Hà Nội kỷ luật 853 đảng viên tham nhũng, tiêu cực trong 5 năm
Trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã kiểm tra được 1.996 đảng viên và 357 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm
Liên quan đến những vi phạm trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác, 5 năm qua, Hà Nội đã kết luận 1.474 đảng viên có dấu hiệu vi phạm và phải thi hành kỷ luật 853 trường hợp.
Thông tin này được Phó trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Đức Minh công bố tại Hội nghị tổng kết Chương trình 02 về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng giai đoạn 2006 - 2010 của Hà Nội, sáng 12/10.
Theo kết quả thực hiện chương trình này, 5 năm qua Đảng bộ thành phố đã kết nạp được 37.618 đảng viên mới, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội 14 Đảng bộ thành phố đề ra. Tuy nhiên, cùng thời gian đó đã có 3.406 đảng viên trong toàn Đảng bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật.
Trong đó, có 1.108 cấp ủy viên các cấp (chiếm 32,5%). Các hình thức kỷ luật gồm: khiển trách 1.089 đảng viên, cảnh cáo 1.644, cách chức 202, khai trừ 471, xử lý hành chính 171, xử lý bằng pháp luật 25. Có 56 cán bộ diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý và nhiều cán bộ quận, huyện, thị ủy và tương đương quản lý.
Trong đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra được 1.996 đảng viên và 357 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm.
Các vi phạm chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực như chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thiếu tinh thần trách nhiệm đối với chức trách nhiệm vụ được giao; vi phạm các chính sách về quản lý, sử dụng đất đai, phẩm chất đạo đức, lối sống, mất đoàn kết nội bộ; vi phạm các nguyên tắc tập trung dân chủ; cố ý làm trái; tham nhũng, tiêu cực…
“Qua kiểm tra đã kết luận 1.474 đảng viên có dấu hiệu vi phạm (chiếm 73,8%), phải thi hành kỷ luật 853 trường hợp; kết luận 182 tổ chức đảng có sai phạm (chiếm 51%), thi hành kỷ luật 33 tổ chức Đảng. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã tiến hành kiểm tra, xem xét và đề nghị Ban Thành vụ Thành ủy xử lý một số vụ việc trọng điểm như việc chi sai nguyên tắc tài chính của UBND quận Ba Đình; buông lỏng quản lý của Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân…”, ông Minh cho biết.
Cũng trong nhiệm kỳ qua, Công an thành phố đã phát hiện, khám phá được 178 vụ án tham nhũng gồm 378 đối tượng gây thiệt hại 725,655 tỷ đồng (đã thu hồi được 241,145 tỷ đồng, 76.907 USD và 2.750 Euro).
Trong số 178 vụ án tham nhũng, có 95 vụ tham ô tài sản, 35 vụ đưa và nhận hối lộ, 23 vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, 12 vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 2 vụ lạm dụng quyền khi thi hành công vụ.
Thành ủy Hà Nội nhìn nhận “kết quả đấu tranh chống tham nhũng trên địa bàn thành phố còn hạn chế; có những vụ án xảy ra đã lâu, đối tượng hoạt động trong thời gian dài, đã gây thiệt hại lớn mới được phát hiện, khám phá”..
Báo cáo của Thành ủy Hà Nội cũng nêu rõ, kết quả công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ thành phố “chưa ngang tầm với nhiệm vụ và tình hình mới”. Biểu hiện ở chế độ hội họp chưa giảm, tình trạng quan liêu giấy tờ còn nặng nề; tính chủ động, nhạy bén, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành ở một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa theo kịp yêu cầu, chưa đồng bộ, thậm chí có nơi mất đoàn kết nội bộ, còn để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, chậm xem xét, giải quyết dứt điểm một số vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài gây bức xúc trong dư luận.
Thông tin này được Phó trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Đức Minh công bố tại Hội nghị tổng kết Chương trình 02 về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng giai đoạn 2006 - 2010 của Hà Nội, sáng 12/10.
Theo kết quả thực hiện chương trình này, 5 năm qua Đảng bộ thành phố đã kết nạp được 37.618 đảng viên mới, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội 14 Đảng bộ thành phố đề ra. Tuy nhiên, cùng thời gian đó đã có 3.406 đảng viên trong toàn Đảng bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật.
Trong đó, có 1.108 cấp ủy viên các cấp (chiếm 32,5%). Các hình thức kỷ luật gồm: khiển trách 1.089 đảng viên, cảnh cáo 1.644, cách chức 202, khai trừ 471, xử lý hành chính 171, xử lý bằng pháp luật 25. Có 56 cán bộ diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý và nhiều cán bộ quận, huyện, thị ủy và tương đương quản lý.
Trong đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra được 1.996 đảng viên và 357 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm.
Các vi phạm chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực như chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thiếu tinh thần trách nhiệm đối với chức trách nhiệm vụ được giao; vi phạm các chính sách về quản lý, sử dụng đất đai, phẩm chất đạo đức, lối sống, mất đoàn kết nội bộ; vi phạm các nguyên tắc tập trung dân chủ; cố ý làm trái; tham nhũng, tiêu cực…
“Qua kiểm tra đã kết luận 1.474 đảng viên có dấu hiệu vi phạm (chiếm 73,8%), phải thi hành kỷ luật 853 trường hợp; kết luận 182 tổ chức đảng có sai phạm (chiếm 51%), thi hành kỷ luật 33 tổ chức Đảng. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã tiến hành kiểm tra, xem xét và đề nghị Ban Thành vụ Thành ủy xử lý một số vụ việc trọng điểm như việc chi sai nguyên tắc tài chính của UBND quận Ba Đình; buông lỏng quản lý của Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân…”, ông Minh cho biết.
Cũng trong nhiệm kỳ qua, Công an thành phố đã phát hiện, khám phá được 178 vụ án tham nhũng gồm 378 đối tượng gây thiệt hại 725,655 tỷ đồng (đã thu hồi được 241,145 tỷ đồng, 76.907 USD và 2.750 Euro).
Trong số 178 vụ án tham nhũng, có 95 vụ tham ô tài sản, 35 vụ đưa và nhận hối lộ, 23 vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, 12 vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 2 vụ lạm dụng quyền khi thi hành công vụ.
Thành ủy Hà Nội nhìn nhận “kết quả đấu tranh chống tham nhũng trên địa bàn thành phố còn hạn chế; có những vụ án xảy ra đã lâu, đối tượng hoạt động trong thời gian dài, đã gây thiệt hại lớn mới được phát hiện, khám phá”..
Báo cáo của Thành ủy Hà Nội cũng nêu rõ, kết quả công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ thành phố “chưa ngang tầm với nhiệm vụ và tình hình mới”. Biểu hiện ở chế độ hội họp chưa giảm, tình trạng quan liêu giấy tờ còn nặng nề; tính chủ động, nhạy bén, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành ở một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa theo kịp yêu cầu, chưa đồng bộ, thậm chí có nơi mất đoàn kết nội bộ, còn để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, chậm xem xét, giải quyết dứt điểm một số vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài gây bức xúc trong dư luận.