Giới đầu tư bán tháo cổ phiếu, Phố Wall chìm sâu
Ngày 12/11, chứng khoán Mỹ chìm sâu sau tuyên bố “gây sốc” của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ
Ngày 12/11, chứng khoán Mỹ chìm sâu sau tuyên bố “gây sốc” của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ.
Bước ngoặt mới đối với Phố Wall
Ngày 12/11, theo thông tin từ website bất động sản Zillow.com, giá trị nhà ở Mỹ đã giảm quý thứ 7 liên tiếp, theo đó có 1/3 số người Mỹ bán nhà trong 2 năm qua đều thu về số tiền thấp hơn khi mua trước đó.
Trong quý 3/2008, giá trị nhà ở nước này đã giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái và mất 12,8% giá trị so với thời kỳ thị trường nhà đất đạt đỉnh vào năm 2006.
Liên quan đến hoạt động của quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ lớn thứ hai ở Mỹ (chỉ sau Quỹ Fidelity Investments), Vanguard hiện đang quản lý khoảng 1.000 tỷ USD, vừa cho biết: “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ làm thay đổi hình dáng và mức độ cạnh tranh của các quỹ đầu tư, thay đổi các quy định của Chính phủ và thay đổi cả quan điểm đầu tư của cổ đông góp vốn”.
Điều này rất đúng với thực tế khi các quỹ đầu tư hiện đang rất khó khăn để huy động vốn trong khi đó mức độ rút vốn của cổ đông đã diễn ra lâu nay và có thể sẽ tiếp tục trong tương lai khi cuộc khủng hoảng đang gây tổn thất nặng nề, đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính.
Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của các quỹ tương hỗ cũng suy giảm mạnh, riêng Quỹ Vanguard, trong 10 tháng đầu năm, quỹ này huy động ròng được 68,9 tỷ USD, giảm 34 tỷ USD so với 10 tháng năm 2007.
Ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã khiến Phố Wall bị sốc khi tuyên bố, chương trình giải cứu hệ thống tài chính Mỹ trị giá 700 tỷ USD sẽ không được sử dụng để mua các khoản nợ xấu như kế hoạch ban đầu.
Ông Paulson cũng cho biết, 250 tỷ USD vẫn được dùng để mua lại cổ phần của các ngân hàng cũng như bơm vốn giúp các ngân hàng ổn định hoạt động kinh doanh - đúng như kế hoạch trước đó. Số tiền còn lại sẽ được sử dụng để thực hiện một chương trình mới.
Theo đó, chương trình mới mà ông Paulson đề cập đến chính là kế hoạch hỗ trợ thị trường tài chính với việc bơm thêm hơn 400 tỷ USD cho hệ thống tài chính. Số tiền còn lại sẽ hỗ trợ thị trường tín dụng phục vụ tiêu dùng ở các khu vực trên lãnh thổ Mỹ như thẻ tín dụng, cho sinh viên vay ăn học và hỗ trợ tín dụng mua ôtô.
Thực tế, người tiêu dùng Mỹ đã vay khá nhiều để tiêu dùng, sinh viên trả tiền ăn học... nhưng do kinh tế đi xuống, họ khó có khả năng trả được nợ... do đó chính sách giãn nợ và hỗ trợ thị trường này cũng rất cần thiết, thậm chí là vấn đề cấp bách.
Với sự thay đổi đột ngột này, giới phân tích đã bắt đầu hoài nghi về kế hoạch này có thể thành hiện thực hay không khi mà Thượng viện, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ 700 tỷ USD với các điều khoản quy định: một phần trong số tiền 700 tỷ USD sẽ được dùng vào mục đích mua lại các khoản nợ xấu của các định chế tài chính để ngăn chặn một sự đỗ vỡ dây truyền trên hệ thống tài chính...
Và nếu không mua các khoản nợ xấu thì sẽ có bao nhiêu tập đoàn sẽ phải theo sau những cái tên đã đi vào lịch sử như Bear Stearns, Lehman Brothers,... bao nhiêu tập đoàn bị thâu tóm như Merrill Lynch...?
