Goldman Sachs chi 500 triệu USD để... xin lỗi
Tỏ ra hối lỗi về những khoản thưởng kếch xù, Goldman Sachs tuyên bố sẽ chi nửa tỷ USD để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tỏ ra hối lỗi về những khoản tiền thưởng kếch xù dành cho lãnh đạo và nhân viên ngay trong thời gian khủng hoảng, ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ vừa tuyên bố sẽ chi nửa tỷ USD để hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Ngày 17/11, trước giới truyền thông, Giám đốc điều hành (CEO) Lloyd C. Bankflein của Goldman đã thể hiện thái độ ân hận về những sai lầm trong chuyện trả thưởng của ngân hàng này. “Chúng tôi đã tham gia vào những việc sai rành rành và có lý do để hối lỗi về điều đó. Chúng tôi xin lỗi”, ông Bankflein nói.
Đây là lần đầu tiên Goldman đưa ra một lời xin lỗi công khai và rành mạch đến vậy về vấn đề tiền thưởng.
Chỉ vài giờ sau đó, Goldman tiếp tục thu hút sự chú ý khi cho biết, họ sẽ bỏ ra số tiền 500 triệu USD để giúp các SME thoát suy thoái. Goldman cho biết, họ đang làm việc với cổ đông lớn nhất của ngân hàng này là tỷ phú Warren Buffett về sự giúp đỡ trên. Theo dự kiến ban đầu, Goldman sẽ tư vấn cho các SME về quản lý và kinh doanh, đồng thời cấp vốn cho các doanh nghiệp.
Ở Phố Wall, tới thời điểm này, các ngân hàng hầu hết đều đã làm ăn có lãi trở lại, nhưng vẫn chưa khôi phục hình ảnh đã sứt mẻ của họ trong mắt công chúng. Sự đi xuống về mặt hình ảnh này là kết quả của những “bữa tiệc” tiền thưởng và lối sống xa hoa của các lãnh đạo nhà băng ngay giữa lúc người dân thường phải chống chọi với sự khắc nghiệt của khủng hoảng tài chính.
Sự bất bình còn gia tăng trước thực tế trong thời gian khủng hoảng căng thẳng, các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã phải dựa vào tiền thuế của dân để tránh sự sụp đổ. Để cứu các ngân hàng, Chính phủ Mỹ đã bơm cho họ những khoản tiền khổng lồ từ Chương trình Giải trừ nợ xấu trị giá 700 tỷ USD.
Bởi thế, giới phân tích cho rằng, động thái xin lỗi và chi tiền giúp SME của Goldman Sachs là một chiêu đánh bóng hình ảnh đầy khôn ngoan. Tuy nhiên, Goldman một mực khẳng định, sáng kiến này không xuất phát từ mục đích cải thiện quan hệ công chúng. Chưa bao giờ Goldman lại chi một khoản tiền lớn như vậy cho công tác từ thiện - xã hội.
Cuộc khủng hoảng tài chính lần này đã được Goldman Sachs tận dụng như một cơ hội để vươn lên mạnh mẽ, bỏ xa các đối thủ khác. Mặc dù Phố Wall đã hứng chịu nhiều búa rìu dư luận về chuyện tiền thưởng, Goldman vẫn tuyên bố sẽ chi ra nhiều tỷ USD để trả thưởng trong năm nay, với lý lẽ là để giữ chân người tài.
Khoản tiền 500 triệu USD mà Goldman hứa dùng để giúp các SME tính ra chỉ tương đương với 3% trong số tiền 16,7 tỷ USD mà Goldman đã dành riêng để chi trả lương thưởng cho lãnh đạo và nhân viên trong năm nay.
Mới đây, Goldman cho biết họ sẽ tăng gấp đôi quỹ nhân đạo của ngân hàng này lên 200 triệu USD. Tuy nhiên, động thái này đã phản tác dụng vì dư luận cho rằng, Goldman chỉ làm vậy để xoa dịu sự bất bình của người dân. Đầu tuần này, hàng trăm người biểu tình đã tập trung trước văn phòng của Goldman chuyện trả thưởng của ngân hàng này.
