Hai sàn chứng khoán dọn đường cho sản phẩm phái sinh
Chỉ số HNX30 cũng như VN30 vượt ra khỏi ý nghĩa của một chỉ số, đây là bước đi đầu tiên cho việc đa dạng hóa sản phẩm đầu tư
Ngày 22/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức hội nghị giới thiệu chỉ số HNX 30. Như vậy bên cạnh VN30 của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX), hai sàn đã có bộ chỉ số phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo tiền đề cho sự ra đời các sản phẩm phái sinh liên quan.
HNX 30, giống và khác
Cũng giống như VN30, HNX 30 được kỳ vọng sẽ làm bớt tình trạng “méo mó” trong chỉ số HNX-Index. Lâu nay thị trường thường kêu ca việc VN-Index méo quá, mà bỏ qua HNX-Index. Thực ra xét về tỉ trọng vốn hóa của một số mã lớn trong HNX-Index, chỉ số của HNX thậm chí còn có thể “méo” nặng hơn VN-Index. VN-Index còn có sự chi phối lẫn nhau của nhiều mã vốn hóa lớn như VCB, BVH, MSN, VIC, VNM và giờ có thêm GAS.
Còn HNX, tỉ trọng vốn hóa thiên lệch rất mạnh do quy mô vốn của các doanh nghiệp chênh nhau quá xa. Chẳng hạn, theo kết quả giao dịch hôm qua, ACB chiếm tới 21,37% tổng vốn hóa của HNX, trong khi cổ phiếu xếp thứ 2 là SQC chỉ chiếm xấp xỉ 8,23%. Cổ phiếu thứ ba là PVS, chiếm 4,98%. Cổ phiếu xếp thứ 4, VCG chỉ chiếm 4,56%. Các mã thấp hơn còn chênh lệch nhiều hơn nữa.
Về cơ bản, phương pháp tính chỉ số HNX30 cũng không khác biệt VN30 là mấy, đều dựa trên cơ sở vốn hóa và tỉ lệ lưu hành tự do. Các cổ phiếu không được tính vào khối lượng lưu hành tự do bao gồm phần hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật; phần nắm giữ của cổ đông nội bộ và người có liên quan; phần hạn chế chuyển nhượng tự nguyện; sở hữu nhà nước, các phần hạn chế chuyển nhượng khác theo thống kê của Trung tâm lưu ký.
Điểm khác biệt so với VN30 là HNX 30 được giới hạn tỉ trọng vốn hóa ở mức 15%, thay vì chỉ 10% như của HSX. Điều này có nghĩa là bất kỳ cổ phiếu nào có tỉ trọng lớn hơn 15% sẽ được đặt ngưỡng bằng 15%. Tỉ trọng của các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng tương ứng. Kỹ thuật này sẽ được lặp lại cho đến khi không còn cổ phiếu nào vượt ngưỡng 15% so với toàn bộ giá trị thị trường của rổ chỉ số.
HNX cũng tỏ ra linh hoạt hơn với các trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn tiêu chí lựa chọn và duy trì cổ phiếu trong rổ tính yêu cầu thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX không dưới 6 tháng. Tuy nhiên có loại trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua. Cổ phiếu lớn nhất sàn HSX là GAS vừa niêm yết không được tính vào VN30 do chưa thỏa mãn điều kiện thời gian.
Ngoài ra, HNX30 cũng chấp nhận những điều chỉnh đặc biệt mà có thể mang đặc thù của sàn này. Đó là tỉ trọng vốn hóa của các cổ phiếu vượt quá 20% sẽ được điều chỉnh về 15% khi xảy ra một trong hai trường hợp: Hoặc do giá cổ phiếu đó tăng liên tiếp 10 phiên hoặc do cổ phiếu có sự thay đổi lớn. Ngày điều chỉnh sẽ là ngày tiếp sau ngày xảy ra sự kiện nói trên. Như vậy HNX30 có thể sẽ thay đổi rất linh hoạt vì sàn này từng chứng kiến những sóng tăng rất mạnh của nhiều cổ phiếu đầu cơ lớn.
Bước đi đầu tiên
Trước khi HNX 30 ra đời, thị trường đã có thời gian “làm quen” với VN30 của HSX. Thực tế mà nói, trào lưu “đánh” theo VN30 đã lãnh đủ vì không phải nhà đầu tư tổ chức nào cũng sẵn sàng đổ tiền vào danh mục VN30. Có quá nhiều tiêu chí khác nữa để lựa chọn cổ phiếu cho danh mục của mình. Các quỹ nước ngoài đầu tư theo chỉ số cũng phải cân nhắc về mức độ thanh khoản hay tỉ lệ sở hữu được phép, chưa kể đến chất lượng cổ phiếu.
