Hạ viện Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế của ông Obama
Gói kích thích kinh tế của ông Obama đã không nhận được một phiếu thuận nào từ phía các hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa
Ngày 28/1, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 819 tỷ USD của Tổng thống Barack Obama.
Dự kiến kéo dài hai năm, kế hoạch của ông Obama sau khi đã được Quốc hội Mỹ điều chỉnh và bổ sung một số điều khoản bao gồm hai mảng chính là 607 tỷ USD cho hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và 212 tỷ USD cắt giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp.
Tân tổng thống Mỹ cho biết, phần lớn số tiền này sẽ được chi ngay lập tức và được kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 4 triệu việc làm mới cho nền kinh tế.
Trong lần bỏ phiếu ở Hạ viện này, kế hoạch nhận được 244 phiếu thuận và 188 phiếu chống. Đáng chú ý, không một hạ nghị sỹ Cộng hòa nào bỏ phiếu thuận với kế hoạch này, trong khi bên phía đảng Dân chủ chỉ có 11 hạ nghị sỹ nói “không” với kế hoạch của tân Tổng thống.
Hiện phe Cộng hòa vẫn đang bất đồng về quy mô và bản chất của kế hoạch này. Các hạ nghị sỹ của đảng này cho rằng, kế hoạch quá nặng về hoạt động đầu tư mới, thay vì cắt giảm thuế.
Dự kiến, kế hoạch này sẽ tiếp tục được đưa lên Thượng viện để chỉnh sửa một lần nữa vào ngày thứ Hai tuần tới (2/2) và sau đó là bỏ phiếu thông qua.
Kế hoạch này đã được cộng đồng quốc tế trông đợi từ lâu, ngay từ những ngày đầu ông Obama đắc cử vào cuối năm ngoái. Đây cũng được xem là một trong những bước đi lớn đầu tiên của ông Obama trong việc cho cả thế giới thấy ông bắt đầu thực hiện lời hứa tạo ra những đổi thay như thế nào. Một phần lớn thời gian làm việc sau khi nhậm chức ngày 20/1 vừa qua, ông Obama đã dành cho việc thúc đẩy gói kích thích kinh tế này.
Sau khi kế hoạch được thông qua tại Hạ viện, ông Obama đã hoan nghênh động thái ủng hộ của đa số các hạ nghị sỹ đối với kế hoạch của ông. Ông không nhấn mạnh vào sự bất đồng quan điểm giữa hai đảng tại Hạ viện về gói giải cứu kinh tế này, nhưng bày tỏ hy vọng kế hoạch sẽ được điều chỉnh thêm tại Thượng viện và sẽ nhận được sự ủng hộ lớn hơn.
“Tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục cải thiện kế hoạch này trước khi kế hoạch được chuyển lại cho tôi. Điều chúng ta không thể để xảy ra là cho phép những khác biệt quan điểm giữa hai đảng cản trở công việc của chúng ta. Chúng ta cần hành động nhanh chóng và cứng rắn để vực dậy thị trường việc làm, và đó chính là điều mà kế hoạch này bắt tay vào thực hiện”, ông Obama nói.
Kế hoạch do ông Obama đưa ra ít ngày sau khi chính thức nhậm chức được xem là một trong những kế hoạch khôi phục kinh tế có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Kế hoạch ra đời trong bối cảnh kinh tế Mỹ đã bị khủng hoảng tài chính đẩy vào một giai đoạn suy thoái tồi tệ và chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống George W. Bush đã cam kết bơm gần 9.000 tỷ USD để vực dậy hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, trong đó có kế hoạch kích thích kinh tế hơn 150 tỷ USD hồi đầu năm 2008 và một kế hoạch giải cứu ngành tài chính trị giá 700 tỷ USD. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ lãi suất đồng USD về mức thấp kỷ lục là 0 - 0,25%.
