“Giữ nguyên trần lãi suất và các lãi suất điều hành”
Đây là thông tin được đưa ra từ buổi làm việc của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh với Ngân hàng Nhà nước chiều 25/8
Đây là thông tin được đưa ra từ buổi làm việc của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh với Ngân hàng Nhà nước chiều 25/8.
Chiều 25/8, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước. Nội dung trọng tâm của buổi làm việc là định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Theo Cổng thông tin Chính phủ, tại buổi làm việc trên, nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước đặt ra những tháng cuối năm là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng theo tinh thần của Nghị quyết 11 của Chính phủ; trong đó đặc biệt chú ý đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng; tiếp tục sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm dần lãi suất theo diễn biến của lạm phát.
Đáng chú ý là, nguồn tin trên cho biết: “Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ một số giải pháp vĩ mô, trong đó bao gồm điều hành lượng tiền cung ứng phù hợp; đảm bảo tăng trưởng tín dụng dưới 20%; đảm bảo thanh khoản ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối; trước mắt giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, xem xét điều chỉnh giảm mức lãi suất với biên độ phù hợp trong trường hợp lạm phát giảm; tiếp tục giữ trần lãi suất huy động 14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay, bỏ trần lãi suất khi điều kiện cho phép”.
Như vậy, có thể định hình trước mắt, lãi suất cơ bản sẽ vẫn tiếp tục giữ ở 9%/năm (dù không còn nhiều ý nghĩa trong điều hành, ngay cả ở giá trị tham khảo và tính tín hiệu); lãi suất tái chiết khấu vẫn ở mức 13%/năm; lãi suất tái cấp vốn ở 14%/năm; riêng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở có thể linh hoạt, gắn với các kỳ hạn…
Với trần lãi suất huy động VND, từ thông tin trên, trước mắt vẫn chưa thay đổi cả cơ chế lẫn mức quy định. Nếu vậy, thực tế thời gian tới sẽ có hai khả năng: một là tình trạng vượt trần lãi suất vẫn tồn tại như thời gian qua, hai là Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường quản lý để đảm bảo tính pháp lý trọn vẹn của trần lãi suất trên thực tế.
Cũng theo Cổng thông tin Chính phủ, một điểm đáng chú ý khác là Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phương án huy động vàng trong nền kinh tế nhằm tăng dự trữ ngoại hối. Nếu phương án này được triển khai, việc đa dạng và tăng dự trữ ngoại hối sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước chủ động hơn trong bình ổn thị trường ngoại hối.
Tại cuộc họp trên, Ngân hàng Nhà nước sớm đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2012 là ở mức một con số; giữ tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 17% - 19% và tăng trưởng tín dụng không khác mấy so với chỉ tiêu 2011 là từ 18% - 21% (dù con số tuyệt đối theo chỉ tiêu này có thể sẽ lớn hơn nhiều).
Sau buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, dự kiến ngày 26/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ có cuộc họp quan trọng với lãnh đạo các ngân hàng thương mại lớn để bàn về định hướng hoạt động trong những tháng cuối năm. Dự kiến, cuộc họp này cũng sẽ thảo luận đến một số nội dung liên quan đến gói chính sách mới mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề cập mới đây.
Chiều 25/8, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước. Nội dung trọng tâm của buổi làm việc là định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Theo Cổng thông tin Chính phủ, tại buổi làm việc trên, nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước đặt ra những tháng cuối năm là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng theo tinh thần của Nghị quyết 11 của Chính phủ; trong đó đặc biệt chú ý đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng; tiếp tục sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm dần lãi suất theo diễn biến của lạm phát.
Đáng chú ý là, nguồn tin trên cho biết: “Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ một số giải pháp vĩ mô, trong đó bao gồm điều hành lượng tiền cung ứng phù hợp; đảm bảo tăng trưởng tín dụng dưới 20%; đảm bảo thanh khoản ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối; trước mắt giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, xem xét điều chỉnh giảm mức lãi suất với biên độ phù hợp trong trường hợp lạm phát giảm; tiếp tục giữ trần lãi suất huy động 14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay, bỏ trần lãi suất khi điều kiện cho phép”.
Như vậy, có thể định hình trước mắt, lãi suất cơ bản sẽ vẫn tiếp tục giữ ở 9%/năm (dù không còn nhiều ý nghĩa trong điều hành, ngay cả ở giá trị tham khảo và tính tín hiệu); lãi suất tái chiết khấu vẫn ở mức 13%/năm; lãi suất tái cấp vốn ở 14%/năm; riêng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở có thể linh hoạt, gắn với các kỳ hạn…
Với trần lãi suất huy động VND, từ thông tin trên, trước mắt vẫn chưa thay đổi cả cơ chế lẫn mức quy định. Nếu vậy, thực tế thời gian tới sẽ có hai khả năng: một là tình trạng vượt trần lãi suất vẫn tồn tại như thời gian qua, hai là Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường quản lý để đảm bảo tính pháp lý trọn vẹn của trần lãi suất trên thực tế.
Cũng theo Cổng thông tin Chính phủ, một điểm đáng chú ý khác là Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phương án huy động vàng trong nền kinh tế nhằm tăng dự trữ ngoại hối. Nếu phương án này được triển khai, việc đa dạng và tăng dự trữ ngoại hối sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước chủ động hơn trong bình ổn thị trường ngoại hối.
Tại cuộc họp trên, Ngân hàng Nhà nước sớm đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2012 là ở mức một con số; giữ tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 17% - 19% và tăng trưởng tín dụng không khác mấy so với chỉ tiêu 2011 là từ 18% - 21% (dù con số tuyệt đối theo chỉ tiêu này có thể sẽ lớn hơn nhiều).
Sau buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, dự kiến ngày 26/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ có cuộc họp quan trọng với lãnh đạo các ngân hàng thương mại lớn để bàn về định hướng hoạt động trong những tháng cuối năm. Dự kiến, cuộc họp này cũng sẽ thảo luận đến một số nội dung liên quan đến gói chính sách mới mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề cập mới đây.