Bởi suy cho cùng, muốn giải quyết khủng hoảng tài chính Mỹ thì cần tìm căn nguyên của khủng hoảng. Đó là các định chế tài chính, các tập đoàn đầu tư tài chính đã nắm quá nhiều tài sản là các chứng khoán hóa bất động sản, các hợp đồng phái sinh... trong khi đa phần đều là các tài sản kém tính thanh khoản.
Nếu “cục nợ” đó không bán được thì điều gì sẽ xảy ra với họ? Trước khi kế hoạch cả gói 700 tỷ USD được công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và cả giới phân tích cũng dự báo cần phải có hơn 1.000 tỷ USD để cứu hệ thống tài chính Mỹ, mà “tâm bão” chính là các khoản nợ xấu.
Nay với tuyên bố đó, thì có thể lòng tin của giới đầu tư đã bị tác động mạnh, kể từ ngày gói hỗ trợ 700 tỷ USD được thông qua đến nay (12/11), chỉ số Dow Jones đã giảm 2.042,74 điểm, tương đương - 19,78%; chỉ số S&P 500 giảm 273,93 điểm, tương ứng 24,92%.
Có thể nói bước ngoặt lịch sử có thể sớm đến với Phố Wall bởi lĩnh vực cho vay tín dụng tiêu dùng cũng là một ngòi nổ mới đối với thị trường tài chính Mỹ. Giới phân tích đã đưa ra nhận định táo bạo khi nhắc tới khả năng “hy sinh” khối nợ xấu của các tổ chức tín dụng để cứu nguy cho mảng tín dụng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một nhân tố đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm là chính sách mới khi ông Obama lên cầm quyền, liệu ông có tiếp tục thực hiện mạnh tay cứu hệ thống tài chính khi mà thực tế ông luôn thúc giục chính quyền Bush cứu ngành ôtô bằng việc thông qua gói hỗ trợ thứ hai trị giá 25 tỷ USD.
Và trong ngày 12/11, theo hãng tư vấn PriceWaterhouseCoopers, Tổng thống mới đắc cử Barack Obama rót khoảng 75 tỷ USD để cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế giúp 95% dân số Mỹ ngay trong năm đầu tiên lên cầm quyền (2009). Kế hoạch này sẽ tiêu tốn 2.500 USD/người và tính đến năm 2018, sẽ chi 1.000 tỷ USD, tương đương 120 tỷ USD/năm cho hoạt động bảo hiểm y tế.
Theo giới phân tích nhận định, cứu cánh cuối cùng khiến tâm lý nhà đầu tư bớt lo là cuộc họp thượng đỉnh của 20 nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn của thế giới sẽ có một tuyên bố chung sát thực hơn và nhìn nhận thấu đáo hơn để cứu hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu.
Phản ứng trước tuyên bố của ông Paulson, thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi gần 3% trong 20 phút và sau đó duy trì xu hướng giảm điểm đến hết ngày giao dịch.
Các chỉ số chứng khoán đạt sụt giảm mạnh và đưa hàn thử biểu xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã nhấn chìm các chỉ số, riêng chỉ số Dow Jones có tới 29/30 cổ phiếu sụt giảm mạnh – duy nhất cổ phiếu của GM lên điểm nhờ có thông tin tích cực về khả năng ngành ôtô sẽ được giải cứu.
Cổ phiếu khối tài chính chính là mục tiêu của các đợt báo tháo cổ phiếu, trong đó cổ phiếu của Citigroup mất 10,7% xuống còn 9,64 USD/cổ phiếu, mức thấp nhất trong lịch sử. Cổ phiếu American Express giảm 10,5%, Goldman Sachs hạ 10,57%,...
Các cổ phiếu khối năng lượng cũng giảm điểm mạnh do giá dầu lại đi xuống, trong đó cổ phiếu của Chevron trượt 6,1%, cổ phiếu ExxonMobi mất 5,12%.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York chỉ đạt 1,46 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 2,17 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 mã mất điểm thì có 1 mã lên điểm.