Do suy thoái kinh tế đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu, thời gian qua, thế giới đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các kế hoạch giải cứu kinh tế quy mô từ một vài tới vài trăm tỷ USD của nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
(Theo New York Times, CNN)
Dự kiến kéo dài hai năm, kế hoạch của ông Obama sau khi đã được Quốc hội Mỹ điều chỉnh và bổ sung một số điều khoản bao gồm hai mảng chính là 607 tỷ USD cho hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và 212 tỷ USD cắt giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp.
Tân tổng thống Mỹ cho biết, phần lớn số tiền này sẽ được chi ngay lập tức và được kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 4 triệu việc làm mới cho nền kinh tế.
Trong lần bỏ phiếu ở Hạ viện này, kế hoạch nhận được 244 phiếu thuận và 188 phiếu chống. Đáng chú ý, không một hạ nghị sỹ Cộng hòa nào bỏ phiếu thuận với kế hoạch này, trong khi bên phía đảng Dân chủ chỉ có 11 hạ nghị sỹ nói “không” với kế hoạch của tân Tổng thống.
Hiện phe Cộng hòa vẫn đang bất đồng về quy mô và bản chất của kế hoạch này. Các hạ nghị sỹ của đảng này cho rằng, kế hoạch quá nặng về hoạt động đầu tư mới, thay vì cắt giảm thuế.
Dự kiến, kế hoạch này sẽ tiếp tục được đưa lên Thượng viện để chỉnh sửa một lần nữa vào ngày thứ Hai tuần tới (2/2) và sau đó là bỏ phiếu thông qua.
Kế hoạch này đã được cộng đồng quốc tế trông đợi từ lâu, ngay từ những ngày đầu ông Obama đắc cử vào cuối năm ngoái. Đây cũng được xem là một trong những bước đi lớn đầu tiên của ông Obama trong việc cho cả thế giới thấy ông bắt đầu thực hiện lời hứa tạo ra những đổi thay như thế nào. Một phần lớn thời gian làm việc sau khi nhậm chức ngày 20/1 vừa qua, ông Obama đã dành cho việc thúc đẩy gói kích thích kinh tế này.
Sau khi kế hoạch được thông qua tại Hạ viện, ông Obama đã hoan nghênh động thái ủng hộ của đa số các hạ nghị sỹ đối với kế hoạch của ông. Ông không nhấn mạnh vào sự bất đồng quan điểm giữa hai đảng tại Hạ viện về gói giải cứu kinh tế này, nhưng bày tỏ hy vọng kế hoạch sẽ được điều chỉnh thêm tại Thượng viện và sẽ nhận được sự ủng hộ lớn hơn.
“Tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục cải thiện kế hoạch này trước khi kế hoạch được chuyển lại cho tôi. Điều chúng ta không thể để xảy ra là cho phép những khác biệt quan điểm giữa hai đảng cản trở công việc của chúng ta. Chúng ta cần hành động nhanh chóng và cứng rắn để vực dậy thị trường việc làm, và đó chính là điều mà kế hoạch này bắt tay vào thực hiện”, ông Obama nói.
Kế hoạch do ông Obama đưa ra ít ngày sau khi chính thức nhậm chức được xem là một trong những kế hoạch khôi phục kinh tế có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Kế hoạch ra đời trong bối cảnh kinh tế Mỹ đã bị khủng hoảng tài chính đẩy vào một giai đoạn suy thoái tồi tệ và chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống George W. Bush đã cam kết bơm gần 9.000 tỷ USD để vực dậy hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, trong đó có kế hoạch kích thích kinh tế hơn 150 tỷ USD hồi đầu năm 2008 và một kế hoạch giải cứu ngành tài chính trị giá 700 tỷ USD. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ lãi suất đồng USD về mức thấp kỷ lục là 0 - 0,25%.
Do suy thoái kinh tế đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu, thời gian qua, thế giới đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các kế hoạch giải cứu kinh tế quy mô từ một vài tới vài trăm tỷ USD của nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
(Theo New York Times, CNN)