Habubank: Ngân hàng phát triển toàn diện
Trong năm 2010, Habubank đặt mục tiêu nâng tổng tài sản lên 34.000 - 38.000 tỷ đồng; huy động đạt 30.000 - 34.000 tỷ đồng
Đầu tháng 3/2010, đại hội đồng cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Habubank) đã thông qua việc niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE), dự kiến vào khoảng quý 3 hoặc quý 4/2010.
Cùng với sự kiện này, Habubank sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi thời hạn 1 năm với tổng giá trị 1.050 tỷ đồng. Theo dự kiến, 70% giá trị của đợt phát hành, tương đương 735 tỷ đồng, sẽ dành để bổ sung vốn kinh doanh; khoảng 10%, tương đương 105 tỷ đồng, dùng để đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn liên doanh liên kết; và khoảng 20% giá trị đợt phát hành, tương đương 210 tỷ đồng, sẽ được đưa vào đầu tư cơ sở vật chất của Habubank.
Không đơn thuần chỉ là chào sàn và tăng giá trị vốn hóa, đây thực sự là bước tiến đáng kể đối với Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam này. Ngoài chuyện tăng mạnh về tiềm lực vốn và tài sản, định chế tài chính này còn có điều kiện đẩy mạnh nhiều dịch vụ mới đã được thử nghiệm thành công trước đó.
Năm 2009 đánh dấu nhiều công cụ kinh doanh ngân hàng được Habubank triển khai rất thành công, đặc biệt là khối khách hàng cá nhân. Nổi bật trong số này là dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, sản phẩm thấu chi tài khoản cá nhân, huy động vàng, chiết khấu chứng chỉ gửi vàng, thấu chi tài khoản doanh nghiệp trong ngày, các sản phẩm quản lý tài khoản, huy động mang tính độc quyền cuả Habubank như tiết kiệm rút gốc linh hoạt, 3G…
Habubank cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân. Các gói dịch vụ này hỗ trợ khách hàng quản lý tài chính một cách hiệu quả và thực hiện được nhiều mục tiêu lớn của đời người như mua nhà, mua xe, lập quỹ trưởng thành cho con cái, bảo vệ thu nhập... được nhiều khách hàng tham vấn và sử dụng.
Cũng trong năm vừa qua, ngoài việc mở thêm 10 điểm giao dịch mới trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM, đưa tổng số điểm giao dịch của ngân hàng lên 50 điểm trên toàn quốc, Habubank cũng hoàn thành và chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm dịch vụ khách hàng Contact Center, hoạt động 24/7, mở ra một kênh tiếp cận sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng ngoài thẻ và Internet, nâng cấp hơn nữa chất lượng dịch của của Habubank.
Việc huy động từ thị trường 1 cũng được đẩy mạnh để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng nâng cao khả năng thanh khoản. Bình quân năm 2009, tổng dư nợ cho vay khách hàng chỉ chiếm 85 - 90% tổng huy động vốn từ thị trường 1.
Kết quả là chỉ tiêu huy động vốn của Habubank đạt tăng trưởng 27,6%, tương đương 25,5 ngàn tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ thị trường 1 đạt 15,2 ngàn tỷ đồng, tăng trường 37,3%; dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 27% và đạt 13,4 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế vượt tới trên 26% so với kế hoạch, tương ứng khoảng 505 tỷ đồng. Dù đạt được kết quả kinh doanh khả quan song Ngân hàng luôn quan tâm tới chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu thường xuyên duy trì dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (khoảng 2,2% tổng dư nợ.)
Trong năm qua, Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 2800 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng theo đúng kế hoạch, đưa tổng giá trị tài sản đạt 29,2 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm 2008.
Trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, Habubank vẫn kiểm soát hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, kiện toàn hạ tầng quản lý rủi ro tài chính theo chuẩn mực quốc tế tốt nhất.
Những thành tích trên một lần nữa tiếp tục củng cố uy tín của Habubank. Tính cho đến nay, định chế tài chính này đã có 10 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
Trong năm 2010, Habubank đặt mục tiêu nâng tổng tài sản lên 34.000 - 38.000 tỷ đồng; huy động đạt 30.000 - 34.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 650-690 tỷ đồng; nợ quá hạn tiếp tục duy trì dưới 3%; chi trả cổ tức dự kiến đạt từ 12-15%; và phát triển mạng lưới thêm từ 13 đến 18 điểm giao dịch trên toàn hệ thống.