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 411,3 điểm, tương đương -4,75%, đóng cửa ở mức 8.282,66.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 81,69 điểm, tương đương -5,17%, chốt ở mức 1.499,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 46.65 điểm, tương đương -5,19%, đóng cửa ở mức 852,3.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 12/11 đã giảm 3,17 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 56,16 USD/thùng mức thấp nhất kể từ tháng 2/2007.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm
Trước bối cảnh nền kinh tế Anh sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009 và lạm sẽ phát hạ nhiệt, giới phân tích đã đưa ra dự báo, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống dưới 3%.
Hiện tỷ lệ lạm phát ở Anh là 5,2% nhưng có thể sẽ điều chỉnh xuống 1% trong 2 năm tới. GDP đã tăng trưởng âm trong quý 3/2008 và được sự báo sẽ tăng trưởng âm gần 2% trong 6 tháng đầu năm 2009, khiến giới phân tích dự báo BoE sẽ hạ lãi suất cơ bản đồng Bảng xuống 2% vào tháng 1/2009.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục đi xuống do giới đầu tư lo ngại về viễn cảnh kinh tế không mấy sáng sủa và sự thay đổi trong kế hoạch giải cứu hệ thống tài chính Mỹ.
Cổ phiếu khối tài chính sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu Credit Suisse hạ 8,8%, cổ phiếu của Ngân hàng Natixis mất 13,5%, cổ phiếu của Barclays, Standard Chartered, Deutsche Bank và Societe Generale giảm từ 5,2% đến 7,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 64,67 điểm, tương đương -1,52%, đóng cửa ở mức 4.182,02, khối lượng giao dịch đạt 2,15 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên sụt giảm 2,96%, khối lượng giao dịch đạt 41 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 3,07%, khối lượng giao dịch đạt 178triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á có tín hiệu tích cực
Hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Tư, tuy nhiên, dấu hiệu tích cực đã đến khi biên độ giảm điểm của phiên này là không đáng kể.
Điểm khác biệt đã đến với duy nhất thị trường chứng khoán Trung Quốc khi chỉ số Shanghai Composite đã có phiên buổi chiều đảo chiều ngoạn mục, giành lại màu xanh trên bảng điện tử, qua đó có ngày tăng điểm thứ hai trong tuần.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư tiếp tục giảm điểm, cùng đó là khối lượng giao dịch giảm xuống. Nhiều nhà đầu tư trên trị trường chứng khoán Nhật đã có phản ứng thận trọng trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo 20 nước sắp diễn ra tại Mỹ bằng việc chưa vội tham gia mua bán trên thị trường.
Giới đầu tư hiện đang chờ đợi một tuyên bố chung của 7 nước công nghiệp phát triển và 13 nền kinh tế mới nổi khác trong cuộc họp sẽ khai mạc vào ngày 15/11 tới, để có thể xác định xu hướng của thị trường.
Trong phiên này, đồng Yên đã lên giá so với USD nên đã đẩy cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tiếp tục có ngày thứ hai mất điểm với biên độ lớn, trong đó, cổ phiếu của Canon giảm 3,5%, cổ phiếu Honda mất 4,2%,...
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, luyện kim cũng giảm điểm do giá dầu và nhiều loại kim loại giảm giá, trong đó, cổ phiếu Nippon Steel mất 7,2%, cổ phiếu Nippon Mining Holdings giảm 9,5%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 113,79 điểm, tương đương -1,29%, đóng cửa ở mức 8.695,51. Khối lượng giao dịch đạt 2,08 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chỉ số Shanghai Composite phiên giao dịch buổi sáng đã giảm dưới 1% nhưng đến phiên buổi chiều thị trường đã đảo chiều lên điểm. Như vậy trong ba ngày giao dịch trong tuần, chỉ số này đã có hai ngày tăng điểm và một ngày giảm điểm. Kết thúc ngày giao dịch 12/11, chỉ số Shanghai Composite tăng 15,5 điểm, tương đương 0,84%, chốt ở mức 1.859,11.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này mất 0,5%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,43%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,93%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,73.
Bước ngoặt mới đối với Phố Wall
Ngày 12/11, theo thông tin từ website bất động sản Zillow.com, giá trị nhà ở Mỹ đã giảm quý thứ 7 liên tiếp, theo đó có 1/3 số người Mỹ bán nhà trong 2 năm qua đều thu về số tiền thấp hơn khi mua trước đó.
