng thấy người tổ chức thật thông minh, họ bắt người nhận quà phải thực sự “lao động” thì mới có được phần thưởng. Hơn thế, họ buộc người tham quan phải đi hết cả khu triển lãm, không được bỏ sót nơi nào...