Giao dịch trên các sàn vàng đóng băng!
Khối lượng giao dịch trên các trung tâm giao dịch vàng đã sụt giảm với tốc độ chóng mặt trong ngày hôm qua và sáng nay
Khối lượng giao dịch trên các trung tâm giao dịch vàng đã sụt giảm với tốc độ chóng mặt trong ngày hôm qua và sáng nay, sau khi một số sàn nâng tỷ lệ ký quỹ lên mức 100% hoặc không cho nhà đầu tư đã đóng trạng thái được mở trạng thái mua bán mới.
Trong các ngày 13-14/1, các sàn vàng đã đồng loạt tuyên bố chấm dứt hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh vàng trên sàn và đưa ra thông báo về kế hoạch đóng cửa. Để chấm dứt hoặc hạn chế các trạng thái vàng mới phát sinh, một số sàn như Eximbank, ACB... không cho các nhà đầu tư không còn trạng thái vàng mở trạng thái mới, trong khi một số sàn khác như SBJ, VGB... nâng mức ký quỹ lên 100% từ mức 5-7% trước đó đối với các trạng thái mới phát sinh.
Động thái này của các sàn vàng được thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước có một loạt văn bản chỉ đạo việc đóng cửa sàn vàng.
Ngày 12/1, Ngân hàng Nhà nước có công văn số 331/NHNN-QLNH yêu cầu các đơn vị có kinh doanh sàn vàng và kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc tất toán trạng thái vàng và đóng cửa sàn. Trước đó, ngày 11/1, Ngân hàng Nhà nước có văn bản 258/NHNN-CSTT yêu cầu các sàn vàng ngừng cho vay để đầu tư kinh doanh trên sàn vàng và thu hồi nợ vay đối với các khoản vay đã giải ngân dành cho hoạt động này.
Ngay lập tức, tính thanh khoản tại các sàn vàng trong ngày hôm qua và sáng nay liên tục lao dốc mạnh. Cụ thể, trong sáng nay, giao dịch trên sàn vàng SBJ, một trong những sàn vàng có mạng lưới rộng nhất, đã gần như tê liệt. Khối lượng giao dịch trên bảng giá điện tử của sàn này đứng yên ở mức 600 lượng trong suốt vài giờ đồng hồ của buổi sáng, trước khi nhích lên mức 640 lượng vào lúc hơn 11h trưa, rồi sau đó tăng với tốc độ ì ạch.
Ở thời điểm chưa có quyết định đóng cửa sàn vàng mà Chính phủ đưa ra ngày 30/12/2009 tại văn bản số 369/TB-VPCP, khối lượng giao dịch buổi sáng của sàn SBJ thường ở mức xấp xỉ 200.000 lượng. Khối lượng này giảm dần về mức trên dưới 50.000 lượng từ sau Tết Dương lịch, rồi giảm đột biến về mức 1.000 lượng trong phiên sáng qua (14/1)!
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo một số sàn vàng đều khẳng định, khối lượng vàng bị kẹt trạng thái của các nhà đầu tư hiện không còn nhiều, khối lượng bên mua bên bán ngang bằng, và có khả năng được tất toán hết trước thời điểm hạn chót 30/3/2010.
“Tại VGB, các nhà đầu tư còn trạng thái vàng đang canh giá để tất toán. Một số người đã tất toán trạng thái thì đóng tài khoản hoặc thôi không giao dịch nữa”, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Trung tâm Giao dịch vàng Việt Nam (VGB) cho biết.
Theo ông Hải, khối lượng vàng còn trạng thái của các nhà đầu tư bên mua và bên bán trên các sàn vàng là luôn bằng nhau. “Do đó, với các sàn vàng không có hoạt động tự doanh như sàn VGB, hoạt động tất toán hoàn toàn là do các nhà đầu tư mua bán với nhau khi giá khớp”, ông Hải nói.
Sàn VGB là một trong những sàn vàng có tính thanh khoản khả dĩ nhất trong sáng nay. Lúc gần 12h trưa, tại sàn này có hơn 2.000 lượng vàng được khớp lệnh thành công, chỉ bằng một phần nhỏ so với mức vài chục ngàn lượng ở thời điểm trước kia, nhưng vẫn cao hơn khối lượng giao dịch của một số sàn khác cùng thời điểm, như sàn ACB với 1.100 lượng, sàn Eximbank với 210 lượng...