Trong quý 3/2008, giá trị nhà ở nước này đã giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái và mất 12,8% giá trị so với thời kỳ thị trường nhà đất đạt đỉnh vào năm 2006.
Liên quan đến hoạt động của quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ lớn thứ hai ở Mỹ (chỉ sau Quỹ Fidelity Investments), Vanguard hiện đang quản lý khoảng 1.000 tỷ USD, vừa cho biết: “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ làm thay đổi hình dáng và mức độ cạnh tranh của các quỹ đầu tư, thay đổi các quy định của Chính phủ và thay đổi cả quan điểm đầu tư của cổ đông góp vốn”.
Điều này rất đúng với thực tế khi các quỹ đầu tư hiện đang rất khó khăn để huy động vốn trong khi đó mức độ rút vốn của cổ đông đã diễn ra lâu nay và có thể sẽ tiếp tục trong tương lai khi cuộc khủng hoảng đang gây tổn thất nặng nề, đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính.
Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của các quỹ tương hỗ cũng suy giảm mạnh, riêng Quỹ Vanguard, trong 10 tháng đầu năm, quỹ này huy động ròng được 68,9 tỷ USD, giảm 34 tỷ USD so với 10 tháng năm 2007.
Ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã khiến Phố Wall bị sốc khi tuyên bố, chương trình giải cứu hệ thống tài chính Mỹ trị giá 700 tỷ USD sẽ không được sử dụng để mua các khoản nợ xấu như kế hoạch ban đầu.
Ông Paulson cũng cho biết, 250 tỷ USD vẫn được dùng để mua lại cổ phần của các ngân hàng cũng như bơm vốn giúp các ngân hàng ổn định hoạt động kinh doanh - đúng như kế hoạch trước đó. Số tiền còn lại sẽ được sử dụng để thực hiện một chương trình mới.
Theo đó, chương trình mới mà ông Paulson đề cập đến chính là kế hoạch hỗ trợ thị trường tài chính với việc bơm thêm hơn 400 tỷ USD cho hệ thống tài chính. Số tiền còn lại sẽ hỗ trợ thị trường tín dụng phục vụ tiêu dùng ở các khu vực trên lãnh thổ Mỹ như thẻ tín dụng, cho sinh viên vay ăn học và hỗ trợ tín dụng mua ôtô.
Thực tế, người tiêu dùng Mỹ đã vay khá nhiều để tiêu dùng, sinh viên trả tiền ăn học... nhưng do kinh tế đi xuống, họ khó có khả năng trả được nợ... do đó chính sách giãn nợ và hỗ trợ thị trường này cũng rất cần thiết, thậm chí là vấn đề cấp bách.
Với sự thay đổi đột ngột này, giới phân tích đã bắt đầu hoài nghi về kế hoạch này có thể thành hiện thực hay không khi mà Thượng viện, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ 700 tỷ USD với các điều khoản quy định: một phần trong số tiền 700 tỷ USD sẽ được dùng vào mục đích mua lại các khoản nợ xấu của các định chế tài chính để ngăn chặn một sự đỗ vỡ dây truyền trên hệ thống tài chính...
Và nếu không mua các khoản nợ xấu thì sẽ có bao nhiêu tập đoàn sẽ phải theo sau những cái tên đã đi vào lịch sử như Bear Stearns, Lehman Brothers,... bao nhiêu tập đoàn bị thâu tóm như Merrill Lynch...?
Bởi suy cho cùng, muốn giải quyết khủng hoảng tài chính Mỹ thì cần tìm căn nguyên của khủng hoảng. Đó là các định chế tài chính, các tập đoàn đầu tư tài chính đã nắm quá nhiều tài sản là các chứng khoán hóa bất động sản, các hợp đồng phái sinh... trong khi đa phần đều là các tài sản kém tính thanh khoản.
Nếu “cục nợ” đó không bán được thì điều gì sẽ xảy ra với họ? Trước khi kế hoạch cả gói 700 tỷ USD được công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và cả giới phân tích cũng dự báo cần phải có hơn 1.000 tỷ USD để cứu hệ thống tài chính Mỹ, mà “tâm bão” chính là các khoản nợ xấu.
