Hải quan đã có hình ảnh tốt hơn, nhưng…
Một số ý kiến tiêu biểu của cả hai phía hải quan và doanh nghiệp tại cuộc đối thoại giữa ngành hải quan với gần 500 doanh nghiệp
Mới đây, Tổng cục Hải quan phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức 2 đợt hội nghị đối thoại liên tiếp với gần 500 doanh nghiệp phía Bắc và phía Nam.
Các vấn đề chính được doanh nghiệp phản ánh tập trung ở các khâu thủ tục, áp mã hàng hóa và ân hạn thuế, trong đó không ít trường hợp bộc lộ những “kẽ hở” và bất cập từ cơ chế, khung pháp lý của Nhà nước.
Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến tiêu biểu của cả hai phía hải quan và doanh nghiệp với mục tiêu phản ánh cả những thuận lợi và khó khăn của công tác quản lý, hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế hiện nay.
“Luật mới sẽ tháo gỡ vướng mắc”
(Bà Đặng Thị Bình An, Phó tổng cục trưởng Hải quan)
“Tới đây, trong quá trình triển khai Luật Quản lý thuế, rất nhiều vướng mắc, bất cập đang tồn tại trong quản lý hải quan sẽ được tháo gỡ.
Có hiệu lực từ 1/7/2007, Luật Quản lý thuế được xây dựng theo hướng minh bạch hóa các thủ tục quản lý thuế, đề cao quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế, định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, công chức quản lý thuế, đồng thời quy định chặt chẽ các trường hợp vi phạm và chế tài xử phạt nghiêm minh. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế sẽ luôn được ưu tiên tạo điều kiện tốt nhất khi thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục thuế.
Có thể lấy một ví dụ về sự vướng mắc phổ biến hiện nay về nộp thuế của doanh nghiệp. Nếu như trước đây, doanh nghiệp thường không tận dụng được tối đa thời gian ân hạn thuế (ví dụ là 30 ngày) do việc liên lạc giữa hải quan với kho bạc (là nơi doanh nghiệp nộp tiền thuế thường chậm và không đầy đủ, doanh nghiệp nhiều khi phải nộp trước khi hết hạn nợ 1 tuần, nếu Kho bạc không kịp báo sang cho hải quan thì sẽ bị coi là chậm nộp và bị phạt, thậm chí là bị cưỡng chế xuất nhập khẩu.
Nay Luật Quản lý thuế quy định rõ: Khi doanh nghiệp nộp thuế, chậm nhất trong thời gian 8 giờ, Kho bạc phải thông báo sang cho hải quan để hoàn tất thủ tục thuế, xem xét thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.
Công tác kiểm soát hải quan về thuế cũng được tạo điều kiện dễ dàng hơn. Bên cạnh quyền hạn ấn định thuế, kiểm tra, thanh tra thuế đối với doanh nghiệp, hải quan còn có trách nhiệm xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị, gia hạn nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp gặp hoàn cảnh khó khăn với thời hạn 1, 2 năm tùy theo số tiền và nguyên nhân.
Đặc biệt, cơ quan hải quan, công chức hải quan có thể phải bồi thường cho người nộp thuế khi gây thiệt hại theo quy định.”
“Không chung chi không được!”
(Ông Đỗ Quang Đoán, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Tân Quang Minh)
“Tôi cho rằng ngành hải quan có cố gắng thay đổi trong thời gian qua, hải quan điện tử đang thí điểm là một trong những nỗ lực của ngành với mong muốn làm thay đổi hình ảnh hải quan và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Một vấn đề nữa là thái độ của nhân viên hải quan có vui vẻ hơn với doanh nghiệp làm hàng xuất nhập khẩu.
Công ty chúng tôi xuất khẩu cao su và hàng hóa thủ tục phải làm trong ngày không thể kéo dài nhưng để giải phóng nhanh hàng hóa thì phải chung chi cho hải quan. Chúng tôi không muốn điều đó nhưng không làm không được.