Cùng với sự kiện này, Habubank sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi thời hạn 1 năm với tổng giá trị 1.050 tỷ đồng. Theo dự kiến, 70% giá trị của đợt phát hành, tương đương 735 tỷ đồng, sẽ dành để bổ sung vốn kinh doanh; khoảng 10%, tương đương 105 tỷ đồng, dùng để đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn liên doanh liên kết; và khoảng 20% giá trị đợt phát hành, tương đương 210 tỷ đồng, sẽ được đưa vào đầu tư cơ sở vật chất của Habubank.
Không đơn thuần chỉ là chào sàn và tăng giá trị vốn hóa, đây thực sự là bước tiến đáng kể đối với Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam này. Ngoài chuyện tăng mạnh về tiềm lực vốn và tài sản, định chế tài chính này còn có điều kiện đẩy mạnh nhiều dịch vụ mới đã được thử nghiệm thành công trước đó.
Năm 2009 đánh dấu nhiều công cụ kinh doanh ngân hàng được Habubank triển khai rất thành công, đặc biệt là khối khách hàng cá nhân. Nổi bật trong số này là dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, sản phẩm thấu chi tài khoản cá nhân, huy động vàng, chiết khấu chứng chỉ gửi vàng, thấu chi tài khoản doanh nghiệp trong ngày, các sản phẩm quản lý tài khoản, huy động mang tính độc quyền cuả Habubank như tiết kiệm rút gốc linh hoạt, 3G…
Habubank cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân. Các gói dịch vụ này hỗ trợ khách hàng quản lý tài chính một cách hiệu quả và thực hiện được nhiều mục tiêu lớn của đời người như mua nhà, mua xe, lập quỹ trưởng thành cho con cái, bảo vệ thu nhập... được nhiều khách hàng tham vấn và sử dụng.
Cũng trong năm vừa qua, ngoài việc mở thêm 10 điểm giao dịch mới trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM, đưa tổng số điểm giao dịch của ngân hàng lên 50 điểm trên toàn quốc, Habubank cũng hoàn thành và chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm dịch vụ khách hàng Contact Center, hoạt động 24/7, mở ra một kênh tiếp cận sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng ngoài thẻ và Internet, nâng cấp hơn nữa chất lượng dịch của của Habubank.
Việc huy động từ thị trường 1 cũng được đẩy mạnh để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng nâng cao khả năng thanh khoản. Bình quân năm 2009, tổng dư nợ cho vay khách hàng chỉ chiếm 85 - 90% tổng huy động vốn từ thị trường 1.
Kết quả là chỉ tiêu huy động vốn của Habubank đạt tăng trưởng 27,6%, tương đương 25,5 ngàn tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ thị trường 1 đạt 15,2 ngàn tỷ đồng, tăng trường 37,3%; dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 27% và đạt 13,4 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế vượt tới trên 26% so với kế hoạch, tương ứng khoảng 505 tỷ đồng. Dù đạt được kết quả kinh doanh khả quan song Ngân hàng luôn quan tâm tới chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu thường xuyên duy trì dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (khoảng 2,2% tổng dư nợ.)
Trong năm qua, Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 2800 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng theo đúng kế hoạch, đưa tổng giá trị tài sản đạt 29,2 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm 2008.
Trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, Habubank vẫn kiểm soát hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, kiện toàn hạ tầng quản lý rủi ro tài chính theo chuẩn mực quốc tế tốt nhất.
Những thành tích trên một lần nữa tiếp tục củng cố uy tín của Habubank. Tính cho đến nay, định chế tài chính này đã có 10 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
Trong năm 2010, Habubank đặt mục tiêu nâng tổng tài sản lên 34.000 - 38.000 tỷ đồng; huy động đạt 30.000 - 34.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 650-690 tỷ đồng; nợ quá hạn tiếp tục duy trì dưới 3%; chi trả cổ tức dự kiến đạt từ 12-15%; và phát triển mạng lưới thêm từ 13 đến 18 điểm giao dịch trên toàn hệ thống.