HNX30 ra đời có giúp các cổ phiếu trong nhóm này nổi sóng hay không là khó nói, mặc dù theo suy luận đơn giản thì đã vào được danh mục chọn lọc là cổ phiếu “xịn”, bị “đá” ra khỏi danh mục là có vấn đề. Ngay cả các cổ phiếu có tiềm năng “được” vào HNX30 cũng có thể được cộng thêm điểm. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để ưu tiên cổ phiếu nào hơn. Tuy nhiên tính chất đầu cơ của rất mạnh của HNX đi kèm với biên độ dao động lớn luôn được nhà đầu cơ ưa thích thì dù những mã quen thuộc như VND, PVX, VCG… có vào nhóm HNX30 hay không cũng không quan trọng.
Việc thu gọn hàng trăm cổ phiếu niêm yết thành một nhóm 30 mã nhằm giúp thị trường lọc nhiễu cho chỉ số tổng hợp đến nay cũng chưa rõ ràng. Nhà đầu tư vẫn quen nhìn VN-Index hay HNX-Index hơn, chỉ khi nào biến động quá lố (so với số lượng cổ phiếu tăng/giảm giá) họ mới “ngó” đến VN30 hay HNX30.
Mục đích quan trọng hơn của VN30 hay HNX30 là ở chỗ cung cấp một nguồn dữ liệu chuẩn cho các thành viên thị trường và nhà đầu tư. Theo ông Vương Quân Hoàng, một thành viên của Hội đồng Chỉ số HNX30, việc ra đời chỉ số này là thêm thông tin có chất lượng và độ tin cậy cao cho thị trường, cải thiện bất đối xứng thông tin, tăng tính hiệu quả cho thị trường và nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn khi ra quyết định.
Việc ra đời HNX30, VN30 mới chỉ là bước đi đầu tiên, khởi đầu cho con đường đi theo thông lệ quốc tế mà thôi. Trước mắt những chỉ số như vậy chưa tạo được khác biệt nào, nhưng sẽ là nền tảng cho các bước phát triển mới. Chẳng hạn việc tạo ra các sản phẩm phái sinh giao dịch chỉ số, hình thành các nhóm chỉ số mới theo các tiêu chí khác nhau. Việc xây dựng HNX30 chắc chắn phải hướng tới mục tiêu cao hơn như đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư.
Cũng giống như một cái chợ, hạ tầng phải tốt, hàng hóa phải đa dạng và chất lượng mới có thể thu hút được nhiều khách.
HNX 30, giống và khác
Cũng giống như VN30, HNX 30 được kỳ vọng sẽ làm bớt tình trạng “méo mó” trong chỉ số HNX-Index. Lâu nay thị trường thường kêu ca việc VN-Index méo quá, mà bỏ qua HNX-Index. Thực ra xét về tỉ trọng vốn hóa của một số mã lớn trong HNX-Index, chỉ số của HNX thậm chí còn có thể “méo” nặng hơn VN-Index. VN-Index còn có sự chi phối lẫn nhau của nhiều mã vốn hóa lớn như VCB, BVH, MSN, VIC, VNM và giờ có thêm GAS.
Còn HNX, tỉ trọng vốn hóa thiên lệch rất mạnh do quy mô vốn của các doanh nghiệp chênh nhau quá xa. Chẳng hạn, theo kết quả giao dịch hôm qua, ACB chiếm tới 21,37% tổng vốn hóa của HNX, trong khi cổ phiếu xếp thứ 2 là SQC chỉ chiếm xấp xỉ 8,23%. Cổ phiếu thứ ba là PVS, chiếm 4,98%. Cổ phiếu xếp thứ 4, VCG chỉ chiếm 4,56%. Các mã thấp hơn còn chênh lệch nhiều hơn nữa.
Về cơ bản, phương pháp tính chỉ số HNX30 cũng không khác biệt VN30 là mấy, đều dựa trên cơ sở vốn hóa và tỉ lệ lưu hành tự do. Các cổ phiếu không được tính vào khối lượng lưu hành tự do bao gồm phần hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật; phần nắm giữ của cổ đông nội bộ và người có liên quan; phần hạn chế chuyển nhượng tự nguyện; sở hữu nhà nước, các phần hạn chế chuyển nhượng khác theo thống kê của Trung tâm lưu ký.