Ông Phạm Hoàng An, Giám đốc sàn SBJ cho biết, với mức kỹ quý 100% mà sàn SBJ hiện đang áp dụng, việc các nhà đầu tư mở trạng thái giao dịch mới hầu như là không có, mà thay vào đó, hoạt động trên sàn hiện chỉ còn là việc tất toán của các nhà đầu tư còn trạng thái.
Thông báo ngày 15/1 của sàn Eximbank khuyến cáo các nhà đầu tư còn trạng thái vàng nên bình tĩnh chọn mức giá và thời gian tốt nhất để cắt lỗ hoặc chốt lời, đóng cửa trạng thái, thanh lý hợp đồng trước ngày 25/3/2010. Các sàn vàng khác cũng chuyển tới các nhà đầu tư khuyến cáo tương tự, chỉ khác về thời điểm chót để thanh lý hợp đồng.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy: “Trong trường hợp nhà đầu tư không thể thoát trạng thái trước ngày 30/3/2010 thì sàn vàng sẽ có hướng giải quyết như thế nào?”, ông An khẳng định, sàn SBJ sẽ có các biện pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hướng giải quyết quyền lợi của các nhà đầu tư trong trường hợp họ không tất toán được trạng thái trước thời điểm 30/3/2010 vẫn chưa được các sàn đưa ra một cách cụ thể.
Trên thông báo ngày 15/1 của sàn Eximbank, sàn vàng này cho biết: “Quý khách hàng phải đóng trạng thái trước ngày 25/3/2010. Nếu đến thời hạn này mà khách hàng vẫn chưa đóng hết trạng thái thì Eximbank sẽ buộc phải đưa ra những quy định để đóng trạng thái của khách hàng nhằm thanh lý hợp đồng giao dịch vàng của khách hàng, đảm bảo tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước”.
Tương tự, thông báo ngày 13/1 của sàn ACB chỉ cho biết ngắn gọn: “Đến ngày 30/3/2010, ACB sẽ tự động tất toán toàn bộ các trạng thái còn mở của khách hàng. Cơ chế tất toán sẽ được thông báo đến quý khách hàng trong thời gian phù hợp”.
Trong các ngày 13-14/1, các sàn vàng đã đồng loạt tuyên bố chấm dứt hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh vàng trên sàn và đưa ra thông báo về kế hoạch đóng cửa. Để chấm dứt hoặc hạn chế các trạng thái vàng mới phát sinh, một số sàn như Eximbank, ACB... không cho các nhà đầu tư không còn trạng thái vàng mở trạng thái mới, trong khi một số sàn khác như SBJ, VGB... nâng mức ký quỹ lên 100% từ mức 5-7% trước đó đối với các trạng thái mới phát sinh.
Động thái này của các sàn vàng được thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước có một loạt văn bản chỉ đạo việc đóng cửa sàn vàng.
Ngày 12/1, Ngân hàng Nhà nước có công văn số 331/NHNN-QLNH yêu cầu các đơn vị có kinh doanh sàn vàng và kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc tất toán trạng thái vàng và đóng cửa sàn. Trước đó, ngày 11/1, Ngân hàng Nhà nước có văn bản 258/NHNN-CSTT yêu cầu các sàn vàng ngừng cho vay để đầu tư kinh doanh trên sàn vàng và thu hồi nợ vay đối với các khoản vay đã giải ngân dành cho hoạt động này.
Ngay lập tức, tính thanh khoản tại các sàn vàng trong ngày hôm qua và sáng nay liên tục lao dốc mạnh. Cụ thể, trong sáng nay, giao dịch trên sàn vàng SBJ, một trong những sàn vàng có mạng lưới rộng nhất, đã gần như tê liệt. Khối lượng giao dịch trên bảng giá điện tử của sàn này đứng yên ở mức 600 lượng trong suốt vài giờ đồng hồ của buổi sáng, trước khi nhích lên mức 640 lượng vào lúc hơn 11h trưa, rồi sau đó tăng với tốc độ ì ạch.