Nay với tuyên bố đó, thì có thể lòng tin của giới đầu tư đã bị tác động mạnh, kể từ ngày gói hỗ trợ 700 tỷ USD được thông qua đến nay (12/11), chỉ số Dow Jones đã giảm 2.042,74 điểm, tương đương - 19,78%; chỉ số S&P 500 giảm 273,93 điểm, tương ứng 24,92%.
Có thể nói bước ngoặt lịch sử có thể sớm đến với Phố Wall bởi lĩnh vực cho vay tín dụng tiêu dùng cũng là một ngòi nổ mới đối với thị trường tài chính Mỹ. Giới phân tích đã đưa ra nhận định táo bạo khi nhắc tới khả năng “hy sinh” khối nợ xấu của các tổ chức tín dụng để cứu nguy cho mảng tín dụng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một nhân tố đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm là chính sách mới khi ông Obama lên cầm quyền, liệu ông có tiếp tục thực hiện mạnh tay cứu hệ thống tài chính khi mà thực tế ông luôn thúc giục chính quyền Bush cứu ngành ôtô bằng việc thông qua gói hỗ trợ thứ hai trị giá 25 tỷ USD.
Và trong ngày 12/11, theo hãng tư vấn PriceWaterhouseCoopers, Tổng thống mới đắc cử Barack Obama rót khoảng 75 tỷ USD để cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế giúp 95% dân số Mỹ ngay trong năm đầu tiên lên cầm quyền (2009). Kế hoạch này sẽ tiêu tốn 2.500 USD/người và tính đến năm 2018, sẽ chi 1.000 tỷ USD, tương đương 120 tỷ USD/năm cho hoạt động bảo hiểm y tế.
Theo giới phân tích nhận định, cứu cánh cuối cùng khiến tâm lý nhà đầu tư bớt lo là cuộc họp thượng đỉnh của 20 nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn của thế giới sẽ có một tuyên bố chung sát thực hơn và nhìn nhận thấu đáo hơn để cứu hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu.
Phản ứng trước tuyên bố của ông Paulson, thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi gần 3% trong 20 phút và sau đó duy trì xu hướng giảm điểm đến hết ngày giao dịch.
Các chỉ số chứng khoán đạt sụt giảm mạnh và đưa hàn thử biểu xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã nhấn chìm các chỉ số, riêng chỉ số Dow Jones có tới 29/30 cổ phiếu sụt giảm mạnh – duy nhất cổ phiếu của GM lên điểm nhờ có thông tin tích cực về khả năng ngành ôtô sẽ được giải cứu.
Cổ phiếu khối tài chính chính là mục tiêu của các đợt báo tháo cổ phiếu, trong đó cổ phiếu của Citigroup mất 10,7% xuống còn 9,64 USD/cổ phiếu, mức thấp nhất trong lịch sử. Cổ phiếu American Express giảm 10,5%, Goldman Sachs hạ 10,57%,...
Các cổ phiếu khối năng lượng cũng giảm điểm mạnh do giá dầu lại đi xuống, trong đó cổ phiếu của Chevron trượt 6,1%, cổ phiếu ExxonMobi mất 5,12%.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York chỉ đạt 1,46 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 2,17 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 mã mất điểm thì có 1 mã lên điểm.
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 411,3 điểm, tương đương -4,75%, đóng cửa ở mức 8.282,66.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 81,69 điểm, tương đương -5,17%, chốt ở mức 1.499,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 46.65 điểm, tương đương -5,19%, đóng cửa ở mức 852,3.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 12/11 đã giảm 3,17 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 56,16 USD/thùng mức thấp nhất kể từ tháng 2/2007.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm
Trước bối cảnh nền kinh tế Anh sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009 và lạm sẽ phát hạ nhiệt, giới phân tích đã đưa ra dự báo, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống dưới 3%.