(Theo New York Times)
Ngày 17/11, trước giới truyền thông, Giám đốc điều hành (CEO) Lloyd C. Bankflein của Goldman đã thể hiện thái độ ân hận về những sai lầm trong chuyện trả thưởng của ngân hàng này. “Chúng tôi đã tham gia vào những việc sai rành rành và có lý do để hối lỗi về điều đó. Chúng tôi xin lỗi”, ông Bankflein nói.
Đây là lần đầu tiên Goldman đưa ra một lời xin lỗi công khai và rành mạch đến vậy về vấn đề tiền thưởng.
Chỉ vài giờ sau đó, Goldman tiếp tục thu hút sự chú ý khi cho biết, họ sẽ bỏ ra số tiền 500 triệu USD để giúp các SME thoát suy thoái. Goldman cho biết, họ đang làm việc với cổ đông lớn nhất của ngân hàng này là tỷ phú Warren Buffett về sự giúp đỡ trên. Theo dự kiến ban đầu, Goldman sẽ tư vấn cho các SME về quản lý và kinh doanh, đồng thời cấp vốn cho các doanh nghiệp.
Ở Phố Wall, tới thời điểm này, các ngân hàng hầu hết đều đã làm ăn có lãi trở lại, nhưng vẫn chưa khôi phục hình ảnh đã sứt mẻ của họ trong mắt công chúng. Sự đi xuống về mặt hình ảnh này là kết quả của những “bữa tiệc” tiền thưởng và lối sống xa hoa của các lãnh đạo nhà băng ngay giữa lúc người dân thường phải chống chọi với sự khắc nghiệt của khủng hoảng tài chính.
Sự bất bình còn gia tăng trước thực tế trong thời gian khủng hoảng căng thẳng, các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã phải dựa vào tiền thuế của dân để tránh sự sụp đổ. Để cứu các ngân hàng, Chính phủ Mỹ đã bơm cho họ những khoản tiền khổng lồ từ Chương trình Giải trừ nợ xấu trị giá 700 tỷ USD.
Bởi thế, giới phân tích cho rằng, động thái xin lỗi và chi tiền giúp SME của Goldman Sachs là một chiêu đánh bóng hình ảnh đầy khôn ngoan. Tuy nhiên, Goldman một mực khẳng định, sáng kiến này không xuất phát từ mục đích cải thiện quan hệ công chúng. Chưa bao giờ Goldman lại chi một khoản tiền lớn như vậy cho công tác từ thiện - xã hội.
Cuộc khủng hoảng tài chính lần này đã được Goldman Sachs tận dụng như một cơ hội để vươn lên mạnh mẽ, bỏ xa các đối thủ khác. Mặc dù Phố Wall đã hứng chịu nhiều búa rìu dư luận về chuyện tiền thưởng, Goldman vẫn tuyên bố sẽ chi ra nhiều tỷ USD để trả thưởng trong năm nay, với lý lẽ là để giữ chân người tài.
Khoản tiền 500 triệu USD mà Goldman hứa dùng để giúp các SME tính ra chỉ tương đương với 3% trong số tiền 16,7 tỷ USD mà Goldman đã dành riêng để chi trả lương thưởng cho lãnh đạo và nhân viên trong năm nay.
Mới đây, Goldman cho biết họ sẽ tăng gấp đôi quỹ nhân đạo của ngân hàng này lên 200 triệu USD. Tuy nhiên, động thái này đã phản tác dụng vì dư luận cho rằng, Goldman chỉ làm vậy để xoa dịu sự bất bình của người dân. Đầu tuần này, hàng trăm người biểu tình đã tập trung trước văn phòng của Goldman chuyện trả thưởng của ngân hàng này.
(Theo New York Times)