Ở thời điểm chưa có quyết định đóng cửa sàn vàng mà Chính phủ đưa ra ngày 30/12/2009 tại văn bản số 369/TB-VPCP, khối lượng giao dịch buổi sáng của sàn SBJ thường ở mức xấp xỉ 200.000 lượng. Khối lượng này giảm dần về mức trên dưới 50.000 lượng từ sau Tết Dương lịch, rồi giảm đột biến về mức 1.000 lượng trong phiên sáng qua (14/1)!
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo một số sàn vàng đều khẳng định, khối lượng vàng bị kẹt trạng thái của các nhà đầu tư hiện không còn nhiều, khối lượng bên mua bên bán ngang bằng, và có khả năng được tất toán hết trước thời điểm hạn chót 30/3/2010.
“Tại VGB, các nhà đầu tư còn trạng thái vàng đang canh giá để tất toán. Một số người đã tất toán trạng thái thì đóng tài khoản hoặc thôi không giao dịch nữa”, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Trung tâm Giao dịch vàng Việt Nam (VGB) cho biết.
Theo ông Hải, khối lượng vàng còn trạng thái của các nhà đầu tư bên mua và bên bán trên các sàn vàng là luôn bằng nhau. “Do đó, với các sàn vàng không có hoạt động tự doanh như sàn VGB, hoạt động tất toán hoàn toàn là do các nhà đầu tư mua bán với nhau khi giá khớp”, ông Hải nói.
Sàn VGB là một trong những sàn vàng có tính thanh khoản khả dĩ nhất trong sáng nay. Lúc gần 12h trưa, tại sàn này có hơn 2.000 lượng vàng được khớp lệnh thành công, chỉ bằng một phần nhỏ so với mức vài chục ngàn lượng ở thời điểm trước kia, nhưng vẫn cao hơn khối lượng giao dịch của một số sàn khác cùng thời điểm, như sàn ACB với 1.100 lượng, sàn Eximbank với 210 lượng...
Ông Phạm Hoàng An, Giám đốc sàn SBJ cho biết, với mức kỹ quý 100% mà sàn SBJ hiện đang áp dụng, việc các nhà đầu tư mở trạng thái giao dịch mới hầu như là không có, mà thay vào đó, hoạt động trên sàn hiện chỉ còn là việc tất toán của các nhà đầu tư còn trạng thái.
Thông báo ngày 15/1 của sàn Eximbank khuyến cáo các nhà đầu tư còn trạng thái vàng nên bình tĩnh chọn mức giá và thời gian tốt nhất để cắt lỗ hoặc chốt lời, đóng cửa trạng thái, thanh lý hợp đồng trước ngày 25/3/2010. Các sàn vàng khác cũng chuyển tới các nhà đầu tư khuyến cáo tương tự, chỉ khác về thời điểm chót để thanh lý hợp đồng.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy: “Trong trường hợp nhà đầu tư không thể thoát trạng thái trước ngày 30/3/2010 thì sàn vàng sẽ có hướng giải quyết như thế nào?”, ông An khẳng định, sàn SBJ sẽ có các biện pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hướng giải quyết quyền lợi của các nhà đầu tư trong trường hợp họ không tất toán được trạng thái trước thời điểm 30/3/2010 vẫn chưa được các sàn đưa ra một cách cụ thể.
Trên thông báo ngày 15/1 của sàn Eximbank, sàn vàng này cho biết: “Quý khách hàng phải đóng trạng thái trước ngày 25/3/2010. Nếu đến thời hạn này mà khách hàng vẫn chưa đóng hết trạng thái thì Eximbank sẽ buộc phải đưa ra những quy định để đóng trạng thái của khách hàng nhằm thanh lý hợp đồng giao dịch vàng của khách hàng, đảm bảo tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước”.
Tương tự, thông báo ngày 13/1 của sàn ACB chỉ cho biết ngắn gọn: “Đến ngày 30/3/2010, ACB sẽ tự động tất toán toàn bộ các trạng thái còn mở của khách hàng. Cơ chế tất toán sẽ được thông báo đến quý khách hàng trong thời gian phù hợp”.