Hà Nội có thể dời các trường đại học ra ngoại tỉnh
Các trường đại học trong vùng Thủ đô đang được nghiên cứu để di dời ra các vùng lân cận
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ nhiệm vụ quy hoạch xây dựng các trường đại học trong vùng Thủ đô đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050.
Bộ dự báo đến năm 2025, khu vực Thủ đô Hà Nội sẽ có khoảng 96 trường đại học, cao đẳng, với tổng số khoảng 1,8 triệu sinh viên. Với số lượng các trường khá lớn như vậy, quỹ đất dành cho các trường dự kiến sẽ phải lên tới 15.000 ha.
Điều này sẽ gây nên khó khăn, bất cập của các trường, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của Thủ đô, đặc biệt là vấn đề quỹ đất và ùn tắc giao thông. Do đó, cuối năm 2008, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Xây dựng lên kế hoạch di dời một số trường đại học, cao đẳng trong nội thành ra các vùng lân cận.
Sau khi nghiên cứu, khảo sát, Bộ Xây dựng đề xuất 6 địa phương có thể nghiên cứu để di dời, bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình và một số khu vực lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Theo Bộ Xây dựng, nếu di dời trường đại học ra các vùng trên, sẽ giảm được mật độ sinh viên và số lượng trường trong thành phố trung tâm, không cản trở các hoạt động phát triển đô thị, đặc biệt là sẽ kết nối hợp lý với các đô thị, khu vực sản xuất, khu vực nghiên cứu trong vùng.
Bên cạnh đó, nếu di dời sẽ tạo điều kiện để hình thành nên các cụm, đô thị vệ tinh có chức năng đào tạo, hạn chế tối đa việc xây dựng các trường riêng lẻ.
Bộ Xây dựng cho biết, chậm nhất là 9 tháng, sau khi nhiệm vụ quy hoạch xây dựng này được Thủ tướng phê duyệt, Bộ sẽ lập danh sách các trường cần phải di dời, các trường giữ lại để trình Chính phủ phê duyệt.
Bộ dự báo đến năm 2025, khu vực Thủ đô Hà Nội sẽ có khoảng 96 trường đại học, cao đẳng, với tổng số khoảng 1,8 triệu sinh viên. Với số lượng các trường khá lớn như vậy, quỹ đất dành cho các trường dự kiến sẽ phải lên tới 15.000 ha.
Điều này sẽ gây nên khó khăn, bất cập của các trường, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của Thủ đô, đặc biệt là vấn đề quỹ đất và ùn tắc giao thông. Do đó, cuối năm 2008, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Xây dựng lên kế hoạch di dời một số trường đại học, cao đẳng trong nội thành ra các vùng lân cận.
Sau khi nghiên cứu, khảo sát, Bộ Xây dựng đề xuất 6 địa phương có thể nghiên cứu để di dời, bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình và một số khu vực lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Theo Bộ Xây dựng, nếu di dời trường đại học ra các vùng trên, sẽ giảm được mật độ sinh viên và số lượng trường trong thành phố trung tâm, không cản trở các hoạt động phát triển đô thị, đặc biệt là sẽ kết nối hợp lý với các đô thị, khu vực sản xuất, khu vực nghiên cứu trong vùng.
Bên cạnh đó, nếu di dời sẽ tạo điều kiện để hình thành nên các cụm, đô thị vệ tinh có chức năng đào tạo, hạn chế tối đa việc xây dựng các trường riêng lẻ.
Bộ Xây dựng cho biết, chậm nhất là 9 tháng, sau khi nhiệm vụ quy hoạch xây dựng này được Thủ tướng phê duyệt, Bộ sẽ lập danh sách các trường cần phải di dời, các trường giữ lại để trình Chính phủ phê duyệt.