Điểm khác biệt so với VN30 là HNX 30 được giới hạn tỉ trọng vốn hóa ở mức 15%, thay vì chỉ 10% như của HSX. Điều này có nghĩa là bất kỳ cổ phiếu nào có tỉ trọng lớn hơn 15% sẽ được đặt ngưỡng bằng 15%. Tỉ trọng của các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng tương ứng. Kỹ thuật này sẽ được lặp lại cho đến khi không còn cổ phiếu nào vượt ngưỡng 15% so với toàn bộ giá trị thị trường của rổ chỉ số.
HNX cũng tỏ ra linh hoạt hơn với các trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn tiêu chí lựa chọn và duy trì cổ phiếu trong rổ tính yêu cầu thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX không dưới 6 tháng. Tuy nhiên có loại trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua. Cổ phiếu lớn nhất sàn HSX là GAS vừa niêm yết không được tính vào VN30 do chưa thỏa mãn điều kiện thời gian.
Ngoài ra, HNX30 cũng chấp nhận những điều chỉnh đặc biệt mà có thể mang đặc thù của sàn này. Đó là tỉ trọng vốn hóa của các cổ phiếu vượt quá 20% sẽ được điều chỉnh về 15% khi xảy ra một trong hai trường hợp: Hoặc do giá cổ phiếu đó tăng liên tiếp 10 phiên hoặc do cổ phiếu có sự thay đổi lớn. Ngày điều chỉnh sẽ là ngày tiếp sau ngày xảy ra sự kiện nói trên. Như vậy HNX30 có thể sẽ thay đổi rất linh hoạt vì sàn này từng chứng kiến những sóng tăng rất mạnh của nhiều cổ phiếu đầu cơ lớn.
Bước đi đầu tiên
Trước khi HNX 30 ra đời, thị trường đã có thời gian “làm quen” với VN30 của HSX. Thực tế mà nói, trào lưu “đánh” theo VN30 đã lãnh đủ vì không phải nhà đầu tư tổ chức nào cũng sẵn sàng đổ tiền vào danh mục VN30. Có quá nhiều tiêu chí khác nữa để lựa chọn cổ phiếu cho danh mục của mình. Các quỹ nước ngoài đầu tư theo chỉ số cũng phải cân nhắc về mức độ thanh khoản hay tỉ lệ sở hữu được phép, chưa kể đến chất lượng cổ phiếu.
HNX30 ra đời có giúp các cổ phiếu trong nhóm này nổi sóng hay không là khó nói, mặc dù theo suy luận đơn giản thì đã vào được danh mục chọn lọc là cổ phiếu “xịn”, bị “đá” ra khỏi danh mục là có vấn đề. Ngay cả các cổ phiếu có tiềm năng “được” vào HNX30 cũng có thể được cộng thêm điểm. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để ưu tiên cổ phiếu nào hơn. Tuy nhiên tính chất đầu cơ của rất mạnh của HNX đi kèm với biên độ dao động lớn luôn được nhà đầu cơ ưa thích thì dù những mã quen thuộc như VND, PVX, VCG… có vào nhóm HNX30 hay không cũng không quan trọng.
Việc thu gọn hàng trăm cổ phiếu niêm yết thành một nhóm 30 mã nhằm giúp thị trường lọc nhiễu cho chỉ số tổng hợp đến nay cũng chưa rõ ràng. Nhà đầu tư vẫn quen nhìn VN-Index hay HNX-Index hơn, chỉ khi nào biến động quá lố (so với số lượng cổ phiếu tăng/giảm giá) họ mới “ngó” đến VN30 hay HNX30.
Mục đích quan trọng hơn của VN30 hay HNX30 là ở chỗ cung cấp một nguồn dữ liệu chuẩn cho các thành viên thị trường và nhà đầu tư. Theo ông Vương Quân Hoàng, một thành viên của Hội đồng Chỉ số HNX30, việc ra đời chỉ số này là thêm thông tin có chất lượng và độ tin cậy cao cho thị trường, cải thiện bất đối xứng thông tin, tăng tính hiệu quả cho thị trường và nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn khi ra quyết định.
Việc ra đời HNX30, VN30 mới chỉ là bước đi đầu tiên, khởi đầu cho con đường đi theo thông lệ quốc tế mà thôi. Trước mắt những chỉ số như vậy chưa tạo được khác biệt nào, nhưng sẽ là nền tảng cho các bước phát triển mới. Chẳng hạn việc tạo ra các sản phẩm phái sinh giao dịch chỉ số, hình thành các nhóm chỉ số mới theo các tiêu chí khác nhau. Việc xây dựng HNX30 chắc chắn phải hướng tới mục tiêu cao hơn như đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư.
Cũng giống như một cái chợ, hạ tầng phải tốt, hàng hóa phải đa dạng và chất lượng mới có thể thu hút được nhiều khách.