Giống như chuyện có nên cho con đi học thêm không. Chẳng cha mẹ nào muốn cho con đi học thêm nhưng không cho thì không an tâm. Chung chi ngoài luồng là điều bức xức của doanh nghiệp lâu nay. Hải quan cố gắng thay đổi hình ảnh đó. ở các quầy làm thủ tục hải quan mọi người dễ nhận thấy những dòng chữ không đưa tiền cho nhân viên hải quan. Tuy nhiên, điều đó giống như một sự lừa dối, bởi không chung chi không được.
Nhiều lúc tôi suy nghĩ, hay là chúng tôi thay đổi hình thức giao hàng theo phương thức FOB để tránh phải nhìn thấy chuyện chung chi. Mọi thủ tục hải quan giao cho bên mua làm thì như thế tránh được sự bức xúc này.
Nói một cách nào đó cho rõ chi phí ngoài luồng cho nhân viên hải quan so với giá hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp không nhiều nhưng nó cứ liên tục và thường xuyên, trở thành phí hải quan nhưng thu ngoài luồng.
Bên cạnh việc cải tiến thủ tục, hải quan vẫn còn tồn tại những cách làm việc rườm rà đối với doanh nghiệp như chúng tôi. Ví dụ như xuất một lô hàng chúng tôi đã hoàn tất thủ tục hải quan nhưng không được lấy bill. Chúng tôi phải đợi tàu chạy, lúc đó hải quan mới giải quyết, và thường chúng tôi phải mất thêm một ngày nữa để đến hải quan và một lần nữa chúng tôi phải chi tiền.”
“Bất cập trong phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu”
(Ông Nguyễn Hữu Xuân, Giám đốc Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa miền Bắc)
Qua 4 năm hoạt động phân tích, phân loại với hơn 20.000 mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu được yêu cầu, thì có đến 60% thay đổi mã số, trong đó một nửa phải thay đổi tăng thuế suất, và 1/3 lại được giảm thuế suất.
Điều đó cho thấy, ngay doanh nghiệp là người hiểu nhất về hàng hóa cũng còn mơ hồ về điều này, và hải quan cũng cần nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là khâu kiểm hoá.
Hiện nay, số lượng mẫu hàng hoá yêu cầu phân tích, phân loại gửi về đang tăng nhanh, tập trung chủ yếu vào các nhóm hàng hoá: hoá chất và sản phẩm hoá chất, thiết bị, máy móc, sắt thép,... Nhìn chung, sau nhiều tranh luận, khiếu nại thì các kết quả phân tích phân loại cuối cùng đều được người khai hải quan chấp nhận.
Quá trình phân tích, phân loại, có thể thấy một số bất cập trong phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu về tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, tiêu chuẩn kỹ thuật nhà sản xuất với hệ số và với biểu thuế nhập khẩu..., kết quả giám định của một số cơ quan giám định bên ngoài.
Hầu hết các mẫu yêu cầu phân tích đều là mẫu có nghi ngờ, khó xác định mã số hàng hoá nhưng hồ sơ tài liệu kỹ thuật không đầy đủ, nên việc định hướng phân tích bản chất mặt hàng rất mất thời gian, hồ sơ yêu cầu phân tích phân loại chưa thực hiện đúng quy định.
Có một số mặt hàng không có cơ sở để phân loại do tiêu chuẩn kỹ thuật không có hoặc không đầy đủ hoặc liên quan đến các tiêu chí để xác định giá tối thiểu. Một số mẫu đã qua giám định tại các cơ quan giám định bên ngoài nhưng vẫn chưa đầy đủ điều kiện, tiêu chí kỹ thuật để phân loại áp mã, một số mẫu yêu cầu đóng gói chưa đảm bảo nên còn bị đổ vỡ.”
“Hải quan chưa tích cực giúp doanh nghiệp”
(Ông Lại Quang Trung, Trưởng phòng Vật tư xuất nhập khẩu - Tổng công ty Thép Việt Nam)
“Tôi rất đồng tình với nhận định của lãnh đạo ngành hải quan rằng, hải quan đã có những thay đổi quan trọng trong thời gian qua.
Có thể nêu ví dụ như công tác thông quan hiện nay đã tốt hơn. Trước đây mở tờ khai hải quan không phải do doanh nghiệp mà chính là nhân viên hải quan nhưng chủ trương đã thay đổi doanh nghiệp tự kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu của mình. Trước đây kiểm hóa thường xảy ra trước khi thông quan bây giờ điều đó hoàn toàn ngược lại, chủ kiểm hóa sau khi đã hoàn thành thủ tục thông quan.
Đây là thay đổi lớn nhất của ngành hải quan, nhà nước đã chuyển giao trách nhiệm về cho doanh nghiệp. Những công việc gì của doanh nghiệp trước đây do hải quan làm đều được chuyển cho doanh nghiệp. Để làm được điều này Nhà nước phải thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp. Đó là niềm tin có được khi dựa trên cơ sở pháp lý và sự kiểm soát của Nhà nước, nhờ đó nó tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp và ngành hải quan.
Tuy nhiên theo nhận định của tôi thì còn một số vấn đề chưa thể giải quyết được. Đó là vấn đề ăn tiền của nhân viên hải quan. Trong thời gian qua, việc ăn tiền đã có giảm nhưng chưa chấm dứt. Đây là cuộc chiến để làm sao ngành hải quan có hình ảnh tốt hơn trong doanh nghiệp và để làm được điều này cần có thời gian và nỗ lực.
Một vấn đề nữa chúng tôi muốn đề cập đó là hải quan chưa thực sự tích cực hỗ trợ doanh nghiệp. Ví dụ như trường hợp thép nhập khẩu từ Philippines có hành vi gian lận thuế. Trường hợp lợi dụng này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất trong nước mà còn gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Tuy nhiên, phát hiện ra những trường hợp này không phải từ phía hải quan mà là tư phía doanh nghiệp. Và khi chúng tôi phản ánh vấn đề này thì sự việc chưa thấy kết quả gì cả từ phía hải quan, mặc dù vụ việc xảy ra khá lâu.
Chúng tôi nghĩ hải quan không chủ động và tích cực giải quyết vấn đề này. Trong thời kỳ hội nhập vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp rất cần thiết. Vì vậy hải quan cần phải tích cực hơn trong việc này để bảo vệ quyền lợi đó của doanh nghiệp.
Ngoài ra việc tổ chức cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và Tổng cục Hải quan chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn của cơ quan tổ chức và doanh nghiệp bởi nó đã được tổ chức sai mục tiêu. Thay vì đó là nơi đối thoại, trao đổi những vấn đề chung, những chính sách nó giống như một cuộc giải thích thắc mắc cho doanh nghiệp.
Nhiều câu hỏi liên quan đến từng doanh nghiệp cụ thể được đặt ra trong đối thoại không phù hợp với cuộc đối thoại, cuộc gặp mà lẽ ra chỉ nên nói những đề chung, vấn đề có thể ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp chứ không phải chỉ riêng một doanh nghiệp cụ thể nào.”
“Vẫn máy móc trong quản lý”
(Ông Phạm Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty XOTO, Thanh Hóa)
“Với cơ chế hiện nay, có thể nói các quá trình kiểm tra, kiểm soát của hải quan đang khá chặt chẽ. Nhưng cũng chính vì thế, ở nhiều đơn vị hải quan việc áp dụng các quy định, chế tài lại trở nên cứng nhắc và máy móc.
Chúng tôi là một doanh nghiệp dệt máy, và vừa rồi nhân viên xuất nhập khẩu của công ty có đi nộp thuế mấy lô hàng nhỏ, do lý do khách quan mà bị chậm mất mấy ngày với số tiền nhỏ là vài triệu đồng.
Vậy mà hải quan đã lấy sự việc này để xếp các lô hàng sau đó (trị giá hàng tỷ đồng) của chúng tôi vào luồng đỏ - tức kiểm tra toàn bộ. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi vì có những loại hình kinh doanh mà hoạt động xuất - nhập rất “lắt nhắt”, và sai sót là hoàn toàn dễ xảy ra, hải quan cần xác định rõ nguyên nhân của vi phạm thuế, nếu doanh nghiệp cố ý chây ỳ, hoặc trốn thuế thì mới nên thực hiện “đánh tụt hạng” hoặc cưỡng chế.
Cũng qua quá trình kinh doanh, tôi nhận thấy chủ trương phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu để kiểm tra của hải quan hiện nay rất dễ bị doanh nghiệp lợi dụng.
Doanh nghiệp có thể phấn đấu thực hiện tốt pháp luật trong vài năm để có thẻ được ưu tiên miễn kiểm tra, sau đó chỉ cần gian lận một vài lần là đã gỡ gạc, trốn thuế được nhiều. Điều sai lầm ở đây là hải quan lại công khai tiêu chí và kết quả đánh giá.
Thay vào đó, nên chăng cơ quan hải quan chỉ nên đánh giá phân luồng trong nội bộ, đồng thời phải làm cho doanh nghiệp hiểu và xác định phải luôn chấp hành tốt pháp luật về hải quan, cơ quan hải quan có thể kiểm tra bất kỳ đối với bất cứ doanh nghiệp hoặc lô hàng nào.
Về chủ trương và phương thức thông quan điện tử đang rất được doanh nghiệp trông chờ thì vẫn đang có những tồn tại trong hệ thống xử lý thông tin hiện nay. Việc hiện đại hóa mô hình hoạt động hải quan hiện đại, thực hiện thí điểm thông quan điện tử, hệ thống tiếp nhận hải quan từ xa, hệ thống quản lý thông tin giá tính thuế cũng mới chỉ trong giai đoạn đầu nên chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và phục vụ doanh nghiệp.”
Các vấn đề chính được doanh nghiệp phản ánh tập trung ở các khâu thủ tục, áp mã hàng hóa và ân hạn thuế, trong đó không ít trường hợp bộc lộ những “kẽ hở” và bất cập từ cơ chế, khung pháp lý của Nhà nước.
Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến tiêu biểu của cả hai phía hải quan và doanh nghiệp với mục tiêu phản ánh cả những thuận lợi và khó khăn của công tác quản lý, hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế hiện nay.
“Luật mới sẽ tháo gỡ vướng mắc”
(Bà Đặng Thị Bình An, Phó tổng cục trưởng Hải quan)
“Tới đây, trong quá trình triển khai Luật Quản lý thuế, rất nhiều vướng mắc, bất cập đang tồn tại trong quản lý hải quan sẽ được tháo gỡ.
Có hiệu lực từ 1/7/2007, Luật Quản lý thuế được xây dựng theo hướng minh bạch hóa các thủ tục quản lý thuế, đề cao quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế, định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, công chức quản lý thuế, đồng thời quy định chặt chẽ các trường hợp vi phạm và chế tài xử phạt nghiêm minh. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế sẽ luôn được ưu tiên tạo điều kiện tốt nhất khi thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục thuế.
Có thể lấy một ví dụ về sự vướng mắc phổ biến hiện nay về nộp thuế của doanh nghiệp. Nếu như trước đây, doanh nghiệp thường không tận dụng được tối đa thời gian ân hạn thuế (ví dụ là 30 ngày) do việc liên lạc giữa hải quan với kho bạc (là nơi doanh nghiệp nộp tiền thuế thường chậm và không đầy đủ, doanh nghiệp nhiều khi phải nộp trước khi hết hạn nợ 1 tuần, nếu Kho bạc không kịp báo sang cho hải quan thì sẽ bị coi là chậm nộp và bị phạt, thậm chí là bị cưỡng chế xuất nhập khẩu.
Nay Luật Quản lý thuế quy định rõ: Khi doanh nghiệp nộp thuế, chậm nhất trong thời gian 8 giờ, Kho bạc phải thông báo sang cho hải quan để hoàn tất thủ tục thuế, xem xét thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.
Công tác kiểm soát hải quan về thuế cũng được tạo điều kiện dễ dàng hơn. Bên cạnh quyền hạn ấn định thuế, kiểm tra, thanh tra thuế đối với doanh nghiệp, hải quan còn có trách nhiệm xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị, gia hạn nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp gặp hoàn cảnh khó khăn với thời hạn 1, 2 năm tùy theo số tiền và nguyên nhân.
Đặc biệt, cơ quan hải quan, công chức hải quan có thể phải bồi thường cho người nộp thuế khi gây thiệt hại theo quy định.”
“Không chung chi không được!”
(Ông Đỗ Quang Đoán, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Tân Quang Minh)
“Tôi cho rằng ngành hải quan có cố gắng thay đổi trong thời gian qua, hải quan điện tử đang thí điểm là một trong những nỗ lực của ngành với mong muốn làm thay đổi hình ảnh hải quan và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Một vấn đề nữa là thái độ của nhân viên hải quan có vui vẻ hơn với doanh nghiệp làm hàng xuất nhập khẩu.
Công ty chúng tôi xuất khẩu cao su và hàng hóa thủ tục phải làm trong ngày không thể kéo dài nhưng để giải phóng nhanh hàng hóa thì phải chung chi cho hải quan. Chúng tôi không muốn điều đó nhưng không làm không được.
Giống như chuyện có nên cho con đi học thêm không. Chẳng cha mẹ nào muốn cho con đi học thêm nhưng không cho thì không an tâm. Chung chi ngoài luồng là điều bức xức của doanh nghiệp lâu nay. Hải quan cố gắng thay đổi hình ảnh đó. ở các quầy làm thủ tục hải quan mọi người dễ nhận thấy những dòng chữ không đưa tiền cho nhân viên hải quan. Tuy nhiên, điều đó giống như một sự lừa dối, bởi không chung chi không được.
Nhiều lúc tôi suy nghĩ, hay là chúng tôi thay đổi hình thức giao hàng theo phương thức FOB để tránh phải nhìn thấy chuyện chung chi. Mọi thủ tục hải quan giao cho bên mua làm thì như thế tránh được sự bức xúc này.
Nói một cách nào đó cho rõ chi phí ngoài luồng cho nhân viên hải quan so với giá hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp không nhiều nhưng nó cứ liên tục và thường xuyên, trở thành phí hải quan nhưng thu ngoài luồng.
Bên cạnh việc cải tiến thủ tục, hải quan vẫn còn tồn tại những cách làm việc rườm rà đối với doanh nghiệp như chúng tôi. Ví dụ như xuất một lô hàng chúng tôi đã hoàn tất thủ tục hải quan nhưng không được lấy bill. Chúng tôi phải đợi tàu chạy, lúc đó hải quan mới giải quyết, và thường chúng tôi phải mất thêm một ngày nữa để đến hải quan và một lần nữa chúng tôi phải chi tiền.”
“Bất cập trong phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu”
(Ông Nguyễn Hữu Xuân, Giám đốc Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa miền Bắc)
Qua 4 năm hoạt động phân tích, phân loại với hơn 20.000 mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu được yêu cầu, thì có đến 60% thay đổi mã số, trong đó một nửa phải thay đổi tăng thuế suất, và 1/3 lại được giảm thuế suất.
Điều đó cho thấy, ngay doanh nghiệp là người hiểu nhất về hàng hóa cũng còn mơ hồ về điều này, và hải quan cũng cần nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là khâu kiểm hoá.
Hiện nay, số lượng mẫu hàng hoá yêu cầu phân tích, phân loại gửi về đang tăng nhanh, tập trung chủ yếu vào các nhóm hàng hoá: hoá chất và sản phẩm hoá chất, thiết bị, máy móc, sắt thép,... Nhìn chung, sau nhiều tranh luận, khiếu nại thì các kết quả phân tích phân loại cuối cùng đều được người khai hải quan chấp nhận.
Quá trình phân tích, phân loại, có thể thấy một số bất cập trong phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu về tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, tiêu chuẩn kỹ thuật nhà sản xuất với hệ số và với biểu thuế nhập khẩu..., kết quả giám định của một số cơ quan giám định bên ngoài.
Hầu hết các mẫu yêu cầu phân tích đều là mẫu có nghi ngờ, khó xác định mã số hàng hoá nhưng hồ sơ tài liệu kỹ thuật không đầy đủ, nên việc định hướng phân tích bản chất mặt hàng rất mất thời gian, hồ sơ yêu cầu phân tích phân loại chưa thực hiện đúng quy định.
Có một số mặt hàng không có cơ sở để phân loại do tiêu chuẩn kỹ thuật không có hoặc không đầy đủ hoặc liên quan đến các tiêu chí để xác định giá tối thiểu. Một số mẫu đã qua giám định tại các cơ quan giám định bên ngoài nhưng vẫn chưa đầy đủ điều kiện, tiêu chí kỹ thuật để phân loại áp mã, một số mẫu yêu cầu đóng gói chưa đảm bảo nên còn bị đổ vỡ.”
“Hải quan chưa tích cực giúp doanh nghiệp”
(Ông Lại Quang Trung, Trưởng phòng Vật tư xuất nhập khẩu - Tổng công ty Thép Việt Nam)
“Tôi rất đồng tình với nhận định của lãnh đạo ngành hải quan rằng, hải quan đã có những thay đổi quan trọng trong thời gian qua.
Có thể nêu ví dụ như công tác thông quan hiện nay đã tốt hơn. Trước đây mở tờ khai hải quan không phải do doanh nghiệp mà chính là nhân viên hải quan nhưng chủ trương đã thay đổi doanh nghiệp tự kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu của mình. Trước đây kiểm hóa thường xảy ra trước khi thông quan bây giờ điều đó hoàn toàn ngược lại, chủ kiểm hóa sau khi đã hoàn thành thủ tục thông quan.
Đây là thay đổi lớn nhất của ngành hải quan, nhà nước đã chuyển giao trách nhiệm về cho doanh nghiệp. Những công việc gì của doanh nghiệp trước đây do hải quan làm đều được chuyển cho doanh nghiệp. Để làm được điều này Nhà nước phải thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp. Đó là niềm tin có được khi dựa trên cơ sở pháp lý và sự kiểm soát của Nhà nước, nhờ đó nó tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp và ngành hải quan.
Tuy nhiên theo nhận định của tôi thì còn một số vấn đề chưa thể giải quyết được. Đó là vấn đề ăn tiền của nhân viên hải quan. Trong thời gian qua, việc ăn tiền đã có giảm nhưng chưa chấm dứt. Đây là cuộc chiến để làm sao ngành hải quan có hình ảnh tốt hơn trong doanh nghiệp và để làm được điều này cần có thời gian và nỗ lực.
Một vấn đề nữa chúng tôi muốn đề cập đó là hải quan chưa thực sự tích cực hỗ trợ doanh nghiệp. Ví dụ như trường hợp thép nhập khẩu từ Philippines có hành vi gian lận thuế. Trường hợp lợi dụng này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất trong nước mà còn gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Tuy nhiên, phát hiện ra những trường hợp này không phải từ phía hải quan mà là tư phía doanh nghiệp. Và khi chúng tôi phản ánh vấn đề này thì sự việc chưa thấy kết quả gì cả từ phía hải quan, mặc dù vụ việc xảy ra khá lâu.
Chúng tôi nghĩ hải quan không chủ động và tích cực giải quyết vấn đề này. Trong thời kỳ hội nhập vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp rất cần thiết. Vì vậy hải quan cần phải tích cực hơn trong việc này để bảo vệ quyền lợi đó của doanh nghiệp.
Ngoài ra việc tổ chức cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và Tổng cục Hải quan chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn của cơ quan tổ chức và doanh nghiệp bởi nó đã được tổ chức sai mục tiêu. Thay vì đó là nơi đối thoại, trao đổi những vấn đề chung, những chính sách nó giống như một cuộc giải thích thắc mắc cho doanh nghiệp.
Nhiều câu hỏi liên quan đến từng doanh nghiệp cụ thể được đặt ra trong đối thoại không phù hợp với cuộc đối thoại, cuộc gặp mà lẽ ra chỉ nên nói những đề chung, vấn đề có thể ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp chứ không phải chỉ riêng một doanh nghiệp cụ thể nào.”
“Vẫn máy móc trong quản lý”
(Ông Phạm Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty XOTO, Thanh Hóa)
“Với cơ chế hiện nay, có thể nói các quá trình kiểm tra, kiểm soát của hải quan đang khá chặt chẽ. Nhưng cũng chính vì thế, ở nhiều đơn vị hải quan việc áp dụng các quy định, chế tài lại trở nên cứng nhắc và máy móc.
Chúng tôi là một doanh nghiệp dệt máy, và vừa rồi nhân viên xuất nhập khẩu của công ty có đi nộp thuế mấy lô hàng nhỏ, do lý do khách quan mà bị chậm mất mấy ngày với số tiền nhỏ là vài triệu đồng.
Vậy mà hải quan đã lấy sự việc này để xếp các lô hàng sau đó (trị giá hàng tỷ đồng) của chúng tôi vào luồng đỏ - tức kiểm tra toàn bộ. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi vì có những loại hình kinh doanh mà hoạt động xuất - nhập rất “lắt nhắt”, và sai sót là hoàn toàn dễ xảy ra, hải quan cần xác định rõ nguyên nhân của vi phạm thuế, nếu doanh nghiệp cố ý chây ỳ, hoặc trốn thuế thì mới nên thực hiện “đánh tụt hạng” hoặc cưỡng chế.
Cũng qua quá trình kinh doanh, tôi nhận thấy chủ trương phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu để kiểm tra của hải quan hiện nay rất dễ bị doanh nghiệp lợi dụng.
Doanh nghiệp có thể phấn đấu thực hiện tốt pháp luật trong vài năm để có thẻ được ưu tiên miễn kiểm tra, sau đó chỉ cần gian lận một vài lần là đã gỡ gạc, trốn thuế được nhiều. Điều sai lầm ở đây là hải quan lại công khai tiêu chí và kết quả đánh giá.
Thay vào đó, nên chăng cơ quan hải quan chỉ nên đánh giá phân luồng trong nội bộ, đồng thời phải làm cho doanh nghiệp hiểu và xác định phải luôn chấp hành tốt pháp luật về hải quan, cơ quan hải quan có thể kiểm tra bất kỳ đối với bất cứ doanh nghiệp hoặc lô hàng nào.
Về chủ trương và phương thức thông quan điện tử đang rất được doanh nghiệp trông chờ thì vẫn đang có những tồn tại trong hệ thống xử lý thông tin hiện nay. Việc hiện đại hóa mô hình hoạt động hải quan hiện đại, thực hiện thí điểm thông quan điện tử, hệ thống tiếp nhận hải quan từ xa, hệ thống quản lý thông tin giá tính thuế cũng mới chỉ trong giai đoạn đầu nên chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và phục vụ doanh nghiệp.”