Hiện tỷ lệ lạm phát ở Anh là 5,2% nhưng có thể sẽ điều chỉnh xuống 1% trong 2 năm tới. GDP đã tăng trưởng âm trong quý 3/2008 và được sự báo sẽ tăng trưởng âm gần 2% trong 6 tháng đầu năm 2009, khiến giới phân tích dự báo BoE sẽ hạ lãi suất cơ bản đồng Bảng xuống 2% vào tháng 1/2009.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục đi xuống do giới đầu tư lo ngại về viễn cảnh kinh tế không mấy sáng sủa và sự thay đổi trong kế hoạch giải cứu hệ thống tài chính Mỹ.
Cổ phiếu khối tài chính sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu Credit Suisse hạ 8,8%, cổ phiếu của Ngân hàng Natixis mất 13,5%, cổ phiếu của Barclays, Standard Chartered, Deutsche Bank và Societe Generale giảm từ 5,2% đến 7,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 64,67 điểm, tương đương -1,52%, đóng cửa ở mức 4.182,02, khối lượng giao dịch đạt 2,15 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên sụt giảm 2,96%, khối lượng giao dịch đạt 41 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 3,07%, khối lượng giao dịch đạt 178triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á có tín hiệu tích cực
Hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Tư, tuy nhiên, dấu hiệu tích cực đã đến khi biên độ giảm điểm của phiên này là không đáng kể.
Điểm khác biệt đã đến với duy nhất thị trường chứng khoán Trung Quốc khi chỉ số Shanghai Composite đã có phiên buổi chiều đảo chiều ngoạn mục, giành lại màu xanh trên bảng điện tử, qua đó có ngày tăng điểm thứ hai trong tuần.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư tiếp tục giảm điểm, cùng đó là khối lượng giao dịch giảm xuống. Nhiều nhà đầu tư trên trị trường chứng khoán Nhật đã có phản ứng thận trọng trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo 20 nước sắp diễn ra tại Mỹ bằng việc chưa vội tham gia mua bán trên thị trường.
Giới đầu tư hiện đang chờ đợi một tuyên bố chung của 7 nước công nghiệp phát triển và 13 nền kinh tế mới nổi khác trong cuộc họp sẽ khai mạc vào ngày 15/11 tới, để có thể xác định xu hướng của thị trường.
Trong phiên này, đồng Yên đã lên giá so với USD nên đã đẩy cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tiếp tục có ngày thứ hai mất điểm với biên độ lớn, trong đó, cổ phiếu của Canon giảm 3,5%, cổ phiếu Honda mất 4,2%,...
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, luyện kim cũng giảm điểm do giá dầu và nhiều loại kim loại giảm giá, trong đó, cổ phiếu Nippon Steel mất 7,2%, cổ phiếu Nippon Mining Holdings giảm 9,5%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 113,79 điểm, tương đương -1,29%, đóng cửa ở mức 8.695,51. Khối lượng giao dịch đạt 2,08 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chỉ số Shanghai Composite phiên giao dịch buổi sáng đã giảm dưới 1% nhưng đến phiên buổi chiều thị trường đã đảo chiều lên điểm. Như vậy trong ba ngày giao dịch trong tuần, chỉ số này đã có hai ngày tăng điểm và một ngày giảm điểm. Kết thúc ngày giao dịch 12/11, chỉ số Shanghai Composite tăng 15,5 điểm, tương đương 0,84%, chốt ở mức 1.859,11.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này mất 0,5%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,43%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,93%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,73.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.693,96 | 8.282,66 | 411,30 | 4,73 |
Nasdaq | 1.580,90 | 1.499,21 | 81,69 | 5,17 | |
S&P 500 | 898,95 | 852,30 | 46,65 | 5,19 | |
Anh | FTSE 100 | 4.246,69 | 4.182,02 | 64,67 | 1,52 |
Đức | DAX | 4.761,58 | 4.620,80 | 140,78 | 2,96 |
Pháp | CAC 40 | 3.336,41 | 3.233,96 | 102,45 | 3,07 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.638,57 | 4.615,57 | 23,00 | 0,50 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.809,30 | 8.695,51 | 113,79 | 1,29 |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.029,02 | 13.939,09 | 101,81 | 0,73 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.128,73 | 1.123,86 | 4,87 | 0,43 |
Singapore | Straits Times | 1.807,56 | 1.790,08 | 16,88 | 0,93 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.843,61 | 1.859,11 | 15,50 | 0,84 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |